Wednesday, November 27, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaChiến lược của TQ ở Biển Đông hiện nay có gì nguy...

Chiến lược của TQ ở Biển Đông hiện nay có gì nguy hiểm?

Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với hầu hết diện tích Biển Đông. Từng tính toán, bước đi của nước này nhằm đạt được các yêu sách trên gây ra mối nguy hiểm cho toàn khu vực, không chỉ ở cấp độ một quốc gia mà đối với cả cộng đồng khu vực, thế giới.

Trung Quốc được cho là đang theo đuổi chính sách sau ở Biển Đông:

(1) Không tán thành với bất cứ loại dàn xếp thỏa thuận nào. Giới lãnh đạo Trung Quốc hiện nay đứng đầu là Chủ tịch Tập Cận Bình do nước này đang tuyên bố chủ quyền gần như hoàn toàn đối với Biển Đông. Trung Quốc đã cưỡng chiếm các đảo và nỗ lực ngăn chặn việc tiếp tế cho các cơ sở của các nước khác, đồng thời từ chối tham gia vào các cuộc thảo luận đa phương với ASEAN và thế giới.

(2) Nỗ lực chia rẽ, phân hóa các nước ASEAN. Trung Quốc cũng dùng sức mạnh kinh tế của mình để thực hiện các mục đích chiến lược. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất đối với nhiều nước trên thế giới và nhanh chóng trở thành đối tác thương mại lớn nhất đối với các nước khác. Trung Quốc thường đưa ra các khoản viện trợ ngay cả đối với những đối thủ của mình với hy vọng kéo họ về quỹ đạo của Bắc Kinh. Điều này đã đặc biệt gây rối loạn cho các nền dân chủ hoặc các nước đang nỗ lực hướng tới xây dựng nền dân chủ. Ở những nước này, Trung Quốc có thể chờ cơ hội tốt cho đến lúc một chính phủ có lợi cho Trung Quốc được bầu lên, sau đó, củng cố thêm mối liên kết và sự phụ thuộc của nước đó vào mình như trường hợp của Philippines.

(3) Tìm cách làm giảm sự phụ thuộc vào phương Tây đặc biệt là với Mỹ. Các nước láng giềng Trung Quốc thu lợi từ sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Những mối quan hệ kinh tế này sẽ dẫn đến những mối gắn kết chính trị gần gũi hơn vào các thể chế do Trung Quốc thống trị.

(4) Trung Quốc từ chối chấp nhận xét xử công bằng hoặc bất cứ loại luật lệ nào khác. Sau khi Toà trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982 (UNCLOS) ra phán quyết (7/2016) rằng yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông là bất hợp pháp và xác nhận các quyền của Philippines trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này, Trung Quốc đã đáp lại với “ba không” là không công nhận, không tham gia và không tuân thủ Phán quyết.

(4) Chuyển đổi các tàu chiến núp danh tàu hải giám và đặt lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc dưới quyền chỉ huy quân đội vào tháng 4/2018. Bên ngoài, mặc dù tránh tỏ thái độ thù địch công khai, nhưng Trung Quốc đã gây hấn một cách đáng lo ngại. 

(5) Trung Quốc cô lập các vùng nhỏ trên Biển Đông, từng vùng một, không bao giờ đủ lớn để gây phản ứng quân sự từ các nước khác nhưng dẫn đến những thay đổi trong kiểm soát các thực thể trên biển và cuối cùng là toàn bộ Biển Đông. Trung Quốc ngăn cản ASEAN đạt được sự đồng thuận về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Khi chiếm được một thực thể địa chất trên Biển Đông, Trung Quốc chuyển sang một chiến thuật gọi là “chiến lược bắp cải”. Trung Quốc bao vây các đảo, rặng san hô hoặc các thực thể khác trong một cái kén bao gồm các tàu cá, các tàu thực thi luật và tàu quân sự.

Hiện tại, Trung Quốc đã xây dựng một cơ sở hạ tầng quân sự trên bảy đảo ở Biển Đông theo cách này. Các cuộc nâng cấp đã hoàn thành trên các rặng san hô của đảo Trường Sa, các bãi cạn và các thực thể khác qua các dự án “cải tạo” đất của Trung Quốc. Có các lắp đặt quân sự phạm vi rộng trên Đá Chữ thập, Đá Subi và Bãi Vành Khăn. Một trong ba thực thể này đã được hoàn tất với đường bay, kho chứa ngầm, các hệ thống liên lạc, ra-đa, cảm biến quân sự, hầm chứa cho các tên lửa tấn công và hệ thống phòng thủ tầm ngắn. Bốn đảo khác nhỏ hơn, đá Gạc Ma, Châu Viên, Ga-ven và Tư Nghĩa đều được trang bị súng phòng không và có thể là hệ thống vũ khí phòng vệ tầm thấp để chống lại các cuộc tấn công tên lửa hành trình. Những hệ thống này giúp Trung Quốc nhận diện được tình hình và kiểm soát hiệu quả các phần phía Nam của Biển Đông. Việc xây dựng một căn cứ trên bãi cạn Scarborough sẽ hoàn thành việc chiếm đóng trên Biển Đông. Trong trường hợp chiến tranh, những căn cứ này sẽ tạo ra một nền tảng cho việc triển khai lực lượng sâu vào Thái Bình Dương và đồng minh Mỹ trước các mối nguy hiểm lớn hơn.

Tóm lại, Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để chiếm giữ các thực thể, sắp đặt các lớp các tàu hải quân để bảo vệ, xây dựng lực lượng trong khu vực, từ chối quyền tiếp cận của các nước khác, bắt đầu sử dụng thực thể này một cách độc quyền và khẳng định tính pháp lý hoặc kiểm soát hành chính. Cái gọi là “thành phố Tam Sa” như đã đề cập ở trên trên đảo Phú Lâm là một ví dụ cho cơ sở hạ tầng hành chính được Trung Quốc đặt tại những thực thể này. Cuối cùng, du lịch và kinh tế được khuyến khích phát triển. Sau đó, Trung Quốc chuyển sang thực thể địa lý tiếp theo, cho đến khi cuối cùng Trung Quốc đã bình định được toàn bộ Biển Đông. Chiến lược của Trung Quốc phụ thuộc vào khả năng đe dọa sử dụng vũ lực để chống lại các bên yêu sách khác trên Biển Đông cũng như ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ.

RELATED ARTICLES

Tin mới