Thursday, April 25, 2024
Trang chủĐàm luậnDo đâu chương trình tàu ngầm nội địa của Đài Loan gặp...

Do đâu chương trình tàu ngầm nội địa của Đài Loan gặp nhiều ách tắc?

Vừa qua, người đứng đầu cơ quan quốc phòng Đài Loan Nghiêm Đức Pháp (Yen Teh Fa) thông báo: một số nhà thầu nước ngoài sẽ tiếp tục tham gia vào dự án để chuyển giao công nghệ và cung cấp một số thiết bị cần thiết. Trước đó, một số nhà thầu nước ngoài đồng ý làm việc với Đài Loan trong giai đoạn thiết kế đã rút lui do áp lực từ Trung Quốc.

Theo Cơ quan Quốc phòng Đài Loan, đã hoàn thành hợp đồng thiết kế tàu ngầm nội địa đầu tiên của vùng lãnh thổ này. Mẫu tàu ngầm sẽ được thực hiện vào đầu những năm 2020. Các nguồn tin quân sự cho biết, chính quyền Đài Loan không có đủ khả năng để phát triển các công nghệ cốt lõi cần thiết cho động cơ diesel của tàu ngầm và hệ thống ngư lôi cùng tên lửa. Do vậy quân đội sẽ phải trả một khoản tiền khổng lồ để tìm kiếm giải pháp từ nước ngoài , vì số lượng nhà thầu hạn chế. Có tình trạng này là do Bắc Kinh tìm mọi cách ngăn chặn.

Cuối những năm 1980, một quốc gia khác là Hà Lan cũng đã từng hủy bỏ một thỏa thuận hợp tác do áp lực từ Trung Quốc.

Giai đoạn đầu của dự án là hoàn thành hợp đồng thiết kế. Giai đoạn tiếp theo là chế tạo mẫu tàu ngầm, cho chạy thử nghiệm trên biển. Tính ra, trong những năm qua, Đài Loan đã chi 1,59 tỉ USD cho chương trình tàu ngầm nội địa. Chủ trương lớn này nhằm mục đích hiện đại hóa đội tàu ngầm cũ kĩ, không còn khả năng chiến đấu. Đài Loan hiện có 2 tàu ngầm diesel-điện được mua từ Hà Lan vào những năm 1980. Ngoài ra còn có 2 tàu ngầm khác do Mỹ đóng từ Chiến tranh thế giới lần thứ 2, chủ yếu phục vụ mục đích huấn luyện.

Đến nay Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân. Nước này hầu như sở hữu công nghệ đồng bộ để sản xuất và chế tạo tàu ngầm động cơ diesel-điện. Chẳng hạn, hệ thống điện tử, hệ thống định vị thủy âm, hệ thống kiểm soát vũ khí của phần lớn tàu ngầm hạt nhân cũng có thể sử dụng cho tàu ngầm diesel-điện.

Tuy nhiên, Mỹ không đồng ý chuyển nhượng những công nghệ nhạy cảm, tiên tiến này cho Đài Loan. Có thể Mỹ sẽ lựa chọn chuyển nhượng hệ thống phiên bản đơn giản có tính năng kém hơn. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến tính năng của tàu ngầm Đài Loan. Về hệ thống riêng có của tàu ngầm thông thường thì phức tạp hơn nhiều. Chẳng hạn, trên tàu ngầm thông thường thế hệ mới của Trung Quốc có lắp hệ thống AIP (hệ thống tuần hoàn không khí độc lập), trên tàu ngầm mới của Nhật Bản cũng đã trang bị hệ thống tương tự. Trong khi đó, Mỹ không có kinh nghiệm sản xuất hệ thống này.

Trong nghiên cứu phát triển tàu ngầm, có thể theo cách tàu ngầm mới của Nga sử dụng ắc-quy mạnh hơn để thay thế, tàu ngầm hạt nhân Mỹ cũng có ắc-quy tự nghiên cứu phát triển, nhưng những ắc-quy này nhỏ và thô hơn ắc-quy tàu ngầm thông thường, bởi vì nó chỉ có thể dùng đến trong một số trường hợp khẩn cấp.

Cách đây một năm tháng 5/2018, Đài Loan và Công ty đóng tàu RH Marine ở Rotterdam – Hà Lan đã thỏa thuận hiện đại hóa hai tàu ngầm hiện tại. Từ năm 2020 đến năm 2022, Công ty này sẽ nâng cấp hàng loạt hệ thống điện và tự động hóa của xứ Đài.

Truyền thông Đài Loan hôm 9/4 đưa tin một công ty thương mại của hòn đảo này thường xuyên giao dịch với Triều Tiên tiết lộ, họ từng được Bình Nhưỡng tiếp cận để quảng bá vũ khí hồi năm 2016. Việc quảng bá diễn ra trong bối cảnh Đài Loan có kế hoạch chi gần 2 tỉ USD mua công nghệ tàu ngầm. 

Một chuyên gia tàu ngầm của Đài Loan đã đến TP Đan Đông, Trung Quốc, gặp các chuyên gia Triều Tiên. Nhưng hai bên không đạt được thỏa thuận nào do phía Đài Loan lo ngại các lệnh trừng phạt từ Mỹ.

RELATED ARTICLES

Tin mới