Sunday, January 12, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnTừ SARS đến sốt heo: TQ xử lý dịch bệnh bằng cách...

Từ SARS đến sốt heo: TQ xử lý dịch bệnh bằng cách ‘che giấu’

Gần đây, dịch sốt heo châu Phi liên tục tàn phá Trung Quốc đại lục. Một số chuyên gia lo ngại, nếu virus gây sốt lợn biến thể lây nhiễm vào cơ thể người, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng được. Truyền thông quốc tế cho rằng tình trạng che giấu của chính quyền Trung Quốc là nguyên nhân sâu xa của việc không thể kiểm soát dịch bệnh.

Trước kia, khi dịch SARS bùng phát ở Trung Quốc, cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân đã chỉ đạo che giấu người dân về dịch bệnh, khiến dịch bệnh lây lan khắp đại lục và ra nước ngoài, theo NTD.

Giờ đây, tình trạng lây lan của dịch sốt heo châu Phi ở Trung Quốc ngày càng gia tăng và virus gây sốt heo thậm chí đã xuất hiện trên bàn ăn của người dân.

Nhiều loại bánh bao thương hiệu nổi tiếng ở đại lục đã được phát hiện có chứa virus sốt heo, gây hoang mang cho dân chúng, khiến người dân đại lục không khỏi lo lắng nó sắp diễn biến thành một trận đại dịch SARS khủng khiếp khác.

Từ Trung Quốc sang lan nước khác, thậm chí vượt biển đến Hoa Kỳ

Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) thứ Sáu (15/3) cho biết, họ đã bắt giữ lô hàng thực phẩm bất hợp pháp lớn nhất trong lịch sử từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ bao gồm: xúc xích, jăm-bông, mì Liangpi, bột ốc sên v.v., đây đều là những mặt hàng Trung Quốc bị cấm vì dễ dàng chứa virus dịch sốt heo châu Phi. CBP cho biết sẽ ngăn chặt virus gây sốt heo châu Phi thông qua con đường buôn lậu thực phẩm vào Hoa Kỳ.

Hơn nữa, dịch bệnh ở heo đã lây lan sang Việt Nam, Đài Loan, Hồng Kông, Mông Cổ. 

Trung Quốc không thể kiểm soát dịch bệnh trong nước, thậm chí để dịch bệnh lây lan sang các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. (Ảnh: GREG BAKER/AFP/Getty Images))

Về việc phòng chống và kiểm soát dịch SARS của ĐCSTQ từng bị cộng đồng quốc tế lên án.

Năm 2003, dịch SARS bùng nổ khắp thế giới, trước đó dịch SARS lần đầu tiên bùng phát ở miền nam Trung Quốc vào tháng 11/2002.

Theo cuốn sách “Con người Giang Trạch Dân”, sự bùng phát dịch SARS trùng với việc triệu tập Đại hội toàn quốc lần thứ 16 của ĐCSTQ, để duy trì vị trí chủ tịch Quân ủy Trung ương của mình, ông Giang Trạch Dân ban hành mệnh lệnh “ổn định áp đảo mọi thứ”. Ấn phẩm lưu hành nội bộ của Ban Tuyên giáo thuộc Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ tuyên bố rõ ràng, không được báo cáo công khai dịch SARS.

Vào ngày 16/11/2002, sau khi dịch SARS lần đầu tiên được phát hiện ở tỉnh Quảng Đông, giới lãnh đạo của ĐCSTQ tồn tại 2 luồng ý kiến khác nhau trong việc xử lý báo cáo dịch SARS, một nhóm cho rằng nên công bố trước công chúng, nếu không thì hậu quả sẽ rất tệ hại.

Lô hàng Trung Quốc mà Hoa Kỳ bắt giữ, bên ngoài ghi là trà lá Đại Hồng Bào nhung lại chứa xúc xích. (Ảnh: chụp màn hình từ video của NTD)

Trong khi đó ông Giang Trạch Dân thẳng thừng nói: “Lấy sự ổn định để đạt được sự phồn vinh, không tiếc rẻ chết 2 triệu người”.

Đứng đầu Ban tuyên giáo tỉnh Quảng Đông kiêm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Đông khi đó là ông Lý Trường Xuân, cũng trăm phương ngàn kế tìm cách che giấu lấp liếm dịch bệnh, khiến dịch SARS dần dần lây lan sang các tỉnh khác.

Khi Lý Trường Xuân rời Quảng Đông, các quan chức Quảng Đông bắt đầu nội bộ lục đục, có tờ báo địa phương đã bắt đầu báo cáo về tình hình dịch bệnh SARS.Vì vậy, Giang Trạch Dân đã vội vàng điều động ông Trương Đức Giang, Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang về làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, và tin tức về dịch SARS lại bị chặn.

Nhưng họ lại không thể ngăn chặn virus lây bệnh, và dịch SARS nhanh chóng lây lan khắp tỉnh Quảng Đông.

Vào đầu tháng 3/2003, khi Đại hội Nhân dân Toàn quốc và Hội nghị tham vấn chính trị nhân dân Trung Quốc họp tại Bắc Kinh, thì bùng nổ tin tức mới gây sốc, một bác sĩ ở Quảng Đông lâm bệnh nặng đi đến Hồng Kông để chữa trị nhưng lại nhanh chóng qua đời ở đó.

Kể từ đó, dịch SARS bắt đầu lan rộng ở Hồng Kông, khiến thế giới đã bắt đầu hoảng sợ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã yêu cầu ĐCSTQ báo cáo ngay về tỷ lệ mắc bệnh và lây lan dịch SARS ở Trung Quốc.

Vào ngày 26/3, dưới áp lực của Tổ chức Y tế Thế giới, bác sĩ cá nhân của ông Giang Trạch Dân và Bộ trưởng Y tế Trương Văn Khang, lần đầu tiên công khai thừa nhận dịch bệnh SARS ở Bắc Kinh.

Tuy nhiên, ông Trương chỉ nói rằng, ở tỉnh Quảng Đông có 792 người bị nhiễm bệnh và 31 người chết, tình hình dịch bệnh ở các tỉnh thành khác một câu cũng không nhắc đến.

Ông Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, ngày 18/10/2017Ông Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, ngày 18/10/2017.

Chủ tịch Trung Quốc khi đó là ông Hồ Cẩm Đào kêu gọi chính phủ và các quan chức địa phương báo cáo dịch bệnh mỗi ngày, và không trì hoãn báo cáo, không báo cáo lậu hay giấu giếm báo cáo.

Bộ trưởng Y tế Trương Văn Khang công khai đối đầu với ông Hồ Cẩm Đào và nói, không có pháp lý nào ở Trung Quốc yêu cầu báo cáo dịch bệnh mỗi ngày.

Nhiều nhà quan sát phân tích, sự lơ là có chủ ý này dẫn dẫn đến tình trạng không thể kiểm soát được dịch bệnh, khiến dịch SARS từ tỉnh Quảng Đông miền nam Trung Quốc lây lan sang 20 tỉnh thành khác, bao gồm cả Bắc Kinh và Trung Nam Hải.

Dịch bệnh SARS cũng nhanh chóng lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới qua đường xuất nhập cảnh.

NTD báo cáo, riêng ông Giang Trạch Dân cùng gia đình đã đi lánh nạn dịch bệnh từ Thượng Hải cho đến Liêu Ninh và Sơn Đông. Cuối tháng 5, khi tình hình dịch SARS khá hơn một chút, ông Giang mới lẻn về Bắc Kinh, nhưng vẫn không dám quay lại Trung Nam Hải mà sống ở núi Ngọc Tuyền.

RELATED ARTICLES

Tin mới