Monday, December 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiPhương Tây áp thêm trừng phạt, Nga cùng TQ siết tay

Phương Tây áp thêm trừng phạt, Nga cùng TQ siết tay

Mỹ, EU và Canada đồng loạt áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với quan chức và doanh nghiệp Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng ở biển Azov.

Ngày 15/3, Bộ Tài chính Mỹ thông báo Mỹ cùng với Liên minh châu Âu EU và Canada đã áp đặt các biện phpá trừng phạt mới đối với các quan chức và doanh nghiệp Nga nhằm đáp trả những hành động của Nga liên quan tới Ukraine.

Theo danh sách trừng phạt mới này, 6 quan chức Nga và 6 công ty quốc phòng, 2 công ty năng lượng và xây dựng bị áp các điều khoản trừng phạt.

Theo đó, các lệnh trừng phạt này, tất cả các tài sản và các lợi ích từ tài sản thuộc các cá nhân và thực thể bị chỉ định sẽ bị phong tỏa. Ngoài ra, các công dân Mỹ, EU, Canada bị cấm giao dịch với những người trong danh sách trừng phạt.

Các cá nhân trong danh sách nêu trên là các quan chức thuộc lực lượng bảo vệ biên giới hoặc bảo vệ bờ biển của Nga, có vai trò trong vụ bắt giữa tàu chiến của Ukraine hôm 25/11/2018 tại eo biển Kerch (biển Azov).

Trong 6 công ty bị trừng phạt đều là các tập đoàn lớn của Nga. Trong đó có công ty đóng tàu hàng đầu Zelenodolsk, công ty trang thiết bị quân sự Okeanpribor, công ty động cơ diesel quân sự Zvezda, công ty linh kiện điện tử quân đội Fiolent…

Về phía Canada, chính quyền nước này thông báo lệnh trừng phạt mới nhằm vào 115 người và 15 thực thể của chính quyền Nga. Còn EU thông báo danh sách đã trừng phạt cũ được giữ nguyên và mở rộng thêm 8 quan chức khác.

Thực tế, các biện pháp trừng phạt này đã được dự báo từ trước. Hồi tháng 1/2019, khi nội bộ các nhà ngoại giao EU họp với Ngoại trưởng Mike Pompeo của Mỹ, đôi bên đã thống nhất việc sẽ mở rộng các biện pháp trừng phạt lên Nga tối thiểu thêm 6 tháng liên quan đến vấn đề ở eo biển Kerch.

Điều đáng chú ý, các biện pháp trừng phạt Nga mà phương Tây áp đặt trước đó sẽ hết hạn vào ngày cuối cùng của năm 2018. Vụ việc khủng hoảng eo biển Kerch đã khiến EU nhất trí với Mỹ cần tiếp tục duy trì và gia tăng các biện pháp trừng phạt này và coi Nga như một chính quyền gây mâu thuẫn cho khu vực.

Các lệnh trừng phạt mà Mỹ cùng châu Âu áp đặt vào Nga được chính thức áp dụng từ cuối năm 2014, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea từng thuộc về Ukraine vào lãnh thổ của mình.

Sau thời gian đầu kinh tế Nga gặp những khó khăn nhất định, kể từ năm 2016 đến nay, Nga đã chứng tỏ họ thích nghi được với sự cô lập kinh tế của phương Tây và đang cho thấy những dấu hiệu phát triển rất ổn định.

Năm 2018 đánh dấu nền kinh tế Nga có những phát triển thực sự ấn tượng. Nhận định trên tờ Sputnik, các chuyên gia của Nga đều cho rằng Moscow đã có những chính sách linh hoạt trong việc từ chối giao dịch bằng đồng USD, hạn chế các hoạt động thương mại với thị trường châu Âu và đẩy mạnh việc mở rộng giao thương với các thị trường khác.

Đáng chú ý, trong năm 2018, kim ngạch thương mại của Nga và Trung Quốc đã đạt tới 100 tỷ USD. Chưa dừng ở đó, tại buổi lễ bế mạc Kỳ họp thứ hai Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa 13, Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định mọi sự hợp tác với Nga là chưa thể dừng lại ở con số ấy.

“Đây là một thành tựu của hai quốc gia bất chấp việc tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm sút. Cả Bắc Kinh và Moscow cần củng cố thành tự này. Trung Quốc muốn bằng mọi biện pháp khả thi nâng cao gấp đôi hợp tác thương mại giữa hai nước trong năm tới” – ông Lý Khắc Cường cho biết.

Từ đó có thể thấy, việc Mỹ và phương Tây gia tăng các biện pháp trừng phạt, cô lập kinh tế Nga đã giúp quốc gia này tìm kiếm thêm các thị trường mới, mang lại những thành tựu kinh tế thuyết phục. Nó chứng minh được các biện pháp trừng phạt của phương Tây không đủ sức kìm chế được sức mạnh của Nga.

RELATED ARTICLES

Tin mới