Wednesday, January 8, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaTên lửa đạn đạo Đông Phong 21 của TQ sẽ bị Mỹ...

Tên lửa đạn đạo Đông Phong 21 của TQ sẽ bị Mỹ tiêu diệt nhanh chóng

Thời gian gần đây, truyền thông Trung Quốc liên tục ca ngợi tên lửa đạn đạo Đông Phong 21 (DF-21) – với biệt danh “sát thủ tàu sân bay”, dễ dang tiêu diệt tàu sân bay của Mỹ nếu “xâm phạm vùng biển của Trung Quốc”.

Tên lửa đạn đạo Đông Phong 21

DF-21 có nguy hiểm như những gì Trung Quốc tuyên truyền

DF-21 là một trong những loại tên lửa đạn đạo chống hạm của quân đội TQ được cho là có khả năng tấn công các hạm đội tàu sân bay, căn cứ quân sự lớn của quân đội đội phương trên biển. Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D có vận tốc lên tới Mach 10, mang đầu đạn hạt nhân 300 Kiloton hoặc mang theo 900 kg đầu đạn, tầm bắn 2.000 km, có thể lắp nhiều đầu đạn, bán kính sát thương của nó có thể đạt 300-500 m.

Năm 2013, Trung Quốc đã phóng tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D dưới sự hỗ trợ theo dõi của radar vượt tầm nhìn, vệ tinh, thậm chí máy bay không người lái, tiến hành tấn công đối với mục tiêu bằng tốc độ siêu âm vào một mục tiêu mô phỏng tàu sân bay Mỹ. Được biết, DF-21D có nguồn gốc từ công nghệ tên lửa do Liên Xô chuyển nhượng cho Trung Quốc vào thập niên 1950.

Hải quân Mỹ cũng đã nhận thức được mối nguy hiểm tiềm tàng này. Do tên lửa DF-21D được tuyên truyền là có độ chính xác cao, cho nên Hải quân Mỹ buộc phải áp dụng một loạt biện pháp đáp trả bí mật. Theo chuyên gia nghiên cứu Peter Mattis của Qũy Jamestown, để phô diễn và chuẩn bị cho khả năng xung đột quân sự với các địch thủ của mình trên khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông, Trung Quốc dường như đã triển khai các tên lửa chống hạm DF-21 tới các căn cứ bí mật ở tỉnh Quảng Châu. Hiện DF-21D được Trung Quốc triển khai dọc bờ biển ở các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang, Quảng Đông, Giang Tô, Sơn Đông và Liêu Ninh để răn đe các tàu chiến của Hải quân Đài Loan, Nhật Bản, thậm chí là của Hạm đội 7 Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột ở Eo biển Đài Loan.

Các chuyên gia phân tích kỹ thuật quân sự thuộc DAPRA/Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá, “sát thủ tàu sân bay” DF-21D là tên lửa đạn đạo chống hạm được nghiên cứu phát triển trên nền tảng tên lửa đạn đạo chiến thuật thế hệ thứ hai của Trung Quốc. Sự ra đời của DF-21D không những là sự thay đổi chiến thuật lớn đối với Quân đội Trung Quốc mà còn khiến cán cân sức mạnh quân sự trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương có sự thay đổi.

Thậm chí, chuyên gia nghiên cứu chính sách Đông Á của Bộ Quốc phòng Mỹ – Michael McDevitt còn cho rằng, DF-21D còn phá hoại bố cục chiến lược của Mỹ ở châu Á, nó sẽ làm cho Trung Quốc có sẵn năng lực ngăn cản Quân đội Mỹ “hỗ trợ cho Đài Loan”, đồng thời có năng lực ngăn chặn quân Mỹ bảo vệ các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc nếu như có một cuộc chiến xảy ra với Trung Quốc trong tương lai. Trong khi đó, các chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Hải quân Mỹ cho rằng, với phạm vi hoạt động lên tới 2.000km, tên lửa DF-21D đủ sức làm cho các tàu sân bay Mỹ bị cản lại ở ngoài khu vực tác chiến, qua đó giúp Trung Quốc hoàn toàn chủ động là chủ cuộc chiến trong tương lai.

Chuyên gia Oleg Kaptsov của Nga cho rằng, sự phát triển của DF-21D rất giống với chương trình phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung chiến lược MGM-31C Pershing II của Mỹ, được triển khai để đối phó với Liên Xô vào năm 1983. Đây là một tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn hai giai đoạn được chế tạo với công nghệ hàng đầu thế giới vào thời điểm đó.

Tên lửa Pershing II có tầm bắn 1.770km, điểm tạo nên sự đáng sợ của loại tên lửa này là tốc độ rất nhanh và độ chính xác cao. Tên lửa chỉ mất 10 phút để tấn công Moscow với bán kính lệch mục tiêu CEP chỉ khoảng 30m. MGM-31C Pershing II có cơ chế dẫn hướng rất phức tạp và tinh vi, giai đoạn đầu tên lửa được dẫn hướng bằng quán tính. Tên lửa sẽ đạt độ cao khoảng 300km sau đó sẽ quay trở lại bầu khí quyển. Hệ thống dẫn hướng con quay laser hồi chuyển sẽ tiếp tục hướng tên lửa đến mục tiêu. Khi ở độ cao cách mặt đất 15km, tên lửa sẽ kích hoạt radar dẫn đường kỹ thuật số để khóa mục tiêu. Sự đáng sợ của tên lửa Pershing II đã trở thành chủ đề nóng trong các cuộc đàm phán Xô-Mỹ những năm 1980. Tên lửa này sau đó đã được loại bỏ khỏi nhiệm vụ sau khi Mỹ-Xô ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân tầm trung INF vào năm 1988.

Ngày nay tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc cũng có thiết kế và công nghệ dẫn hướng tương tự như MGM-31C Pershing II. Mặc dù có thể DF-21D có thể không tinh vi bằng Pershing II nhưng điều đó cho thấy rằng Trung Quốc không hề lừa gạt. Loại tên lửa như vậy đã xuất hiện cách đây 30 năm và đã chứng tỏ khả năng ứng dụng thực tế rất cao. Ý tưởng tạo ra loại tên lửa đạn đạo chống hạm được phát sinh trong quá trình nâng cấp tên lửa DF-21 vào năm 1996. Các báo cáo của Lầu Năm Góc cho thấy, chương trình phát triển DF-21D được triển khai theo hướng của chương trình Pershing II những năm 1980.

DF-21D sử dụng hệ thống dẫn hướng tương tự như Pershing II của Mỹ với dẫn hướng quán tính ở giai đoạn đầu, giai đoạn giữa được dẫn hướng kết hợp với hệ thống con quay laser hồi chuyển và giai đoạn cuối sử dụng radar dẫn đường kỹ thuật số. Tên lửa có chiều dài khoảng 10 m, trọng lượng phóng khoảng 15 tấn, tầm bắn khoảng 1.450km, bán kính lệch mục tiêu CEP khoảng 40 m. Chương trình DF-21D đã tạo ra những thách thức rất lớn cho hệ thống đánh chặn trên các chiến hạm của Mỹ. Một tên lửa đạn đạo di chuyển trong không gian gần của trái đất thường có tốc độ rất, cao gấp 7-8 lần vận tốc âm thanh. Mặc dù tầm bắn khá xa nhưng thời gian để đến mục tiêu nhanh hơn nhiều so với tên lửa hành trình.

Điểm đáng sợ nữa là một tên lửa đạn đạo tầm trung với tốc độ siêu thanh nên gần như không thể đánh chặn. Dù hệ thống đánh chặn của Mỹ có tên lửa RIM-161 SM-3 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở quỹ đạo thấp, nhưng vẫn không đủ độ tin cậy để chống lại DF-21D của Trung Quốc. Lý do rất đơn giản là có quá ít thời gian để hệ thống Aegis của Mỹ có thể phát hiện tên lửa DF-21D ngay khi nó vừa được phóng lên. Tên lửa chỉ mất khoảng 10 phút để chạm mục tiêu ở cự ly xa nhất, với thời gian như vậy là quá ngắn đối với bất kỳ hệ thống đánh chặn nào.

Ngay cả trong điều kiện lý tưởng, các tàu sân bay của Mỹ chạy hết tốc độ tối đa 56km/h thì thời gian vẫn không đủ để làm lệch vị trí của mình so với vị trí mà tên lửa DF-21D của Trung Quốc đã nhắm mục tiêu từ trước. Hệ thống dẫn đường cho DF-21D cũng đang được Trung Quốc hoàn thiện. Theo các số liệu của tình báo Mỹ, từ năm 2006 đến nay Bắc Kinh đã đưa 18 vệ tinh vào hoạt động. Hàng loạt các radar khẩu độ tổng hợp mới đã được đưa vào sử dụng cùng các hệ thống quang điện tinh vi. Hệ thống giám sát không gian này có thể cung cấp hình ảnh về các mục tiêu di chuyển trên biển. Các hệ thống radar giám sát có thể độc lập phát hiện mục tiêu trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Những hệ thống này là những đôi mắt sắc bén dẫn đường cho DF-21D.

Mỹ sẽ tiêu diệt DF-21 một cách đơn giản

Sự phát triển của DF-21D đã thúc đẩy Mỹ tập trung nâng cấp lực lượng tàu chiến phòng không có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo hoạt động trên tàu tác chiến ven bờ Littoral và tàu khu trục DDG-1000. Tuy nhiên, Mỹ cũng đang cân nhắc những phương án lựa chọn khác. Trong đó, đáng chú ý là 3 giải pháp sau:

Giải pháp thứ nhất: Tấn công phủ đầu chớp nhoáng trước khi lực lượng pháo binh số 2 của Trung Quốc kịp triển khai DF-21D. Giải pháp này được thực hiện thông qua việc sử dụng các tàu ngầm hạt nhân phóng tên lửa hành trình hoặc các thiết bị tấn công siêu thanh tấn công căn cứ quân sự Trung Quốc trước cả thời điểm Quân đoàn pháo binh số 2 kịp phóng DF-21D. Bên cạnh đó, giải pháp này còn được hỗ trợ bởi khả năng sử dụng các chiến binh mạng và phương án tấn công tâm lý cũng như điện tử nhằm phá hoại hoạt động của các hệ thống trinh sát và thông tin liên lạc Trung Quốc trước khi nước này triển khai DF-21D.

Giải pháp thứ hai: Phát triển các loại máy bay trên hạm có tầm hoạt động xa, hỏa lực mạnh. Do các máy bay chiến đấu hải quân truyền thống F/A-18 hiện có và F-35C sắp triển khai do có bán kính tác chiến đều dưới 1.000km, khó mà xuất kích tác chiến ngoài tầm phóng của tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D Trung Quốc. Chính vì vậy, giải pháp này hướng tới việc phát triển một loại máy bay có tầm hoạt động xa hơn – đó chính là X-47B.

Theo công bố của Bộ Quốc phòng Mỹ, bán kính tác chiến lớn nhất của X-47B có thể đạt trên 2.000km. Trong tương lai, trên tàu sân bay Hải quân Mỹ chủ yếu sẽ bố trí hai loại máy bay chiến đấu F-35C và X-47B. F-35C là máy bay chiến đấu hải quân tàng hình, tuy có năng lực tấn công đối hải/đối đất nhất định, nhưng dung lượng khoang đạn bên trong của nó có hạn, năng lực tấn công đối đất tương đối yếu. Vì vậy, Hải quân Mỹ có thể phối hợp sử dụng máy bay X-47B và F-35C. Tức là để cho F-35C trang bị tên lửa không đối không thực hiện nhiệm vụ kiểm soát trên không, còn X-47B làm “máy bay chiến đấu ném bom” và máy bay trinh sát tàng hình chuyên dụng. Như vậy, cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ có thể ở ngoài tầm bắn lớn nhất của tên lửa DF-21D, sử dụng X-47B phát động tấn công đợt đầu tiên đối với các mục tiêu, có thể làm cho tàu sân bay tránh được mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc.

Giải pháp thứ ba: Phát triển siêu máy bay không người lái tiếp dầu trên không MQ-25A nhằm nâng cao phạm vi hoạt động của các máy bay chiến đấu hiện có. Hiện nay, Hải quân Mỹ đang phát triển một loại máy bay không người lái tiếp dầu trên không là “Cá đuối” MQ-25A. Theo đại diện của Hải quân Mỹ, MQ-25A Stingray cung cấp cho Hải quân Mỹ công cụ hiệu quả để hóa giải một trong những vấn đề cấp bách nhất của họ hiện nay là chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) của Trung Quốc.

Khi được đưa vào hoạt động trên các tàu sân bay, MQ-25A Stingray sẽ giúp mở rộng tầm hoạt động cho các chiến đấu cơ F/A-18 hiện tại của Hải quân Mỹ, cho phép chúng hoạt động hiệu quả từ một khoảng cách an toàn. Phó đô đốc Joseph Mulloy, Phó tổng tham mưu các hoạt động phát triển khả năng và nguồn lực của Hải quân Mỹ cho biết: “Chúng tôi có thể cải tiến một số tính năng và tăng khả năng sống sót cho MQ-25A Stingray sau khi nó được đưa vào hoạt động. Ngoài nhiệm vụ chính là tiếp nhiên liệu, MQ-25A Stingray cũng có thể thực hiện nhiệm vụ do thám và giám sát cũng như khả năng hoạt động như một xe tải bay”. Viện nghiên cứu hải quân Mỹ cho biết, theo kế hoạch, máy bay MQ-25A Stingray sẽ được đưa vào biên chế chính thức hoạt động từ năm 2020.

RELATED ARTICLES

Tin mới