Monday, November 18, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNhật Bản tăng cường năng lực quốc phòng đối phó với TQ...

Nhật Bản tăng cường năng lực quốc phòng đối phó với TQ trên biển Hoa Đông và Biển Đông

Bộ Quốc phòng Nhật Bản (13/3) công bố kế hoạch đóng mới 12 tàu tuần tra hạng nhẹ cho Lực lượng phòng vệ trên biển (JMSDF) vào năm 2020. Mỗi chiếc dự kiến có lượng giãn nước 1.000 tấn và thủy thủ đoàn 30 người, giúp tăng cường khả năng tuần tra và trinh sát trên biển của nước này.

Những động thái mới của Nhật Bản

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, các tàu tuần tra thế hệ mới sẽ đảm đương nhiệm vụ cho đội tàu khu trục cỡ lớn đang được Nhật sử dụng để tuần tra gần nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nhật Bản không tiết lộ căn cứ đóng quân và thời điểm đưa các chiến hạm mới vào biên chế. Ngoài ra, Nhật Bản cũng khởi động chương trình đóng mới 22 khu trục hạm, mỗi chiếc có lượng giãn nước 3.900 tấn và thủy thủ đoàn 100 người, nhằm bảo đảm khả năng tuần tra Biển Hoa Đông trước năm 2032.

Theo Asia Times, nhằm tăng cường hoạt động tuần tra và bảo vệ lãnh hải trên vùng biển Hoa Đông, xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đang lên kế hoạch đưa vào trang bị hàng loạt các tàu tuần tra thế hệ mới, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Dựa theo kế hoạch trên ba tàu đầu tiên của lớp tuần tra mới của Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ bắt đầu được khởi đóng trong năm tài khóa 2020, trong vòng 10 năm sẽ đưa 12 tàu vào biên chế. Đây được xem là bước đi đúng đắn của Tokyo, nếu như nước này muốn “giải phóng” các tàu khu trục luôn phải túc trực ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Điều này cũng ít nhiều nói lên hạn chế của Phòng vệ Biển Nhật Bản khi họ sở hữu khá nhiều tàu tuần tra nhưng không phải tàu nào cũng có thể hoạt động ở biển Hoa Đông. Và theo nhiều nhận định, khả năng lớn lớp tàu tuần tra mới của Nhật Bản sẽ thay thế cho các tàu tuần tra mang tên lửa lớp Hayabusa đang hoạt động trong hạm đội nước.

Theo đó, các tàu tuần tra mới của Nhật Bản có lượng giãn nước dự kiến lên đến 1.300 tấn tức gấp 5 lần so với các tàu tên lửa Hayabusa (240 tấn), cho phép nó bám biển dài ngày hơn cũng như đủ sức đối đầu với các tàu chiến ngàn tấn của Trung Quốc ở Hoa Đông. Hiện chưa rõ các tàu tuần tra mới của Nhật Bản sẽ được trang bị vũ khí gì nhưng không thể kém hơn các tàu Hayabusa, bởi dù chỉ có 240 tấn thế nhưng Hayabusa vẫn có thể mang theo tới 4 tên lửa chống hạm SSM-1B. Ở trong khu vực châu Á hiện tại, Hayabusa được đánh giá là một trong những tàu tên lửa tấn công nhanh bậc nhất bên cạnh các tàu Molniya của Việt Nam, Type 022 của Trung Quốc và Gumdoksuri của Hàn Quốc. Điểm đặc biệt của các tàu chiến này là cơ có khả năng cơ động cao, đa năng và được vũ trang mạnh, phù hợp với chiến tranh “bất đối xứng”.

Được biết, Hải quân Việt Nam hiện tại đang có trong biên chế 12 tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya và nếu được bổ sung thêm 6 tàu tên lửa Hayabusa từ Nhật Bản, năng lực tác chiến ven bờ của chúng ta sẽ được nâng lên đáng kể. ề thiết kế của Hayabusa, như đã nói ở trên lớp tàu này chỉ có lượng giãn nước tối đa 240 tấn, dài 50m, rộng 8.4m, có thủy thủ đoàn 21 người. Hayabusa có tốc độ di chuyển tối đa có thể đạt tới 46 hải lý/giờ nhờ vào 3 động cơ tuabin khí General LM500-G07. Các tàu tên lửa Hayabusa được vũ trang với 4 tên lửa chống hạm SSM-1B do Nhật Bản tự phát triển được đặt sau đuôi tàu, phía trước tàu là một hải pháo Otobreda 76 mm, ngoài ra tàu còn được trang bị hai súng máy phòng không 12.7mm. Nhìn chung hệ thống vũ khí trên của Hayabusa không thực sự quá nổi bật nhưng với một con tàu có lượng giãn nước 240 tấn thì có lẽ không thể đòi hỏi hơn. Và nếu so sánh với các tàu pháo TT-400TP của chúng ta, Hayabusa rõ ràng vượt trội hơn hẳn về mặt hỏa lực.

Trong khi đó, Hải quân Mỹ, Hải quân Hoàng gia Anh và Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (15/3) bắt đầu các cuộc tập trận chiến tranh chống tàu ngầm ở phía Tây Thái Bình Dương. Trước khi gặp nhau ở phía tây Thái Bình Dương để tập trận chung chống tàu ngầm, các tàu của Mỹ và Anh đã tiến hành một cuộc tập trận truy tìm và bắt giữ ở Biển Đông. Mỹ sẽ cử phi đội máy bay tuần tra hàng hải P-8A, Anh cử tàu khu trục HMS Montrose và Nhật Bản cử tàu khu trục hạm JS Murasame cùng với máy bay P-1 và tàu ngầm. Theo Đại tá Brian Erickson, chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm 72 cho biết, Hải quân Hoàng gia Anh, Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản và Hải quân Mỹ đều ủng hộ một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, những tập trận này bày tỏ sự kiên quyết của các quốc gia chúng ta với các vấn đề trong khu vực, đồng thời cải thiện khả năng tương tác, duy trì sự sẵn sàng và học hỏi cách thức tác chiến lẫn nhau. Đây là lần thứ hai, Mỹ – Anh – Nhật cùng tiến hành loại hình tập trận chung như vậy trong khu vực.

Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua kế hoạch ngân sách kỷ lục cho năm tài khóa 2019, với mức chi tiêu quốc phòng tăng cao chưa từng có tiền lệ, lên đến 45,93 tỷ USD, tăng năm thứ sáu liên tiếp dưới thời chính quyền Thủ tướng Abe. Theo kế hoạch, số ngân sách này được dùng để mua sắm trang thiết bị quân sự hiện đại, gồm chiến đấu cơ F-35A, V-22 Ospreys, hệ thống tên lửa đánh chặn thế hệ mới SM- 3 Block 2A do Nhật Bản và Mỹ hợp tác sản xuất, tên lửa tàng hình JSM do Na Uy sản xuất với tầm bắn khoảng 500km. Giới chức quốc phòng cho biết Nhật Bản cũng quyết định triển khai 2 hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất Aegis do Mỹ sản xuất, với giá khoảng 885 triệu USD mỗi hệ thống.

Nhật Bản quyết đối phó với Trung Quốc trên Hoa Đông

Nhật Bản tìm cách giành thế chủ động trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, kiềm chế Trung Quốc trên nhiều phương diện. Nhật Bản và Trung Quốc có tranh chấp lâu dài ở Biển Hoa Đông, đặc biệt là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhật Bản cho rằng nếu Trung Quốc kiểm soát được Biển Đông thì sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đối với tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Mục đích chiến lược của Nhật Bản là hình thành thế phối hợp tác chiến hai cánh Biển Đông và Biển Hoa Đông, từ đó cản trở hoạt động của Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng mong muốn hỗ trợ một số nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông, để đổi lại sự ủng hộ của các nước này đối với Nhật Bản trong vấn đề Biển Hoa Đông; tạo mối liên kết giữa Nhật Bản với một số nước Đông Nam Á trong vấn đề tranh chấp trên biển, khiến Trung Quốc rơi vào cảnh phải tác chiến trên cả hai mặt trận Biển Hoa Đông và Biển Đông; đồng thời, kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới. Nhật Bản muốn nhân vấn đề Biển Đông, tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước ASEAN là các bên tranh chấp ở Biển Đông, đẩy mạnh viện trợ cho các nước này về kinh tế và quân sự, qua đó nâng cao hơn nữa ảnh hưởng của mình trong khu vực, hình thành một “liên minh chiến lược biển” để đối phó với Trung Quốc. Nhật Bản cho rằng Biển Đông như một cái “hang trống”, sẽ hút hết sức mạnh của Trung Quốc vào đó; Trung Quốc càng cứng rắn thì càng lún sâu tại Biển Đông, nếu giành được chiến thắng tại đây thì cũng hao tổn sức lực, ảnh hưởng đến việc phát triển của Trung Quốc, nhất là quá trình trở thành cường quốc biển thế giới.

Trong những năm gần đây, Hải quân, không quân Trung Quốc nhiều lần điều tàu chiến, tàu tuần tra, máy bay các loại áp sát nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, buộc Nhật Bản phải triển khai lực lượng giám sát và ngăn chặn với tần suất ngày càng tăng. Sức ép tăng lên sau khi Trung Quốc đơn phương lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông, chồng lấn với ADIZ của Nhật Bản và Hàn Quốc.

Biển Đông cũng là mặt trận quan trọng của Nhật Bản để đối phó với Trung Quốc

Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp can dự vào vấn đề Biển Đông nhằm thực hiện được mục tiêu của mình đối với khu vực Biển Đông. Các mục tiêu đó là đảm bảo sự ổn định, hòa bình, đảm bảo an ninh tự do hàng hải và hàng không theo luật pháp quốc tế, các bên liên quan không được đơn phương dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán. (i) Mở rộng sự hiện diện và củng cố quan hệ quốc phòng. Trước hết, Nhật Bản mở rộng sự hiện diện. Thông qua các sáng kiến mới như Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (gọi tắt là JMDF), tới thăm các quốc gia thành viên ASEAN hoặc tham gia các cuộc tập trận song phương và đa phương. Tháng 3 năm 2016, một tàu của JMDF đã cập cảng Malaixia để tham gia những đợt tập trận huấn luyện thân thiện với lực lượng hải quân Malaixia. Tiếp đó, tháng 4 năm 2016, tàu ngầm Oyashio cùng tàu khu trục Ariake và Setogiri đã cập cảng tại Vịnh Subic của Philippines trong chuyến thăm đầu tiên kể từ năm 2002. Tiếp đó, Ariake và Setogiri cũng lần đầu tiên tới Vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Trong khoảng thời gian đó, tàu khu trục cỡ lớn Ise lần đầu tiên vượt qua Biển Đông, tham gia hoạt động cùng các hạm đội quốc tế và tập trận đa phương ở Indonesia. Ngày 13/7/2016, cuộc tập trận chung giữa Cảnh sát biển Nhật Bản (viết tắt là JCG) và Cảnh sát biển của Philippines (PCG) đã diễn ra ngoài khơi vịnh Manila, đúng một ngày sau khi PCA công bố phán quyết trong vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc. Dù quan điểm của hai nước về cuộc tập trận là không nhằm vào Trung Quốc, nhưng thời điểm của nó cho thấy rõ ràng đây là một phản ứng có liên quan đến sự việc trên. Bên cạnh đó, JMDF cũng đã tham gia tập trận cùng Mỹ và Australia vào tháng 2 năm 2016 ở vùng biển của Singapore và tháng 4 năm 2016 ở vùng biển lân cận của Indonesia. Thực tế cho thấy, Nhật Bản cũng đang tiến hành các bước đi khác nhằm tăng cường sự hiện diện ở trong khu vực thông qua các hoạt động như tham gia các khuôn khổ đa phương. Điển hình là việc Nhật Bản đã cử một đội ngũ khá lớn của Lực lượng phòng vệ quốc gia tham gia vào cuộc tập trận an ninh hàng hải chung được tổ chức bởi Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM-Plus) diễn ra ở vùng biển và không phận giữa Bruneivà Singapore. Ngoài việc mở rộng sự hiện diện, Nhật Bản còn tăng cường quan hệ đối tác với các nước ASEAN thông qua hỗ trợ xây dựng năng lực và hợp tác về thiết bị quốc phòng. (ii) Hỗ trợ vũ khí và trang bị cho các nước trong khu vực. Với Việt Nam: Tháng 3/2014, khi chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang thăm Nhật Bản, hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã ký Hiệp định Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng, trong đó có điều khoản Nhật Bản sẽ tăng cường hỗ trợ năng lực cho các cơ quan chấp pháp trên biển của Việt Nam. Kể từ đó cho đến nay đã có nhiều hoạt động triển khai hỗ trợ năng lực trên biển của Nhật Bản cho Việt Nam. Ngay sau đó, trong chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida, Nhật Bản đã tuyên bố sẽ hỗ trợ ODA không hoàn lại 6 tàu tuần tra biển cho Việt Nam. Các tàu tuần tra này có trọng tải từ 600-800 tấn và sẽ được Việt Nam sử dụng cho mục đích tuần tra trên biển. Nhật Bản thậm chí cũng đề nghị hỗ trợ thêm các tàu tuần tra mới cho Việt Nam. Ngoài ra, Nhật Bản thực hiện nhiều hoạt động trao đổi hỗ trợ đào tạo cho cán bộ quốc phòng Việt Nam. Thông qua Quỹ hòa bình Sasakawa, kể từ năm 2014, quỹ này đã có chương trình trao đổi cán bộ quốc phòng với các nước Đông Nam Á trong đó hàng năm đều có các đoàn cán bộ quốc phòng của Việt Nam sang Nhật theo chương trình này. Nhật Bản hiện đang đề nghị hợp tác đào tạo cho cán bộ Việt Nam về các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ nhân đạo và các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (PKO). Nhật Bản cũng thực hiện nhiều hoạt động diễn tập trung trên biển nhằm đào tạo năng lực cho lực lượng chấp pháp của Việt Nam. Tháng 2/2016, một phi đội của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản bao gồm hai máy bay tuần tra P-3C đã cùng Việt Nam thực hiện các hoạt động diễn tập trên biển. Một trong các nội dung diễn tập là máy bay P-3C của Nhật Bản sẽ cùng tàu của Việt Nam hỗ trợ cứu tàu dân sự gặp nạn trên biển. Tháng 3/2016, lần đầu tiên 2 tàu khu trục Nhật Bản đã thăm cảng Cam Ranh Việt Nam. Tháng 6/2017, hải quân của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã có hoạt động tập trận chung với Việt Nam tại Đà Nẵng. Tham gia tập trận là tàu Echigo của Nhật trọng tải 3100 tấn có khả năng trở trực thăng, còn Việt Nam sử dụng các tàu tuần tra đã được Nhật Bản cung cấp. Các hoạt động tập trận liên quan đến chống tàu đánh bắt cá trái phép trên biển. Với Philippines, từ năm 2011 dưới thời cầm quyền của Tổng thống Philippines Aquino,Nhật Bản và Philippines đã có các thoả thuận về hợp tác an ninh bảo vệ đường biển, trong đó có đường biển tại Biển Đông. Theo đó, hai bên tăng cường hợp tác về hải quân và cảnh sát biển. Năm 2013, trong chuyến thăm Philippines của Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida, Ngoại trưởng Kishida đã nhấn mạnh quan hệ đối tác chiến lược với Philippines và cam kết hỗ trợ Philippines trong việc đối phó với các tranh chấp ngày càng tăng lên với Trung Quốc ở Biển Đông xoay quanh sự kiện Trung Quốc chiếm bãi Scarborough năm 2012. Tháng 7/2013, trong chuyến thăm cấp cao Philippines, Thủ tướng Nhật Abe đã cam kết hỗ trợ Philippines 10 tàu tuần tra thông qua hình thức hỗ trợ ODA nhằm củng cố năng lực cho lực lượng cảnh sát biển của Philíppin. Theo nguồn tin công khai, Philippines đã nhận được chiếc tàu tuần tra đầu tiên trong 10 chiếc tàu này vào tháng 8/2016. Tháng 3/2016, tại Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật đã ký hiệp định chuyển giao trang thiết bị quốc phòng với Philippines. Theo đó, Nhật Bản sẽ chuyển giao cho Philippines 05 máy bay tuần tra TC-90 đã hết hạn sử dụng ở Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản nhằm nâng cao năng lực tuần tra trên biển cho Philíppin. Tại thời điểm này, các máy bay tuần tra trên biển của Philippines chỉ có bán kính hoạt động là 300km. Các máy bay tuần tra mới chuyển giao này của Nhật Bản cho Philippines sẽ có tầm hoạt động sẽ bao trùm toàn bộ quần đảo Trường Sa và có khả năng giám sát các hoạt động bằng hình ảnh. Trong cuộc gặp với Tổng thống Philippines Duterte vào tháng 9/2016, Thủ tướng Nhật Bản Abe đã đồng ý hỗ trợ thêm cho Philippines hai tàu tuần tra cỡ lớn dài 90m, bên cạnh 10 tàu tuần tra cỡ nhỏ cam kết trước đó. Ngoài ra, Nhật triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đào tạo cho cán bộ chấp pháp/quốc phòng của Philíppin. Cuối năm 2014, Nhật Bản và Mỹ cũng đã tổ chức tập trận ba bên với hải quân Philippines với sự tham gia của tàu tên lửa dẫn đường Ticonderoga của Mỹ và tàu khu trục JS Sazanami của Nhật Bản, thực hiện các hoạt động bắn đạn thật và trao đổi thông tin liên lạc. Tháng 3/2016, tàu ngầm Oyashiyo cùng với các tàu khu trục Ariake và Setogiri đã thăm cảng Subic của Philippines lần đầu tiên sau 15 năm. Tháng 5/2015, sau khi thực hiện các nhiệm vụ ở Vịnh Aden, hai tàu khu trục của Nhật Bản đã tham gia tập trận hải quân cùng Phillippines ở Biển Đông. Tháng 6/2016, Nhật Bản cùng Mỹ cũng tham gia tập trận ba bên với Philippines ở khu vực quần đảo Palawan nhằm nâng cao khả năng tương tác và phối hợp hành động của hải quân ba nước.Ngày 13/7/2016, ngay sau khi Toà Trọng tài ra phán quyết về tranh chấp trên biển giữa Philippines và Trung Quốc, Nhật Bản và Philippines đã tổ chức tập trận của cảnh sát biển hai nước ở gần Vịnh Manila. Tháng 6/2017, tàu Echigo Nhật Bản cũng tham gia tập trận chống cướp biển với Philippinesbằng các tàu do Nhật Bản hỗ trợ cho Philippines tại Davao. Với Indonesia, tháng 12/2016, Nhật Bản và Indonesia đã thoả thuận thành lập Diễn đàn Biển Nhật Bản – Indonesia. Theo đó, hai bên sẽ củng cố hợp tác hải quân hai nước và Nhật Bản sẽ giúp Indonesia phát triển các đảo xa bờ nhằm củng cố năng lực bảo vệ vùng biển cho Indonesia. Theo thông tin mới đây vào tháng 9/2017, sau cuộc gặp của cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Abe với Bộ trưởng Nghề cá Indonesia, hai bên đã thảo luận cụ thể 6 khu vực hợp tác biển trong đó bao gồm quần đảo Natuna chồng lấn với đường lưỡi bò. Các lĩnh vực Nhật Bản đồng ý trợ giúp cho Indonesia bao gồm xây dựng các cảng cá, đóng các tàu tuần tra biển, tàu đa chức năng và xây dựng hệ thống rada và vệ tinh biển nhằm phát hiện các tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển của Indonesia. Hai nước dự tính hiệp định cụ thể triển khai các hoạt động hỗ trợ của Nhật Bản đối với Indonesia có thể sẽ được ký kết vào tháng 11/2017 bên lề thượng đỉnh Cấp cao Đông Á (EAS) tại Philippines.

Nhật Bản tăng cường hiện diện ở Biển Đông để thực hiện một số mục tiêu chiến lược

Đầu tiên, thúc đẩy quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, nhằm hạn chế các hoạt động khiêu khích của Trung Quốc ở Hoa Đông. Nhật Bản kêu gọi các bên tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, Hoa Đông, ủng hộ các nước ASEAN đấu tranh chống việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo tại Trường Sa, thúc đẩy ASEAN hóa và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Đồng thời, Nhật Bản cũng lên tiếng yêu cầu các nước liên quan xác định rõ quyền lợi biển của mình trên cơ sở luật pháp quốc tế, ủng hộ việc nhanh chóng xây dựng bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), phê phán hoạt động bồi lấp và xây dựng hạ tầng của Trung Quốc tại một số đảo đá ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thư hai, củng cố mối quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ. Nhật Bản coi quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ là khuôn khổ cơ chế hợp pháp cho việc can dự vào Biển Đông. Chiến lược bảo đảm an ninh quốc gia của Nhật Bản chỉ rõ là những nước có mạng lưới thương mại toàn cầu phụ thuộc vào đường biển, Mỹ và Nhật nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì trật tự trên biển dựa trên nền tảng luật pháp quốc tế, trong đó có quyền tự do hàng hải và hàng không. Do đó, đảm bảo an ninh tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông là vấn đề có tính nguyên tắc, không để bất cứ một thế lực nào tuyên bố vùng nhận diện phòng không và đe dọa đến tự do hàng hải quốc tế. Sự phối hợp và hợp tác Nhật – Mỹ trong vấn đề Biển Đông còn biểu hiện ở việc hai nước phối hợp giúp đỡ các nước hữu quan xây dựng năng lực phòng thủ.

Thứ ba, giành thế chủ động trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, kiềm chế Trung Quốc trên nhiều phương diện. Nhật Bản và Trung Quốc có tranh chấp lâu dài ở Biển Hoa Đông, đặc biệt là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhật Bản cho rằng nếu Trung Quốc kiểm soát được Biển Đông thì sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đối với tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Mục đích chiến lược của Nhật Bản là hình thành thế phối hợp tác chiến hai cánh Biển Đông và Biển Hoa Đông, từ đó cản trở hoạt động của Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng mong muốn hỗ trợ một số nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông, để đổi lại sự ủng hộ của các nước này đối với Nhật Bản trong vấn đề Biển Hoa Đông; tạo mối liên kết giữa Nhật Bản với một số nước Đông Nam Á trong vấn đề tranh chấp trên biển, khiến Trung Quốc rơi vào cảnh phải tác chiến trên cả hai mặt trận Biển Hoa Đông và Biển Đông; đồng thời, kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới. Nhật Bản muốn nhân vấn đề Biển Đông, tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước ASEAN là các bên tranh chấp ở Biển Đông, đẩy mạnh viện trợ cho các nước này về kinh tế và quân sự, qua đó nâng cao hơn nữa ảnh hưởng của mình trong khu vực, hình thành một “liên minh chiến lược biển” để đối phó với Trung Quốc. Nhật Bản cho rằng Biển Đông như một cái “hang trống”, sẽ hút hết sức mạnh của Trung Quốc vào đó; Trung Quốc càng cứng rắn thì càng lún sâu tại Biển Đông, nếu giành được chiến thắng tại đây thì cũng hao tổn sức lự…, ảnh hưởng đến việc phát triển của Trung Quốc, nhất là quá trình trở thành cường quốc biển thế giới.

Thứ tư, nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng của Nhật Bản ở khu vực Đông Nam Á. Một mục tiêu quan trọng của Nhật Bản khi can dự vào vấn đề Biển Đông chính là tăng cường sự ảnh hưởng của nước này tại khu vực Biển Đông, tích cực can dự đối với cục diện an ninh khu vực, xây dựng hình ảnh nước lớn ở khu vực. Những năm qua, cùng với đột phá trong việc sửa đổi Hiến pháp, đặc biệt là sau khi nới lỏng nguyên tắc xuất khẩu vũ khí, Nhật Bản đã tích cực bán vũ khí cho các nước Đông Nam Á nhằm một mặt, nâng cao thực lực quân sự của các nước này, đối phó với Trung Quốc đang không ngừng trỗi dậy; đồng thời, không ngừng củng cố, nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng của Nhật Bản ở khu vực này. Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tổ chức tại Lào tháng 9/2016, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh tầm quan trọng của trật tự trên biển dựa trên luật pháp quốc tế. Thủ tướng Shinzo Abe bày tỏ lo ngại sâu sắc về những hoạt động đơn phương thay đổi hiện trạng tiếp tục diễn ra trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Thủ tướng Abe nhấn mạnh thượng tôn pháp luật phải là nguyên tắc chung cần được quán triệt trong cộng đồng quốc tế; các bên liên quan cần kiềm chế các hành động gia tăng căng thẳng khu vực, theo đuổi giải quyết hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.

RELATED ARTICLES

Tin mới