Trong cuộc chiến thương mại với Mỹ đang diễn ra, Bắc Kinh hiểu rõ tính nghiêm trọng của vụ việc, điều có thể phải đối mặt, nên chắc chắn họ không muốn đẩy tình hình đi quá xa.
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung ảnh hưởng đến nền kinh tế hai nước
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc cuộc gặp thượng đỉnh vào cuối tháng 3 hoặc có thể là đầu tháng 4 năm nay để ký một thỏa thuận thương mại. Một số chuyên gia nhận định rằng, Trung Quốc cần chủ động hạ nhiệt cuộc chiến thương mại này.
Giới chức Trung Quốc và Mỹ đã thay nhau bày tỏ lạc quan rằng một thỏa thuận đang nằm trong tầm tay và hai nước cũng đưa ra cảnh báo rằng vẫn còn nhiều việc phải làm để giải quyết cuộc chiến thương mại, vốn đã làm chao đảo các thị trường và gây ảnh hưởng tới các lĩnh vực sản xuất của cả hai nước
Về các cuộc đàm phán cho biết Mỹ và Trung Quốc vẫn còn rất nhiều công việc phải giải quyết trước khi đạt tới thỏa thuận về cách thức đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ thực hiện đến cùng mọi cam kết. Tuy nhiên, trước khi đến được các cuộc đàm phán, tình hình hai nước vẫn diễn ra căng thẳng, vì thể diện của lãnh đạo mà Bắc Kinh, mà họ vẫn tiếp tục ăn miếng trả miếng với Mỹ và việc này có thể gây nên những hậu quả không thể lường trước được.
Điều đó có thể gây nên sự uy hiếp chính trị thực tế đối với chính phủ của cả hai nước. Nhận định về cuộc chiến này, các chuyên gia cho rằng
Chiến tranh thương mại đang tác động mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc, vốn đang rơi vào giai đoạn khó khăn. Từ đó gây nên hiệu ứng chồng chất.
Việc cắt giảm tỷ lệ đòn bẩy và năng lực sản xuất thời gian trước đó, bảo vệ sự ổn định của thị trường tài chính, tiền tệ đã gây nên sự biến động của thị trường vốn và tổn thương đối với nền kinh tế hiện tại. Thêm nữa, áp lực của chính phủ đối với doanh nghiệp nhà nước khiến cho kinh tế Trung Quốc trượt vào con đường suy giảm dài hạn.
Tuy nhiên, ảnh hưởng đáng lo ngại của nó là vấn đề tâm lý, là dự cảm của mọi người đối với sự thay đổi theo chiều hướng ngày càng xấu đi của quan hệ Trung-Mỹ, cũng như lòng tin đối với tương lai kinh tế của đất nước đông dân nhất thế giới này. Do vậy, nó đã làm trầm trọng thêm mức độ khó khăn của kinh tế Trung Quốc.
Nếu chiến tranh thương mại không được giải quyết trong thời gian tới, những dự báo nêu trên và tình trạng thiếu hụt lòng tin rất có thể sẽ xuất hiện trong năm tới. Điều này sẽ khiến cho kinh tế Trung Quốc càng mờ mịt hơn.
Chắc chắn, Bắc Kinh không muốn nhìn thấy sự xuất hiện của tình cảnh này.
Thêm nữa, nếu chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang, Trung Quốc và Mỹ chuyển sang đối kháng toàn diện, rất có khả năng Washington sẽ thay đổi biện pháp tấn công nhiều mặt với Trung Quốc. Lúc đó, Mỹ sẽ không giữ thể diện cho đồng minh về vấn đề thương mại như vẫn đang thực hiện hiện nay, chuyển sang lôi kéo đồng minh, cùng gia tăng áp lực lên Trung Quốc.
Thậm chí, Mỹ có thể gạt bỏ thể chế thương mại hiện có, cùng với đồng minh và các đối tác khác xây dựng lại một thể chế thương mại thế giới mới, không trao đổi kinh tế với Trung Quốc, hình thành nên bức màn sắt kinh tế ngăn cách.
Hiện nay, tình hình này chưa xuất hiện, nhưng chỉ cần những nước có quan hệ trao đổi thương mại chặt chẽ với Trung Quốc, đặc biệt là những quốc gia láng giềng đối diện với vấn đề lựa chọn chỗ đứng, cũng sẽ đồng nghĩa với việc thay đổi tái cấu trúc cục diện toàn cầu.
Trong khi Trung Quốc rất có thể bị đẩy ra ngoài rìa trong vòng tái cấu trúc này, chiến lược “Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh sẽ bị ép buộc điều chỉnh, thậm chí hủy bỏ, môi trường quốc tế của Trung Quốc sẽ bị đe dọa nghiêm trọng nhất từ trước đến nay.
Sau cùng, khi đọ sức chiến tranh thương mại, xã hội Trung Quốc, bao gồm tầng lớp cấp cao trong đảng đã hình thành nhận thức chung toàn dân tộc thông qua cải cách sâu sắc và mở hơn nữa để ứng phó với chiến tranh thương mại, hóa giải áp lực. Lúc này, vấn đề đặt ra là cần phải chuyển hóa nhận thức chung này thành chính sách, biện pháp và hành động cụ thể, cần một môi trường trong nước tương đối thông thoáng.
Việc leo thang chiến tranh thương mại rõ ràng sẽ khiến tình hình trong nước căng thẳng, trong môi trường như vậy, tầng lớp lãnh đạo sẽ rất thận trọng đối với việc đưa ra chính sách cải cách do phải xem xét làm như thế này có bị các thế lực đối lập trong và ngoài đảng lợi dụng hay không.
Một khi tầng lớp lãnh đạo phát đi tín hiệu sợ hãi đối với cải cách, hoặc dứt khoát từ chối cải cách thì nhận thức chung đã hình thành sẽ bị phá vỡ.
Lúc đó, ý dân, bao gồm lực lượng ủng hộ cải cách trong đảng và ngoài xã hội, khó khăn lắm mới hình thành được, sẽ cảm thấy tuyệt vọng về vấn đề cải cách.
Chính vì vậy, chính phủ đương nhiên không thể quy tụ được người dân, hệ thống chính trị chỉ có thể được duy trì dựa vào sức ép lớn. Hiển nhiên, Bắc Kinh không mong muốn xuất hiện trạng thái xã hội như thế này.
Hơn ai hết, Bắc Kinh hiểu rõ tính nghiêm trọng của các vấn đề có thể phải đối mặt trong cuộc chiến thương mại với Mỹ nên chắc chắn không muốn đẩy tình hình đi quá xa.
Trong nước, các học giả và quan chức chính phủ đều bàn đến tình hình khắc nghiệt mà Trung Quốc phải đối diện trong thời gian tới.
Điều này cho thấy họ đã nhận thức được vấn đề, chủ động tìm kiếm sự thay đổi dưới áp lực là sự lựa chọn có lý trí của Bắc Kinh.