Thursday, January 9, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ bước đầu xoá bỏ ‘1 quốc gia, 2 chế độ’ ở...

TQ bước đầu xoá bỏ ‘1 quốc gia, 2 chế độ’ ở Hồng Kông?

“1 quốc gia, 2 chế độ” ở Hồng Kông đã được duy trì trong hơn 20 năm. Tuy nhiên, một quan chức đại diện Trung Quốc đại Hồng Kông vào ngày 15/4 phát biểu, Hồng Kông trong các vấn đề an ninh quốc gia chỉ có “trách nhiệm 1 quốc gia, không có sự phân biệt 2 chế độ”.

NTD đưa tin, tuyên bố này của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh người dân Hồng Kông phản đối sửa đổi “Điều lệ tội phạm bỏ trốn” được áp dụng cho Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao.

VOA đưa tin, ông Vương Trí Dân (Wang Zhimin), Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc Chính phủ Trung Quốc tại Đặc khu hành chính Hồng Kông, phát biểu tại Hội nghị chuyên đề “Ngày Giáo dục An ninh Quốc gia”, rằng an ninh của Hồng Kông là một phần của an ninh quốc gia, việc duy trì an ninh quốc gia đối với đặc khu chỉ có “trách nhiệm 1 quốc gia, không có sự phân biệt 2 chế độ”.

Ông Vương Trí Dân, phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: chụp màn hình video của NTD).

Nhà bình luận Lý Bình nói với Apple Daily nói rằng, cuối cùng Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã lộ diện bộ mặt thật, họ không còn hô hào “1 quốc gia, 2 chế độ” để lừa người lừa mình và bước đầu cái gọi là “1 quốc gia, 1 chế độ”.

Cựu nghị sỹ Hội đồng Lập pháp Hồng Kông (Legislative Council of Hong Kong), ông Siu Chung-kuk cho biết: “Ông ấy (Vương Trí Dân) không ngừng củng cố ‘1 quốc gia’ và lược bỏ ‘2 chế độ’. Ông ấy mở rộng sự ảnh hưởng vô hạn của chính quyền Trung Quốc tại Hồng Kông, phá hoại nghiêm trọng ‘1 quốc gia, 2 chế độ’ và khiến ‘1 quốc gia, 2 chế độ’ chỉ tồn tại trên danh nghĩa”.

Trong hội thảo, ông Vương Trí Dân cũng không quên chỉ trích phong trào “Chiếm lĩnh Trung Hoàn” của Hồng Kông là “phong trào vận động bất hợp pháp nhân danh công lý”, biến Hồng Kông thành một “đặc khu hỗn loạn”, là nỗi đau của luật pháp và an ninh quốc gia.

Bình luận viên Lý Bình nói: “Mục đích ban đầu của phong trào Chiếm lĩnh Trung Hoàn là tìm kiếm quyền bầu cử phổ quát thực sự của Hồng Kông, tự dưng hôm nay lại trở thành đỉnh cao của vấn đề an ninh quốc gia của ĐCSTQ. Trừ khi họ muốn viện cớ vấn đề trị an để mở đường cho ĐCSTQ dẫn độ những nhân sỹ bất đồng chính kiến, thậm chí mở đường cho việc đàn áp những nhân sỹ bất đồng chính kiến trong quân đội Hồng Kông”.

Những ngày gần đây, chính phủ Hồng Kông đã thúc đẩy sửa đổi “Điều lệ tội phạm bỏ trốn”, cho phép dẫn độ các nghi phạm sang Trung Quốc, đã gây ra các cuộc biểu tình rầm rộ của dân chúng Hồng Kông, cộng thêm lời tuyên bố “một chế độ” của ông Vương Trí Dân càng làm sâu sắc thêm nỗi sợ hãi và bất an của người dân Hồng Kông.

Hiệp hội các chuyên gia giáo dục Hồng Kông, với hơn 90.000 thành viên, đã tổ chức một cuộc họp báo về “Điều lệ tội phạm bỏ trốn” vào ngày 16/4, họ phản đối mạnh mẽ việc sửa đổi điều lệ và yêu cầu chính quyền rút lại đề xuất dự thảo.

Joshua Wong, nhân sỹ hoạt động xã hội thuộc Đoàn thể tự quyết dân chủ Hồng Kông, cho biết: “Mức độ tự trị cao của Hồng Kông không ngừng đối mặt với sự áp ức của chính phủ Bắc Kinh”.

Cựu nghị sỹ Hội đồng Lập pháp, nữ Tiến sỹ Margaret Ng Ngoi-yee, cũng chỉ trích việc sửa đổi luật là “bán đứng người Hồng Kông” và tiết lộ giới luật sư trước đó đã đưa ra yêu cầu rút lại đề xuất sửa đổi luật, cho đến nay, có 15.000 người dân cùng nhau xuống đường phản đối đề xuất chỉnh đốn luật pháp này.

Có khoảng 15.000 cùng nhau yêu cầu chính quyền Hồng Kông rút lại đề xuất sửa đổi luật. (Ảnh: chụp màn hình video của NTD).

Năm ngoái, đánh giá của công chúng về tự do báo chí của Hồng Kông đã đạt mức thấp mới kể từ năm 2013. Hiệp hội Nhà báo Hồng Kông đã công bố “Chỉ số tự do báo chí” mới nhất vào ngày 16/4, chỉ có 45 điểm – thấp nhất trong lịch sử báo chí Hồng Kông. Hiệp hội lo ngại rằng việc sửa đổi Điều lệ tội phạm bỏ trốn sẽ ảnh hưởng hơn nữa đến quyền tự do báo chí ở Hồng Kông.

Joseph Cheng, Giáo sư khoa chính trị đã nghỉ hưu tại Đại học Thành phố Hồng Kông cho biết: “Mọi người đều hiểu rõ, tòa án Trung Quốc và thẩm phán Trung Quốc chỉ nghe theo sự lãnh đạo của ĐCSTQ, vậy thì làm sao mà có công bằng?”.

Diệp Âm Thông (Ye Yincong), người sáng lập Hong Kong In-Media cho biết: “Ví dụ, chúng tôi nghe nói qua những người bất đồng chính kiến ở lại Hồng Kông, họ đều rất lo lắng “Điều lệ tội phạm bỏ trốn, họ suy nghĩ đến việc di cư, dù có người đã trở thành công dân Hồng Kông vĩnh viễn, nhưng họ vẫn suy nghĩ đến việc di cư [sang nơi khác]”.

RELATED ARTICLES

Tin mới