Monday, January 6, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaBản tin Biển Đông ngày 09/04/2019

Bản tin Biển Đông ngày 09/04/2019

Bản tin Biển Đông ngày 09/04/2019.

Ngoại trưởng Philippines: Mỹ là đồng minh quân sự duy nhất của Philippines

Ngày 9/4, hãng ABS-CBN đưa tin, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng sự hiện diện ở Biển Đông, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin tuyên bố Mỹ sẽ vẫn là “đồng minh quân sự duy nhất” của Philippines. Ngoại trưởng Locsin cho rằng, Philippines có hai đồng minh tự nhiên là Mỹ và Nga. Còn đối với Trung Quốc, khôn ngoan nhất là giữ mối quan hệ bạn bè, không bao giờ trở thành đồng minh. Đó là logic của sự cân bằng sức mạnh. Washington và Manila ràng buộc với nhau bởi Hiệp ước Phòng thủ tương hỗ từ hơn nửa thế kỷ nay. Tuy nhiên, vai trò của Hiệp ước trong tranh chấp biển giữa Philippines và Trung Quốc hiện chưa rõ ràng. Do vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana từng phát biểu muốn xem xét lại các điều khoản của Hiệp ước này. Trong khi đó, Ngoại trưởng Locsin ngày 6/4 một lần nữa nhắc lại quan điểm cá nhân của mình rằng sẽ không hối tiếc nếu sự biến đổi khí hậu và nước biển dâng che phủ các đảo đá tranh chấp ở Biển Đông, và do đó, sẽ cuốn bay vấn đề tranh chấp đảo.

Yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là lời cảnh báo đối với Châu Âu

Ngày 8/4, tờ Financial Times đăng bài viết của Yasunori Nakayama, Quyền Giám đốc Viện Các vấn đề quốc tế Nhật Bản, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại quốc tế, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp của Nhật Bản, cho rằng các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là lời cảnh báo đối với Châu Âu. Bài viết nhận định, Trung Quốc đang tiến hành một cuộc chiến pháp lý để củng cố các yêu sách quá đáng của mình ở một vùng biển rộng lớn ở Biển Đông. Gần đây, việc Trung Quốc đạt được một số thỏa thuận liên quan đến các cảng của Italy đã mở tuyến đường trên biển và xuyên lục địa từ Bắc Kinh tới Châu Âu. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đầu tư rải rác ở nhiều nơi trên thế giới với mức độ không đủ lớn để gây sự chú ý. Nhưng với tham vọng của Trung Quốc trở thành cường quốc hàng hải toàn cầu, sẽ có các hệ quả chính trị và an ninh đối với Châu Âu và Mỹ. Sự bành trướng âm thầm về sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông mang đến một bài học nghiêm túc cho Châu Âu.

Trung Quốc yêu sách hơn 80% diện tích Biển Đông, cho rằng họ có “quyền lịch sử” đối với vùng biển này theo luật tập quán quốc tế. Phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016 đã bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc, tuy nhiên, không thể làm mờ đi tham vọng của nước này. Bắc Kinh vẫn tiếp tục xây các căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo, trang bị các loại tên lửa đất đối không, sân bay phục vụ máy bay ném bom. Gần đây, Trung Quốc còn đưa khoảng 200 tàu được cho là của lực lượng dân quân biển đến đảo Thị Tứ, khiến căng thẳng gia tăng. Tác giả bài viết cho rằng, cần phải chú ý đến việc Trung Quốc tuyên bố các đường cơ sở thẳng quanh các đảo ngoài khơi từ năm 1996 và đến nay vẫn tiếp tục có ý định này, bất chấp Phán quyết của Tòa rằng Bắc Kinh không có quyền làm như vậy. Nếu Trung Quốc tuyên bố vẽ đường cơ sở thẳng quanh quần đảo Trường Sa, một phần lớn Biển Đông sẽ trở thành vùng nước nội thủy của Trung Quốc, từ đó hạn chế sự đi lại của các tàu nước ngoài, gây ra tác động nghiêm trọng đến thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, Trung Quốc luôn miệng khẳng định rằng họ tuân thủ Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS), tôn trọng các nguyên tắc trên biển. Tuy nhiên, có nhiều lý do để nghi ngờ điều này. Tại một hội thảo tổ chức tại Tokyo vào tháng 3 vừa qua, Paul Reichler, luật sư của Philippines trong vụ kiện trọng tài Biển Đông đã khẳng định, “từ quan điểm của Nhật Bản mà tôi cũng đồng tình, đó là Trung Quốc đã áp dụng một số cách giải thích UNCLOS theo cách chỉ phục vụ cho bản thân mình và hầu như không thể hiểu được. Các quy tắc và cấu trúc đã thiết lập của hệ thống biển quốc tế đang ngày càng bị đe dọa.

RELATED ARTICLES

Tin mới