Quân đội Trung Quốc đã tiến hành đợt tập trận đầu tiên trong năm 2019, kéo dài 34 ngày (16/01-20/2), với sự tham gia của các đơn vị hải quân, không quân và tên lửa trên Biển Đông và khu vực ở phía Tây Thái Bình Dương. Theo giới quan sát từ các nước, cuộc tập trận này của Trung Quốc có một số điểm rất đáng chú ý.
Hoạt động tập trận trái phép của TQ ở Biển Đông. Nguồn: Sina
Thứ nhất, Trung Quốc đã huy động một lực lượng lớn bao gồm cả không quân, hải quân và lục quân. Theo thông báo của Hạm đội Nam Hải, nhiều loại chiến hạm mới nhất của Trung Quốc đã tham gia cuộc tập trận này, trong đó có chiếc tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường Hợp Phì, tàu chiến trang bị tên lửa dẫn đường Vận Thành, tàu tấn công đổ bộ Trường Bạch Sơn và tàu tiếp liệu Hồng Hồ. Điều này cho thấy, Trung Quốc đang muốn tăng cường sự phối hợp tác chiến của nhiều lực lượng cùng một lúc trên môi trường biển. Điều này cũng trùng mới các ý kiến trước đây cho rằng quân đội Trung Quốc thực tế còn yếu trong khâu thực chiến và phối hợp giữa các lực lượng.
Thứ hai, để mô phỏng tình huống chiến tranh thực tế, đợt tập trận này không có một kịch bản lên trước và cũng không có thông báo trước nào đưa ra, một điều khá khác so với trước đây, mỗi khi Trung Quốc tập trận thường ra thông báo trước hoặc loan tin cấm tàu thuyền lưu thông ở khu vực diễn tập. Trong cuộc tập trận, mọi thông tin chỉ đạo, điều khiển và các phương án xử lý sẽ được đưa ra trên cơ sở tình thế chiến đấu thực tế phát sinh trong khi tập trận.
Thứ ba, các hoạt động huấn luyện bao gồm đánh trả các tàu tấn công, cứu hộ bằng không quân và bắn đạn thật. Trong 34 ngày tập trận, các lực lượng của Trung Quốc đã phối hợp tiến hành tần suất lớn với 20 đợt tập trận khác nhau. Một số nguồn tin cho biết lực lượng tên lửa cũng đã gửi một nhóm thông tin liên lạc tới tham gia tập trận vì một trong những cuộc tập trận có liên quan tới phòng thủ tên lửa. Các binh sĩ đóng quân trên nhiều đảo do Trung Quốc đang kiểm soát ở Biển Đông cũng đã tham gia hoạt động này.
Thứ tư, lực lượng tên lửa của quân đội Trung Quốc có thể đã muốn thử nghiệm điều động cố định các tên lửa phòng không HQ-9 và tên lửa chống hạm YJ lên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vốn đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Các đợt tập trận mới nhất của Trung Quốc cho thấy quân đội nước này đang cố gắng hợp nhất hoạt động của các đơn vị thông thường và chiến thuật của lực lượng tên lửa với chiến khu miền Nam và lực lượng giám sát Biển Đông.Trung Quốc đã và đang xây dựng rất nhiều hạ tầng quân sự ở Biển Đông.Từ một loạt căn cứ tiền đồn được trang bị năng lực tình báo, trinh sát, do thám, điều động quân trên Biển Đông, cho tới những căn cứ không quân với các nhà chứa máy bay, bãi đáp trực thăng và các đường băng kéo dài đủ cho chiến đấu cơ và máy bay tuần tra hải quân, máy bay vận tải quân sự đáp xuống.