Wednesday, January 8, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaCạnh tranh ảnh hưởng giữa TQ, Ấn Độ tại khu vực Ấn...

Cạnh tranh ảnh hưởng giữa TQ, Ấn Độ tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và tác động đến tình hình Biển Đông

Khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương đang là tâm điểm của sự chú ý do là nơi diễn ra những cạnh tranh chiến lược mạnh mẽ giữa các nước, trong đó một trong những nhân tố đóng vai trò chính là việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng. Quá trình này cũng đang có tác động nhất định đến tình hình Biển Đông hiện nay.

Chiến lược đối phó của Ấn Độ đối với TQ tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Các can dự địa chiến lược của Ấn Độ tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm mục đích bảo vệ các lợi ích chiến lược và kinh tế trên toàn bộ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, chủ yếu là ở khu vực Đông Nam Á và Đông Á. Theo đó, Ấn Độ đã nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Mỹ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và các quốc gia thành viên quan trọng khác tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi tới Mỹ, Washington đã mô tả Ấn Độ như một đối tác quan trọng trong chính sách Biển Đông của Mỹ. Lần đầu tiên tuyên bố chung của hai nước đề cập tới tranh chấp Biển Đông, trong đó hai bên đã thể hiện quan ngại về sự gia tăng căng thẳng trên biển và do vậy hai nước cùng tập trung vào tăng cường an toàn trên biển. Trong cuộc gặp cấp Thủ tướng giữa Ấn Độ và Nhật Bản (12/2015), cả hai đều đưa ra quan ngại về tranh chấp Biển Đông. Về vấn đề này, tuyên bố chung đã được trong đó cả hai quốc gia kêu gọi Trung Quốc thể hiện sự tôn trọng ở mức cao nhất với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Trong chuyến thăm của Thủ tướng Tony Abbot tới Ấn Độ vào năm 2014, cả Australia và Ấn Độ đều nhất trí với việc xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hòa bình, thịnh vượng. Thêm vào đó, các vấn đề an ninh biển tại khu vực Án Độ Dương – Thái Bình Dương đã được nhấn mạnh trong chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi tới Australia (11/2016). Tại Thượng đỉnh Ấn Độ – ASEAN lần thứ 14, Ấn Độ đã đề nghị các quốc gia ASEAN đóng vai trò trong tranh chấp Biển Đông và tuân thủ các quy định của luật quốc tế, trong đó có UNCLOS. Các quốc gia ASEAN thừa nhận và công nhận vai trò lớn hơn của Ấn Độ tại khu vực nhằm đem lại hợp tác và đảm bảo an ninh thương mại biển tại khu vực Biển Đông.

Ấn Độ ngày càng chia sẻ nhiều lợi ích song trùng với các cường quốc đóng vai trò tích cực khác tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Thêm vào đó, Ấn Độ cùng với các bên yêu sách và các quốc gia có lợi ích khác ở Biển Đông cũng chia sẻ quan ngại về lập trường cứng rắn của Trung Quốc trong tranh chấp này. Trên thực tế, New Dehli đã hiệu chỉnh lại chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của mình nhằm kết nối với các quốc gia trong và ngoài khu vực, từ đó có thể tìm kiếm sự ủng hộ trong việc duy trì hòa bình và ổn định, chủ yếu là tại Biển Đông. Do vậy, các nhà phân tích và nhà chiến lược của thế giới đều có quan điểm rằng việc Ấn Độ gia tăng can dự tại Biển Đông và Trung Quốc đáp trả bằng cách mở rộng tầm ảnh hưởng chiến lược tại Ấn Độ Dương sẽ là nguy cơ cho an ninh của mỗi bên.

Những phản ứng, đối phó từ TQ

Trung Quốc đưa ra những quan ngại về việc Ấn Độ gia tăng can dự tại Biển Đông. Việt Nam gần đây đã ký kết một số thỏa thuận năng lượng với Ấn Độ để cùng thực hiện dự án thăm dò dầu khí trong phạm vi vùng EEZ 200 hải lý. Trước đó, Tập đoàn Dầu và Khí Tự nhiên (ONGC – Videsh) đã ký hợp đồng thăm dò dầu khí và hợp đồng này đã được gia hạn thêm hai năm. Các động thái trên bị Trung Quốc lên án mạnh mẽ và Trung Quốc là thách thức rõ ràng nhất cho các tham vọng kinh tế của Ấn Độ tại khu vực. Thêm vào đó, Trung Quốc, thông qua nhiều tuyên bố, đã cảnh báo Ấn Độ ngừng can dự vào tranh chấp Biển Đông. Là một phần của chính sách hung hăng của Trung Quốc, quân đội Trung Quốc đã đưa ra các cảnh báo đối với tàu của Ấn Độ từ năm 2012. Do vậy, Hải quân Ấn Độ đang theo dõi sát sao các động thái của tàu ngầm Trung Quốc tại Biển Đông và Ấn Độ Dương.

Tác động đến tình hình Biển Đông

Chiến lược “Chuỗi Ngọc trai” của Trung Quốc nhằm bao vây Ấn Độ đã buộc New Dehli phải tham gia vào Cuộc tập trận Malabar, cuộc tập trận hải quân ba bên giữa Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ tại Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, vì Ấn Độ muốn tránh thể hiện lập trường qua hành động quân sự, nên New Dehli lựa chọn việc hỗ trợ an ninh và hợp tác chiến lược cùng với Mỹ, nhưng chỉ dừng ở mức không gây ra tranh cãi với Trung Quốc. Trên thực tế, Biển Đông có vị trí quan trọng nếu nhìn vào hoạt động kinh tế giữa Ấn Độ và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Do đó, tranh chấp Biển Đông trong những năm tới có khả năng sẽ bước vào giai đoạn đụng độ quân sự ở quy môt toàn cầu, nơi các quốc gia trong và ngoài khu vực sẽ đối đầu lẫn nhau nhằm ủng hộ các đồng minh của mình. Nguy cơ xảy ra các tác động liên đới ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của Ấn Độ là điều gần như chắc chắn. Trong bối cảnh này, Ấn Độ thể hiện quan ngại về tranh chấp Biển Đông và do đó sẽ tiếp tục theo dõi sát những diễn biến gần đây tại khu vực. Hòa bình và ổn định là điều kiện tiên quyết để hoàn thành giấc mơ kinh tế tại khu vực, do đó những quan ngại về an ninh nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến các tham vọng chiến lược và kinh tế của Ấn Độ tại khu vực. Hơn thế, sự phát triển kinh tế của Ấn Độ có thể sẽ bị tác động nghiêm trọng. Trong bối cảnh này, Ấn Độ tiếp tục ủng hộ biện pháp hòa bình và lâu dài đối với tất cả các xung đột tại khu vực nói chung và Biển Đông nói riêng.

Là một sự thật không thể chối cãi, yêu sách tới 80% Biển Đông của Trung Quốc đã bị Toà trọng tài PCA bác bỏ. Tuy nhiên, việc Trung Quốc không công nhận phán quyết đã làm không chỉ các bên yêu sách mà còn cả các bên không có yêu sách lo lắng. Sau phán quyết, Ấn Độ đã lựa chọn việc tăng cường quan hệ với ASEAN, Mỹ, Nhật Bản và Australia và các quốc gia quan trọng khác tại khu vực này. Cùng với ẤnĐộ, phán quyết của tòa đã được hoan nghênh bởi Nhật, Mỹ, Australia, ASEAN và các quốc gia quan trọng khác tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Coi trọng sức nặng của phán quyết, Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã ra một tuyên bố rằng tất cả các bên phải tôn trọng phán quyết này. Báo chí Ấn Độ cho biết nước này ủng hộ tự do hàng hải, hàng không và thương mại không bị cản trở, dựa trên các nguyên tắc của luật quốc tế được phản ánh rõ ràng trong UNCLOS. Thêm vào đó, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng làm rõ rằngẤn Độ tin rằng các quốc gia liên quan sẽ giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình với việc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, kiềm chế trong việc thực hiện các hành vi có thể làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định.

Do vậy, các tranh chấp ở Biển Đông là ưu tiên hàng đầu trong những mục tiêu chính sách ngoại giao của Ấn Độ đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Với sự uyên thâm về ngoại giao, Thủ tướng Narendra Modi đã kết nối với không chỉ các quốc gia khu vực mà cả các quốc gia ngoài khu vực để bảo vệ các lợi ích địa chiến lược quan trọng của Ấn Độ tại khu vực Ấn Độ Dương Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Trung Quốc đã chỉ trích kịch liệt việc Ấn Độ gia tăng hiện diện quân sự tại khu vực. Trung Quốc cũng quan ngại với việc Ấn – Mỹ tăng cường hợp tác song phương trên tất các lĩnh vực và sự hợp tác hiệu quả trong tất cả các vấn đề kinh tế quan trọng giữa hai quốc gia này. Trung Quốc luôn có thái độ hung hăng chiến lược với Mỹ tại toàn bộ khu vực Ấn Đô Dương – Thái Bình Dương và do vậy nước này thường nhấn mạnh rằng sẽ không chấp nhận một cường quốc biển mới (Ấn Độ) tại Biển Đông. Cạnh tranh biển Ấn Độ – Trung Quốc tại Biển Đông sẽ tạo thêm căng thẳng cho các tranh chấp biên giới vẫn chưa được giải quyết giữa hai siêu cường châu Á. Đã có lúc tưởng chừng như xung đột mới vừa diễn ra gần biên giới Bhutan (Doklam) sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng cả hai bên đã thành công trong việc kiểm soát tình trạng một cách hòa bình.

Trên thực tế, Trung Quốc phản đối việc Ấn Độ tiếp tục ngả về phía Mỹ, Nhật và các quốc gia hoạt động tích cực khác và vì vậy thường công khai đe dọa Ấn Độ không nên can dự vào tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, Ấn Độ, mặc dù muốn bảo vệ hoạt động thương mại biển với Trung Quốc vốn chiếm hơn ½ tổng kim ngạch thương mại biển của nước này và các lợi ích ngoại giao, chiến lược khác, nhưng NewDehli vẫn quyết định bắt tay với các quốc gia có cùng chí hướng khác tại khu vực.

RELATED ARTICLES

Tin mới