Hôm 13/3, một hạm đội Hải quân Mỹ đã đi qua biển Đông và neo đậu tại Vịnh Manila – Philippines. Không chỉ có tàu ngầm, 2 máy bay ném bom B-52 đã xuất hiện gần các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở biển Đông.
Hãng AP đưa tin: Đại úy Eric Anduze, chỉ huy chiến hạm USS Blue Ridge, nói với các phóng viên trên tàu chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ neo đậu tại Vịnh Manila: Chuyến thăm này là sự khẳng định quan hệ lâu dài và hợp tác mạnh mẽ của liên minh Mỹ – Philippines.Tất cả hoạt động của hạm đội Mỹ khi đi qua biển Đông đều diễn ra một cách an toàn và chuyên nghiệp. Chúng tôi đi tàu, bay và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp cho phép.
Ông Phil Sawyer,Phó Đô đốc Hải quân Mỹ, chỉ huy Hạm đội 7 đóng tại Nhật Bản, cũng khẳng định chuyến thăm Manila nhằm củng cố cam kết chung của Washington đối với khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Hôm đầu tháng 3, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cam kết, biển Đông vẫn là vùng biển mở dành cho tất cả hoạt động giao thông đường thủy. Ông Mike tuyên bố Trung Quốc không phải là mối đe dọa đối với việc đóng cửa các tuyến hàng hải ở biển Đông.
Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố, Trung Quốc và các nước chung quanh biển Đông cam kết duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Trong ngày 13/3, 2 máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bay gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở biển Đông. Lý giải điều này, người phát ngôn Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ phát biểu trên đài CNN: “Máy bay Mỹ thường xuyên hoạt động ở biển Đông để hỗ trợ các đồng minh, đối tác và một Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do, cởi mở”.
Trong vòng 4 tháng, kể từ tháng 11/2018, đây là lần thứ hai Mỹ điều máy bay ném bom B-52.Mỹ đã chuyển các máy bay ném bom B-1, B-52 và B-2 ra khỏi căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam từ năm 2004. Washington lên án Bắc Kinh triển khai tên lửa chống hạm, thiết bị gây nhiễu điện tử và tên lửa đất đối không tới các đảo nhân tạo phi pháp ở biển Đông…
Trong các cuộc đối thoại, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Mỹ – Trung luôn nói rằng, cần giảm căng thẳng quân sự để tránh những vụ đụng độ không chủ đích. Thế nhưng tình hình trên Biển Đông hoàn toàn trái ngược do Trung Quốc liên tiếp có những hành động quân sự hóa trên biển.
Trong khi cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa có lối ra thì những căng thẳng quân sự giữa hai bên càng đẩy xa quan hệ giữa hai cường quốc. Và điều này sẽ tổn hại cho cả hai bên, không những thế còn khiến thị trường tài chính toàn cầu bất ổn.
Mỹ không theo đuổi Chiến tranh Lạnh hay chính sách ngăn chặn với Trung Quốc, đó là tuyên bố của Washington. Tương tự như thế Mỹ nỗ lực thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và sẽ tiến tới xóa bỏ cấm vận nước này. Sắp tới sẽ là cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ ba với những tính toán kỹ lưỡng hơn, sau hai lần gần như tay trắng.
Trong mọi hoàn cảnh, hợp tác vẫn là thiết yếu trong nhiều vấn đề. Cây muốn lặng gió chẳng đừng, việc phải “đe dọa” vũ trang bằng tầu chiến, máy bay hiện đại chỉ là cảnh báo trước sự hiếu chiến của Bắc Kinh ở Biển Đông.
NHẤN ĐỂ BẬT TIẾNG