Saturday, January 11, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnYếu tố Nga giúp TQ thành công 'Đại Trung Đông'

Yếu tố Nga giúp TQ thành công ‘Đại Trung Đông’

Trung Quốc xuất hiện âm thầm nhưng mạnh mẽ ở Trung Đông với chiến lược Một vành đai – Một con đường.

Đại Trung Đông, khu vực địa chính trị quan trọng nhất thế giới

Trước khi nói về sức ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này, cần hiểu về Đại Trung Đông. Đây là một thuật ngữ ám chỉ 27 quốc gia có diện tích lớn hơn Trung Quốc, dân số gần 900 triệu người (năm 2017) và chiếm 46% dân số Hồi giáo trên thế giới.

Khu vực này dễ bị tổn thương với những mâu thuẫn sắc tộc, chính sách tác động địa chính trị ở các cường quốc,… Sự tổn thương này làm Đại Trung Đông dù giàu có về điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế nhưng GDP thường xuyên sụt giảm, nhiều chính phủ nợ trầm trọng, nhiều quốc gia sống trong cảnh nội chiến hoặc chiến tranh kéo dài cả thập kỷ…

Tuy nhiên, giá trị của khu vực này là vô cùng to lớn. Đây được ví như ngã tư của thế giới, là nơi giao thoa hàng hóa, thương mại, văn hóa, kinh tế và công nghệ toàn cầu. Chính vì giá trị này mà Đại Trung Đông luôn bất ổn. Và thậm chí, giới phân tích luôn đánh giá, kiểm soát được phần lớn Đại Trung Đông là kiểm soát toàn thế giới.

Đó là lý do vì sao Mỹ luôn theo đuổi các chính sách gây mâu thuẫn và xung đột ở khu vực này.

Có những cuộc chiến do đích thân người Mỹ phát động, có những cuộc chiến do bàn tay nhào nặn của Mỹ, thậm chí, chủ nghĩa khủng bố cực đoan đã có những học thuyết cáo buộc bàn tay của Mỹ hoàn toàn dàn dựng.

Trung Quốc với tham vọng vươn lên thành cường quốc số một thế giới, cũng không vì thế mà bỏ qua cuộc cạnh tranh địa chính trị tại khu vực này. Tuy nhiên, cách tiếp cận của Bắc Kinh và Washington là hoàn toàn khác nhau.

 Chiến lược Đại Trung Đông của Trung Quốc đang thành công như thế nào?

Mỹ tiếp cận với Trung Đông thông qua các hoạt động quân sự. Mũi nhọn của học thuyết Trung Đông của Nhà Trắng được châm ngòi từ cuộc chiến chống khủng bố được phát động từ thời Tổng thống G.W.Bush năm 2001.

Từ đó đến nay, nhiều cuộc chiến đã được phát động trên khắp Trung Đông. Chiến tranh, lũng đoạn, đảo chính… là những vũ khí Mỹ sử dụng phổ biến nhất cho mục tiêu Đại Trung Đông của mình.

Cách tiếp cận thô bạo và hiếu chiến này được tiếp diễn đến thời điểm hiện tại, gây ra sự chán ngán và căm thù cho phần lớn các quốc gia của Trung Đông.

Ngược lại, Trung Quốc có cách tiếp cận mềm mại hơn và thực dụng hơn. Sau quãng thời gian dài “náu mình chờ thời”, con rồng Trung Hoa chuyển mình và vươn tới Trung Đông với học thuyết “Con đường tơ lụa mới” của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Nếu Mỹ tạo ra một đống đổ nát và như lời Tổng thống Donald Trump nói “chỉ còn cát và thần chết” thì Trung Quốc làm ngược lại với Mỹ, họ bơm tiền vào các dự án cơ sở hạ tầng, hợp tác kinh tế, xây dựng giao thông…

Hàng loạt con đường ngang dọc theo lục địa Á-Âu, xuyên qua Trung Đông đã được hình thành dưới bàn tay của nhà đầu tư Bắc Kinh.

Cần chú ý, Trung Quốc không đi làm từ thiện. Họ cung cấp các khoản tín dụng khổng lồ với mức lãi suất không cố định, quàng nợ lớn nhỏ cho tùy từng quốc gia. Tuy nhiên, Trung Đông ở vào thế khó khi Bắc Kinh là lựa chọn duy nhất của họ.

Không một nguồn tài chính nào tiếp cận với các nhóm nước này, phương Tây luôn cẩn trọng trong các khoản đầu tư, Mỹ luôn đi kèm các toan tính chính trị, còn Nga thì không đủ khả năng tài chính.

Yeu to Nga giup Trung Quoc thanh cong 'Dai Trung Dong'

Dự án BĐS Trung Quốc đầu tư ở Pakistan

Trung Quốc phóng khoáng trong khoản đầu tư của họ, cứu cánh cho những chính phủ đổ nát, khát tiền. Các chính phủ này hiểu nguy cơ về bẫy nợ, nhưng họ vẫn chấp nhận những thỏa thuận với Trung Quốc.

Bẫy nợ, sức mạnh của đồng tiền Trung Quốc, đang là vũ khí mạnh nhất giúp Bắc Kinh kiểm soát tốt vị trí của họ với Đại Trung Đông. Ngoài ra, còn một yếu tố khác, dù gián tiếp nhưng lại là đòn bẩy cho uy tín của Trung Quốc trong khu vực này, chính là yếu tố Nga.

Nước Nga đang đối đầu với Mỹ ở nhiều điểm nóng địa chính trị ở Trung Đông, như Syria, Iraq, Afghanistan, Iran… Tuy nhiên, dù Moscow sở hữu sức mạnh quân sự đáng gờm thì sức mạnh kinh tế của họ không đủ để làm điểm tựa cho các đồng minh. Trong khi đó, Trung Quốc luôn được nhắc đến như người ủng hộ Nga.

Nếu Moscow đảm nhận vai trò ở tiền tuyến đối đầu với sách lược quân sự của Mỹ thì Trung Quốc là nước hậu thuẫn cho chính những quốc gia Trung Đông này về tài chính. Câu chuyện tái thiết Syria là một ví dụ rất rõ ràng.

Bản thân Mỹ đã phải nhận sai ở chiến lược của họ, và Tổng thống Donald Trump đã đề cập đến một “chiến lược Trung Đông mới”, đề cao tính hợp tác, tin tưởng và rút dần lực lượng quân sự của họ khỏi những bãi lầy.

Washington đã nhận ra sự thật phũ phàng rằng họ đã thất bại sau 2 thập kỷ qua, và buộc phải thay đổi phương án tiếp cận. Trong khi đó, Trung Quốc đã tận dụng thực sự tốt quãng thời gian mà Mỹ sai lầm.

RELATED ARTICLES

Tin mới