Saturday, January 11, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaBản tin Biển Đông ngày 26/04/2019

Bản tin Biển Đông ngày 26/04/2019

Bản tin Biển Đông ngày 26/04/2019.

Trung Quốc lấy làm tiếc vấn đề Biển Đông làm tổn hại quan hệ với Anh

Ngày 25/4, tờ Reuters đưa tin, tại cuộc hội đàm với Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond đang ở thăm Bắc Kinh, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa nói rằng vấn đề Biển Đông đã gây tổn hại đến mối quan hệ giữa hai nước sau khi tàu chiến Anh đi gần các hòn đảo do Trung Quốc chiếm giữ vào tháng 8/2018. Trung Quốc xem hoạt động của tàu chiến HMS Albion gần quần đảo Hoàng Sa, là một hành động khiêu khích. 

Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa nói rằng “Thật đáng tiếc rằng kể từ tháng 8 năm ngoái, mối quan hệ giữa hai nước chúng ta đã chứng kiến ​​một số biến động vì vấn đề Biển Đông và một loạt các cuộc đối thoại thể chế và các dự án hợp tác đã phải tạm dừng”. Trao đổi với các phóng viên tại cuộc họp, ông Hồ Xuân Hoa cho rằng “Vấn đề Biển Đông liên quan đến chủ quyền và lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và nó rất quan trọng và nhạy cảm trong quan hệ giữa Trung Quốc và Anh. Chúng tôi đã nhận thấy rằng Anh gần đây đã nhiều lần nói rằng họ dành riêng để thúc đẩy kỷ nguyên vàng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Anh, và chúng tôi hy vọng Anh có thể tôn trọng một cách nghiêm túc các lợi ích cốt lõi và mối quan tâm quan trọng của Trung Quốc, và hành động của họ phù hợp với những gì nói”. Ông Hammond thì chia sẻ sự tiếc nuối với Hồ Xuân Hoa rằng đã có một số khó khăn trong việc tích cực thúc đẩy tiến trình quan hệ mà các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã đặt ra. Anh không có ý kiến liên quan nào các vấn đề ở Biển Đông.

Tàu chiến Pháp đi vào khu vực biển tranh chấp, đe dọa đến Bắc Kinh

Ngày 25/4, mạng Express.co.uk đưa tin, căng thẳng Mỹ và Trung Quốc đã nổ ra sau khi có báo cáo xác nhận một tàu chiến Pháp đi qua eo biển chiến lược Đài Loan trong tháng này. Ngày 24/4, Một quan chức quân sự Mỹ giấu tên cho biết tàu hộ vệ Vendemiaire của hải quân Pháp ngày 6/4 đi qua eo biển Đài Loan và bị quân đội Trung Quốc điều tàu chiến theo dõi. Vì lý do này, Bắc Kinh đã thông báo với Paris rằng họ quyết định hủy lời mời tàu chiến Pháp tham dự lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quân Trung Quốc hôm 23/4 vừa qua. Sự hiện diện của con tàu Pháp trên tuyến đường thủy quốc tế gần Trung Quốc cho thấy các đồng minh của Mỹ muốn khẳng định quyền tự do hàng hải của họ tại khu vực đang tranh chấp này. Cựu phó trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Mỹ tại Đông Á – Abraham Denmark cho rằng, Úc và Nhật Bản nên hành động theo Pháp bởi đây là điều quan trọng mà các quốc gia có thể làm trong khu vực này. Những gì Trung Quốc đang thể hiện, phản ánh một thách thức lớn đối với trật tự tự do hàng hải quốc tế.

Cùng ngày, Người Phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường cũng đã chính thức lên tiếng phản đối Pháp vì đã cho tàu hộ vệ Vendemiaire đi qua eo biển Đài Loan và cho rằng đây là hành vi xâm phạm vùng biển của Trung Quốc. “Tàu chiến Pháp xâm nhập trái phép vào lãnh hải của Trung Quốc vào ngày 7/4. Quân đội Trung Quốc đã gửi tàu chiến theo quy định của pháp luật, để yêu cầu các tàu Pháp ra khỏi vùng nước tranh chấp. Quân đội Trung Quốc luôn cảnh giác cao độ và bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh của đất nước.”

Hải quân Pháp chưa đưa ra bình luận về thông tin này, cũng không nói rõ hoạt động của tàu Vendemiaire có phải là chiến dịch tuần tra tự do hàng hải hay không. 

Tổng thống Duterte nêu quan ngại về các vấn đề trên Biển Đông

Ngày 25/4, mạng ABS-CBN News đưa tin, Tổng thống Duterte đã nêu quan ngại của Philippines đối với những căng thẳng gia tăng gần đây ở Biển Đông trong cuộc gặp song phương với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến thăm Trung Quốc lần thứ tư này của Tổng thống Duterte diễn ra trong bối cảnh số lượng tàu của Trung Quốc tăng mạnh gần vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và có các hành động gây ảnh hưởng đến an ninh và đời sống của người dân Philippines. Quân đội Philippines cho rằng có hơn 600 tàu Trung Quốc đã được phát hiện gần đảo Thị Tứ kể từ tháng 1/2019 đến nay. Ngoài ra, các tàu Trung Quốc cũng đã được nhìn thấy xuất hiện ở đảo Loại Ta (KoTa) và đá Loại Ta (Panata).

Người phát ngôn của Tổng thống Philippines Salvador Panelo cho hay Tổng thống Duterte đã thảo luận về tình hình ở đảo Thị Tứ trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình. “Hai bên đã đồng ý rằng các tình huống trên có thể được quản lý bởi một cơ chế đàm phán song phương và việc này không nên ảnh hưởng tới mối quan hệ hợp tác giữa Philippines và Trung Quốc. Hai bên cũng mong chờ một cuộc thảo luận hiệu quả về những vấn đề có cùng mối quan tâm và lợi ích chung”.

Trong khi đó, Chủ tịch Tập Cận Bình đã diễn giải về tầm quan trọng của mối quan hệ và việc xử lý đúng đắn các khác biệt giữa hai nước, đồng thời nhấn mạnh vào “sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai nước để có thể giải quyết các vấn đề đang gặp phải”. “Cả hai bên nên tin tưởng lẫn nhau, tiếp tục tinh thần hợp tác, duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và tăng cường hợp tác hàng hải”.

Chủ tịch Tập Cận Bình cũng trích dẫn đến “Bản ghi nhớ hợp tác dầu khí” giữa hai nước đã được ký vào năm ngoái như là “một ví dụ về việc Philippines và Trung Quốc có thể gác sang một bên những khác biệt để cùng khai thác chung, điều mà có lợi cho cả hai đất nước, hai dân tộc.” Kết thúc cuộc gặp, Tổng thống Duterte khẳng định Philippines vẫn là một “đồng minh của Trung Quốc ở Đông Nam Á” và nhấn mạnh Philippines và Trung Quốc là những đồng minh bền vững, không bên nào phá hủy bên nào.

Trước chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Duterte, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, Teodoro Locsin nói rằng Philippines đã gửi công hàm đến Bắc Kinh về sự hiện diện của các tàu Trung Quốc gần đảo Thị Tứ.

RELATED ARTICLES

Tin mới