Tại sao Triều Tiên lưỡng lự, nước đôi khi đàm phán từ bỏ chương trình hạt nhân, mặc dù đó là một điều tốt đối với chính bản thân họ và cả thế giới? Đương nhiên Triều Tiên có mối lo ngại riêng khi bị chèn ép quá nhiều.
Triều Tiên cũng mong muốn từ bỏ chương trình hạt nhân vì họ cũng biết điều đó là rất tốt đối với bản thân họ, các nước láng giềng và cả thế giới. Tuy nhiên, Triều Tiên có mối lo ngại của riêng mình để lưỡng lự nước đôi.
Giải thích về mối lo ngại của chính quyền Triều Tiên khi đàm phán tiến trình phi hạt nhân với Mỹ. Giữa tháng 3, Choson Sinbo, tờ báo thân Triều Tiên tại Nhật Bản, đã kêu gọi Mỹ từ bỏ cái mà tờ này gọi là các “yêu sách đơn phương” trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Triều Tiên.
Nội dung thông tin đã làm rõ, không một cuộc đối thoại xây dựng nào có thể được thực hiện nếu Mỹ tiếp tục kêu gọi một thỏa thuận trọn gói và một giải pháp duy nhất thông qua việc đưa ra các yêu sách đơn phương liên quan tới việc dỡ bỏ tổ hợp hạt nhân Yongbyon cũng như từ bỏ chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân.
Nếu Mỹ cứ tiếp tục duy trì lối suy nghĩ bá chủ, nước lớn, áp đặt, bề trên như trong cuộc đàm phán thì Triều Tiên và Mỹ không thể có đối thoại mang tính xây dựng và điều đó là không công bằng cho Triều Tiên. Nhưng lo ngại của Triều Tiên vì những lý do sau:
Trước hết, Triều Tiên lo ngại về vấn đề đảm bảo an ninh quốc gia cho chính họ. Lật đổ chính quyền quốc gia mà Mỹ không thừa nhận đã được thực hiện rất nhiều lần và vẫn đang được thực hiện. Iraq, Libya là những ví dụ minh họa và hiện nay Syria là ví dụ điển hình. Bên cạnh đó, những gì Mỹ đang thực hiện ở Ukraine cũng là một ví dụ trong khi trường hợp của Venezuela lại là một ví dụ mới nhất.
Triều Tiên đã đưa ra yêu cầu này trong các cuộc đàm phán hạt nhân của một vài nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ với nước này. Điều này cũng có nghĩa là Mỹ phải đảm bảo không can thiệp dưới bất kỳ hình thức nào vào công việc nội bộ, không tìm cách lật đổ chính quyền Triều Tiên, cũng có nghĩa là phải bảo đảm để Triều Tiên đi con đường của mình.
Đây là vấn đề không quá phức tạp khi nó đã là nguyên tắc được thừa nhận trên thế giới. Tuy nhiên, Mỹ và các nước phương Tây lại không nghĩ như vậy. Tư tưởng áp đặt, nước lớn đã ăn sâu vào các nước này mất rồi.
Với bản chất cố hữu và tự cho mình tư cách là đại diện của nền văn minh phương Tây, Mỹ luôn tìm cách khôi phục sự thống trị toàn diện của phương Tây đối với thế giới, đặt nền văn minh phương Tây lên trên các nước.
Rõ ràng, mối lo ngại này của Triều Tiên là có cơ sở. Mấy thập kỷ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, ý đồ lật đổ chính quyền quốc gia của các nước mà Mỹ không thừa nhận hầu như đều đã thực hiện, liệu Mỹ có thể buông tay với Triều Tiên?
Ngoài ra, Triều Tiên còn một mối lo ngại khác, những thỏa thuận mà Mỹ ký kết và các vấn đề mà Mỹ hứa hẹn có đáng tin cậy hay không? Nam Tư và Liên Xô là những bài học điển hình về việc này mà không thể không nhắc đến. Bên cạnh đó, sinh động nhất lại là thỏa thuận hạt nhân Iran, chỉ cần Mỹ không hài lòng thì sẽ hủy bỏ tất cả.
Thỏa thuận hạt nhân giữa 6 nước và Iran đã bị Mỹ hủy bỏ sau khi thay đổi Tổng thống năm 2016. Thỏa thuận của 6 nước có thể hủy bỏ thì thỏa thuận giữa hai nước e là càng dễ có lý do hơn để hủy bỏ.
Một vấn đề cần lo ngại nữa là, nếu Mỹ thật sự muốn cùng Triều Tiên đạt được một thỏa thuận nào đó về vấn đề hạt nhân, Triều Tiên lo một ngày nào đó thỏa thuận này sẽ bị hủy bỏ khi một vị Tổng thống khác của Mỹ lên nắm quyền. Hoặc là Donald Trump có thể tìm lý do nào đó để hủy bỏ trong nhiệm kỳ của mình
Để đi tới các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên, Triều Tiên đã phá hủy một số cơ sở hạt nhân còn Mỹ thì chưa nới lỏng bất cứ lệnh trừng phạt nào. Suy cho cùng, không chỉ riêng Triều Tiên có những suy nghĩ như vậy, rất nhiều nước trên thế giới cũng có suy nghĩ tương tự.
Chẳng hạn như Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), đàm phán chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. INF là kết quả của nhiều cuộc đàm phán, Mỹ nói rút thì ngay lập tức rút. Đàm phán thương mại Mỹ-Trung cũng đã được tổ chức nhiều lần nhưng có lần nào không phải là do Mỹ hủy bỏ một cách đột ngột hay không.
Từ lâu nay, Mỹ và Triều Tiên luôn tồn tại vấn đề con gà hay quả trứng có trước trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Mỹ cho rằng Triều Tiên phải từ bỏ hạt nhân trước thì mới có thể dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt. Triều Tiên cũng đã sớm cho rằng, Mỹ phải dỡ bỏ các lệnh trừng phạt trước để thể hiện thành ý, nếu không nước này không thể từ bỏ hạt nhân.
Triều Tiên hiểu rất rõ bài học Iraq, Libya đều đã từ bỏ hạt nhân nhưng các lệnh trừng phạt vẫn không được dỡ bỏ. Thực tế, việc dỡ bỏ và khôi phục các lệnh trừng phạt có thể được tiến hành rất dễ dàng nhưng một khi cơ sở hạt nhân bị dỡ bỏ, xây dựng lại sẽ rất khó khăn, chắc chắn không thể hoàn thành trong thời gian ngắn.
Trong trường hợp đó, nếu Mỹ phát động cuộc tấn công bất ngờ, Triều Tiên sẽ không còn khả năng đáp trả bằng hạt nhân. Việc đề xuất hai bên giải quyết vấn đề hạt nhân theo từng giai đoạn nghe qua sẽ thấy rất khả thi, nhưng mấu chốt là ở phương thức làm thế nào để giải quyết nó.
Sau khi Triều Tiên hoàn thành quá trình từ bỏ hạt nhân theo từng giai đoạn, Mỹ muốn khôi phục lệnh trừng phạt là họ có thể làm được ngay và vấn đề vẫn trở về điểm xuất phát ban đầu.
Mỹ vẫn là nước “cầm dao đằng chuôi”