Wednesday, January 15, 2025
Trang chủĐàm luậnĐông Nam Á trong chính sách đối ngoại của TQ

Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của TQ

Bất chấp những tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết trên Biển Đông,  Đông Nam Á vẫn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh đối với các nước đang phát triển.

Tàu tuần tra của TQ trên Biển Đông

Chính sách của Trung Quốc đối với các nước đang phát triển cho thấy mặc dù Mỹ và Trung Quốc đang là những đối thủ cạnh tranh trên vũ đài thế giới, và dường như đang hoạt động tách biệt, song hai cường quốc này – vốn đang lâm vào một cuộc chiến thương mại khốc liệt – có thể hợp tác với nhau bên ngoài châu Á, nơi họ có ít quyền lợi chồng chéo hơn.

Đông Nam Á, nơi có những quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa gần gũi, là khu vực đang phát triển quan trọng nhất đối với Trung Quốc bất chấp những tranh chấp lãnh thổ kéo dài với Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei trên Biển Đông. Ngược lại, Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của ASEAN trong suốt 8 năm qua, và cũng là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 3 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Theo số liệu thống kê của Trung Quốc, kim ngạch thương mại của Trung Quốc với ASEAN năm 2018 đạt hơn 500 tỷ USD, trong đó Việt Nam, Malaysia, Thái Lan là những đối tác lớn nhất của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này.

Hiện nay, 21 trong số 39 tuyến thương mại hàng hải của Trung Quốc và 60% hoạt động giao thương của Trung Quốc là thông qua quần đảo Trường Sa – một quần đảo đang xảy ra tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với Malaysia, Philippines, và Việt Nam. Không giống như các khu vực đang phát triển khác, hoạt động thương mại 2 chiều của Trung Quốc với Đông Nam Á trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng được đánh giá cao hơn nhiều so với việc chỉ mua nguyên liệu thô của Trung Quốc. tất cả 10 thành viên ASEAN đều nằm trong số 57 thành viên sáng lập ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc dẫn dắt. Ngân hàng này được biết đến rộng rãi như một phương tiện tài trợ cho sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc. 4 quốc gia trong khu vực – bao gồm Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, và Malaysia – đều là trung tâm lợi ích của Bắc Kinh. “Indonesia, Malaysia và Thái Lan không có lập trường quá cứng rắn đối với những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Họ có mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc, và nằm trong số những nước có nền kinh tế phát triển nhất, lớn nhất của Châu Á”. Trong khi đó Việt Nam dù có quan điểm phản đối mạnh mẽ về sự bành trướng ngày càng tăng của Trung Quốc trên Biển Đông, song vẫn có mối quan hệ bền chặt với Bắc Kinh vì giữa họ có chung ý thức hệ chính trị.

Tuy nhiên chính sách của Bắc Kinh đối với các nước Đông Nam Á “phần lớn mang tính chia để trị”, trong khi khuyến khích các nước châu Á không có tranh chấp với Trung Quốc đứng ở bên lề, Bắc Kinh còn đối phó với các nước có tranh chấp trên cơ sở song phương bằng nỗ lực ngăn cản các quốc gia bên ngoài như Mỹ và Nhật Bản đang tiến gần đến “cuộc chơi” này. Trung Quốc bắt đầu thận trọng ngăn cản các quốc gia châu Á đoàn kết chống lại Trung Quốc. Để xoa dịu những lo ngại về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Bắc Kinh đã chọn sử dụng lực lượng bảo vệ bờ biển, chứ không phải lực lượng hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) làm lực lượng tiên phong trong việc bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Các nước Đông Nam Á cần thận trọng với chính sách của Trung Quốc như là Malaysia đã làm gần đây.      

RELATED ARTICLES

Tin mới