Sunday, January 5, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaNhằm xoa dịu dư luận trong nước: Chính quyền Philippines loan báo...

Nhằm xoa dịu dư luận trong nước: Chính quyền Philippines loan báo đã gửi công hàm phản đối hơn 200 tàu TQ ở Biển Đông

Làn sóng dư luận phản đối Trung Quốc đang dâng lên mạnh mẽ tại Philippines sau việc cựu quan chức nước này kiện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) do những hành động quân sự hóa, bồi đắp đảo ở Biển Đông. Và như để xoa dịu dư luận do lo ngại sức mạnh từ tiếng nói của người dân, Chính quyền Philippines đã có phản ứng chống chế.

Làn sóng dư luận phản đối TQ đang dâng lên mạnh mẽ. Nguồn: Phil Star

Khi chính sách phát triển của chính quyền đi ngược lại với nguyện vọng của người dân Philippines

Một làn sóng dư luận phản đối Trung Quốc đang dâng lên mạnh mẽ tại Philippines sau hàng loạt vụ việc liên quan Trung Quốc, trong đó trực tiếp gần đây nhất là vụ cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario và nguyên Lãnh đạo cơ quan chống tham nhũng của Philippines, Tổng Thanh tra Conchita Carpio Morales đã đệ đơn kiện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), nhân danh người dân Philippines và nhân danh hàng trăm ngàn ngư dân Philippines chịu tác động do việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo và chiếm đóng các đảo vùng Biển Tây Philippines (Biển Đông). Tính đến hiện tại đã có 25.000 người dân Philippines ký vào thư ủng hộ vụ kiện và con số đang không ngừng gia tăng.

Trước phản ứng mạnh mẽ của người dân, chính quyền Philippines đã buộc phải có những động thái nhằm xoa dịu tình hình. Cụ thể: Phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Salvador Panelo hôm 01/4 cho biết Philippines đã gửi công hàm phản đối sự hiện diện của hơn 200 tàu thuyền của Trung Quốc gần đảo Thị Tứ (thuộc chủ quyền của Việt Nam) hiện nằm dưới quyền kiểm soát của Philippines. Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Zhao Jianhua nói với các phóng viên rằng cả ngư dân Philippines và Trung Quốc đều hiện diện tại khu vực tranh chấp.Bắc Kinh và Manila đang xử lý các vấn đề liên quan tới hàng hải thông qua các kênh ngoại giao. Ông cũng bác bỏ các tin tức nói rằng các ngư dân Trung Quốc có mang theo vũ khí.

Trước đây, trong các vụ người dân Philippines phản đối Trung Quốc so các vụ tàu Trung Quốc xuôi đuổi, đe dọa ngư dân Philippines, Chính quyền của Tổng thống Duterte cũng có những động thái tương tự, chiếu lệ như việc phản đối một số hành động Trung Quốc về mặt ngoại giao hay thể hiện thái độ “ủng hộ” đối với người dân. Tuy nhiên, những động thái này không thể xoa đi ý nghĩ và bù đắp niềm tin của người dân về việc chính quyền nước này thắt chặt quan hệ với Trung Quốc như hiện nay.

Phát biểu trước báo giới hôm 25/3, khi được phóng viên hỏi về thông tin cho thấy tàu hải cảnh Trung Quốc xua đuổi ngư dân Philippines tại bãi cạn Scarborough và ngăn ngư dân Philippines tiếp cận các khu vực gần đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, liệu Philippines sẽ làm gì khi Trung Quốc đang kiểm soát như hiện nay? Ông Salvador Panelo, người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines, nói rằng nếu các thông tin trên là có thật, chính quyền Philippines chắc chắn sẽ phản đối thái độ hung hăng của Trung Quốc. Song khẳng định trước các hành động hiện nay của Trung Quốc ở Biển Đông, chính phủ nước này chỉ có thể phản đối thật mạnh mẽ, vì Trung Quốc đang có sự kiểm soát tại Biển Đông.

Những hệ lụy người dân Philippines có thể nhìn thấy từ chính sách quan hệ với TQ của chính quyền

Dư luận cho rằng Philippines nhượng bộ với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông, thậm chí là bỏ qua phán quyết của Tòa Trọng tài Liên hợp quốc theo Phụ lục VII về vụ kiện “đường lưỡi bò”, để đổi lại những lợi ích về kinh tế từ Trung Quốc, mà cụ thể là các khoản viện trợ và đầu tư tài chính. Tuy nhiên, thực tế những gì Philippines nhận được không bằng con số 0. Có thể thấy Trung Quốc cam kết sẽ đầu tư và cung cấp những khoản hỗ trợ tài chính ưu đãi lên đế hàng chục tỉ USD cho mục tiêu phát tiển nền kinh tế Philippines. Song đến nay nguồn vốn này vẫn chưa đổ về Philippines, cũng như chưa có bất kỳ dự án cơ sở hạ tầng lớn nào được khởi công. Trong khi đó, Trung Quốc thường cho vay mà không quan tâm khả năng trả nợ của đối tác, nhưng đổi lại cũng đòi hỏi lãi suất “cắt cổ” hoặc yêu cầu tài sản thế chấp hoặc có giá trị kinh tế lâu dài hay có vị trí an ninh, chiến lược đặc biệt quan trọng trong khu vực, kiểu như mỏ khoáng sản hay cảng biển để giành thêm quyền kiểm soát trong trường hợp bên đi vay vỡ nợ. Những dự án hạ tầng có vốn đầu tư Trung Quốc, thay vì hỗ trợ các doanh nghiệp và lao động địa phương, điều kiện gói vay của Trung Quốc cũng kèm theo việc phải chỉ định nhà thầu Trung Quốc thi công hoặc phải sử dụng lao động nhập cư người Trung Quốc, khiến ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc do nhà nước nắm quyền quản lý các dự án đầu tư tại Philippines và người dân Philippines bị mất việc làm vào tay lao động Trung Quốc ngay trên đất nước của mình.

Chính vì thất vọng với cách tiếp cận quá mềm mỏng của ông Duterte, nên một bộ phận quan chức quốc phòng hàng đầu của Philippines có xu hướng lên án việc Trung Quốc đang dần từng bước củng cố hạ tầng và sự hiện diện ở Biển Đông bằng cách tiết lộ cho giới truyền thông hoặc cho những người chỉ trích ông Duterte tại Quốc hội. Bộ phận chính trị gia khác tại Toà án, Quốc hội và các đảng chính trị đối lập tại Philippines liên tục chỉ trích thái độ nhu nhược trước Trung Quốc của Tổng thống Duterte, cho rằng Chính quyền Philippines đã bỏ qua phán quyết của Tòa, chấp nhận đánh đổi chủ quyền cho Trung Quốc để lấy lợi ích kinh tế. Người người dân Philippines đã phản đối mạnh mẽ các hành động của Trung Quốc vi phạm phán quyết, xâm phạm chủ quyền của Philippines tại bãi cạn Scarborough. Nhiều cuộc biểu tình của người dân Philippines đã nổ ra để yêu cầu Trung Quốc ngừng ngăn cản hoạt động đánh bắt và tịch thu cá của ngư dân Philippines.

RELATED ARTICLES

Tin mới