Tuesday, January 7, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaTQ đang tìm cách hướng lái dư luận về tiến trình đàm...

TQ đang tìm cách hướng lái dư luận về tiến trình đàm phán COC

Việc Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đầu tháng 3 vừa qua loan báo rằng ngày càng nhiều nước ASEAN đồng ý với đề xuất của Trung Quốc nhằm đẩy nhanh các cuộc đàm phán COC, đồng thời tiếp tục đe nạt các quốc gia khác không can thiệp vào quá trình này cho thấy nước này đang tìm cách hướng lái dư luận về đàm phán COC theo cách có lợi cho mình.

TQ đang lo ngại sự can thiệp từ bên ngoài vào COC. Nguồn: Straits Times

Phát biểu họp báo bên lề Kỳ họp Lưỡng Hội của Trung Quốc ở Bắc Kinh hôm 8/3, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị loan tin rằng ngày càng nhiều nước ASEAN đồng ý với đề xuất của Trung Quốc nhằm đẩy nhanh các cuộc đàm phán cho một hiệp ước trên Biển Đông, đồng thời ông này tiếp tục cảnh báo các quốc gia khác không can thiệp vào quá trình này. “Chúng tôi hoan nghênh những lời khuyên có thiện chí, nhưng không chấp nhận sự bôi nhọ hay can thiệp chính trị. Các quốc gia trong khu vực nên nắm trong tay chính chìa khóa của chúng ta cho hòa bình và ổn định ở Biển Đông”, Ngoại trưởng Vương Nghị nói. Ông Vương Nghị nói rằng các nước trong khu vực nên tự phát triển và tôn vinh một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Trung Quốc đang bị dư luận lên án gay gắt về hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, nước này đã xây dựng các tiền đồn quân sự trên các đảo và rạn san hô mà theo họ là cần thiết để tự vệ. Trong khi đó, Mỹ và các nước thường xuyên triển khai tàu chiến, máy bay vào tuyến đường thủy đang tranh chấp để thực thi “quyền tự do hàng hải, hàng không”.

Các nước ASEAN mong muốn các cuộc đàm phán về COC sẽ đưa ra các chuẩn mực hành vi trong vùng biển bị tranh chấp. Tiến trình đàm phán bắt đầu vào tháng 3/2018 sau khi Dự thảo khung về COC được các bên thông qua năm 2017. Vòng đàm phán mới nhất bắt đầu vào cuối tháng 2/2019. Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Singapore (11/2018), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đề xuất sẽ kết thúc các cuộc đàm phán về COC vào năm 2021. Ngoại trưởng Vương Nghi rêu rao rằng điều này cho thấy “sự nghiêm túc và cam kết” của Trung Quốc trong việc đạt được thỏa thuận. “Trung Quốc và các thành viên ASEAN sẽ tập trung bảo vệ các cuộc đàm phán khỏi sự can thiệp và cố gắng đẩy nhanh nó trên cơ sở đồng thuận”, ông Nghị nói.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải khẳng định lại rằng quá trình đàm phán COC đã kéo quá dài và gặp nhiều khó khăn, không phải do sự can thiệp của bên thứ 3 mà do chính Trung Quốc. Hiện nước này tích cực tuyên bố về việc “đang đẩy nhanh đàm phán COC với ASEAN” nhằm phục vụ ý đồ của nước này chứ không phải vì lợi ích chung của các nước hay vì hòa bình khu vực như những gì nước này tuyên bố. Rõ rằng từ sau khi “thất bại” trước Phán quyết của Tòa Tòa Trọng tài (7/2016), Trung Quốc muốn cứu vãn uy tín và đánh lạc hướng sự chỉ trích việc nước này bác bỏ phán quyết của Tòa. Trung Quốc tìm cách lống ghép các nội dung có lợi cho mình và không ngừng gây sức ép để buộc các nước khác trong ASEAN phải thuận theo ý muốn của Trung Quốc và theo dẫn dắt của Trung Quốc. Trung Quốc cho rằng COC vẫn là một văn kiện chính trị, trong khi đó, một số thành viên ASEAN, đặc biệt là các nước có liên quan trực tiếp đến vấn đề tranh chấp Biển Đông đã đề nghị COC phải là một thỏa thuận ràng buộc pháp lý và phải được đề cập một cách toàn diện và hiệu quả hơn DOC, vốn chỉ là một tuyên bố chính trị. Điều quan trọng nhất là hiện nay Trung Quốc đã không ngừng tiến hành các hoạt động vi phạm các quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia xung quanh Biển Đông, đặc biệt là đối với Việt Nam và Philippines. Theo các báo cáo gần nhất, Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động quân sự hóa, xây dựng đảo khiến tình hình Biển Đông thêm phức tạp. Vì vậy, việc Trung Quốc nhiều lần tuyên bố thể hiện thiện chí tron đàm phán COC chỉ là hình thức, nhằm che đậy hướng lái dư luận cho âm mưu và hành động thực sự của Trung Quốc hiện nay ở Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới