Thursday, March 28, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaĐã đến lúc suy nghĩ lại về các chính sách của Philippines...

Đã đến lúc suy nghĩ lại về các chính sách của Philippines đối với TQ

Ngày 23/4, tờ The Diplomat đăng bài “Đã đến lúc suy nghĩ lại về các chính sách của Philippines đối với Trung Quốc”của tác giả Rej Cortez Torrecampo, chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Trung tâm nghiên cứu của Philippines về quốc phòng, phát triển và an ninh.Theo bài viết,những phản ứng của truyền thông đã mô tả sự thất vọng ngày càng tăng của người dân Philippines về những quyết định của chính quyền Tổng thống Duterte đối với việc đảm bảo chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ ở Biển Đông.

Cách tiếp cận “nhún nhường” của chính quyền Duterte đối với các quan ngại về an ninh ở trên biển có thể là vấn đề chính mà bên đối lập sẽ khai thác trong chiến dịch bầu cử sắp tới đây. Philippines rõ ràng không thể trốn thoát khỏi thực tại rằng an ninh của Philippines đang bị suy giảm do thiếu sự đồng thuận của cả quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề với Trung Quốc như thế nào.

Để đóng góp vào những nghiên cứu về chính sách của Philippines đối với Trung Quốc và sự cấp bách về an ninh quốc gia, tác giả bài viết đã đưa ra hai giả định chính sách sau cần được đánh giá.

Một là, Philippines phải nắm bắt các cơ hội từ một “nền kinh tế hùng mạnh” của Trung Quốc. Hai là, không có một sự đe dọa tấn công quân sự thực tế nào từ Trung Quốc vì vậy chính quyền Philippines đáng lẽ ra chẳng cần lo lắng gì về việc giải quyết mối quan hệ với Bắc Kinh.

Về giả định thứ nhất, có rất ít tranh luận về sức mạnh kinh tế và tầm quan trọng của Trung Quốc đối với các vấn đề quốc tế và những cơ hội mà những nền kinh tế vừa và nhỏ có thể thu lại từ sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Chủ tịch Hạ viện Philippines Gloria Macapagal-Arroyo khẳng định rằng “hình mẫu phát triển kinh tế của Trung Quốc cần xem xét lại và mang lại cho Philippines một bài học là không chỉ có một con đường duy nhất để phát triển.” Bà cũng lập luận rằng do Trung Quốc tham gia vào những dự án quan trọng của chính phủ Philippines nên Bắc Kinh được coi là một đối tác chứ không phải là một mối đe dọa. Ý kiến này được rất nhiều người trong giới tư nhân ủng hộ. Có người tin rằng cách tiếp cận cải thiện quan hệ với Trung Quốc của chính quyền hiện tại là “một cú hích mạnh đối với chính Kế hoạch phát triển của Philippines.” Hơn thế, bất chấp những nguy cơ về an ninh đã được Mỹ chỉ ra để chống lại tập đoàn công nghệ Hoa Vi của Trung Quốc, những công ty viễn thông hàng đầu của Philippines vẫn kiên định để tiếp tục hợp tác với Hoa Vi.

Những đánh giá này có thể củng cố lập luận rằng Philippines nên coi Trung Quốc là một đối tác kinh tế hơn là một sự đe dọa tới an ninh quốc gia. Tuy nhiên, trong khi Philippines có thể khá chắc chắn về những thứ thu lợi được từ mối quan hệ với Trung Quốc thì những cơ hội và lợi ích này cũng có những yếu điểm của chúng.

Thứ nhất, những đầu tư của Trung Quốc mang tính chiến lược hơn là một “sự rộng lượng” và bởi vậy, mục đích chính không phải là để giúp Philippines phát triển mà là để cải thiện vị trí của Trung Quốc trong việc đạt được những mục tiêu của chính Trung Quốc và bảo vệ lợi ích của quốc gia này. Ví dụ, những dự án phát triển cơ sở hạ tầng của Trung Quốc với các nước đang phát triển, bao gồm cả Philippines, thường đi cùng chương trình “Vành đai Con đường”, đẫn đến những vấn đề vượt quá khả năng của chính các nước đang phát triển, thậm chí ảnh hưởng đến nền kinh tế. Quan điểm này cho phép chúng ta kiểm tra tính hai mặt của Trung Quốc: một đối tác kinh tế và đồng thời cũng là một mối đe dọa về sự phát triển và an ninh quốc gia.

Hai là, việc cho phép Trung Quốc, thông qua các tổ chức của nước này tham gia vào việc đầu tư các lĩnh vực công nghiệp và các cơ sở hạ tầng quan trọng có nghĩa là trao cho họ một “đòn bẩy” trong bất cứ tranh chấp hay xung đột nào có thể xảy ra giữa Trung Quốc và Philippines. Sợi dây kinh tế được xây dựng cẩn thận bởi Trung Quốc có thể được sử dụng để ngăn cản Philippines khỏi việc chống lại Trung Quốc. Nói ngắn gọn, Trung Quốc không cần phải tốn một viên đạn nào vẫn có thể chiến thắng trận chiến; tất cả những thứ mà Trung Quốc cần là Philippines hợp tác.

Cuối cùng, trong khi Trung Quốc có thể khai thác các tài nguyên thiên nhiên và chiếm ưu thế về đầu tư ở Philippines thì vấn đề quản trị đã được đặt ra. Quốc gia nhận đầu tư như Philippines có trách nhiệm đảm bảo rằng dòng chảy của nguồn vốn và công nghệ từnước ngoài, trong trường hợp này là Trung Quốc. Đáng chú ý là đầu tư nước ngoài và trợ giúp nước ngoài dành cho các nước đang phát triển của Trung Quốc rất khác so với đầu tư và trợ giúp nước ngoài của các nước phương Tây bởi vì Trung Quốc không xem xét việc quản trị tốt hay những vấn đề chính trị khác như là một điều kiện tiên quyết để hỗ trợ tài chính. Điều này dẫn tới những nguy cơ thông đồng với những quan chức tha hoá và việc trao nhiều lợi ích cho các công ty Trung Quốc hơn là cho những doanh nghiệp Philippines. Giống như Elizabeth Economy và Michael Levi đã phân tích trong cuốn sách By All Means Necessary: How China’s Resource Quest is Changing the World của họ, đầu tư của Trung Quốc vào các nước giàu tài nguyên hoặc là sẽ có sự biến đổi – tác động xã hội và chính trị tích cực hoặc là sẽ mang tính phá huỷ – làm cho các điều kiện trong nước tồi tệ hơn. Do vậy, kết quả dường như là phụ thuộc vào những quốc gia nhận và chính phủ của họ, chứ không phải là Trung Quốc.

Giả định thứ hai liên quan tới những cạm bẫy của việc xác định những nguy cơ và thách thức an ninh mới. Một số học giả hoài nghi rằng Trung Quốc đang sử dụng những biện pháp khác để thúc đẩy vị thế của mình – bằng cách gây thiệt hại cho các nước khác, bao gồm cả Philippines. Điều này thể hiện rõ ràng nhất trong những tranh chấp lãnh thổ trên biển ở Biển Đông. Việc sử dụng những tàu cá, dân quân biển để tăng sự hiện diện trên biển được coi là một thách thức an ninh đối với hải quân các nước và những chuyên gia luật pháp. Trung Quốc cũng sử dụng cả những chiến thuật và các cách tiếp cận mà phần lớn học giả phương Tây gọi là chiến thuật “vùng xám”. Do chiến lược này có cách tiếp cận “lan dần” để đạt được các mục tiêu nhằmcủng cố yêu sách phi lý và một sự kiểm soát vững chắc của mình ở Biển Đông.

Bên cạnh đó, mối quan hệ được cải thiện giữa Trung Quốc và Philippines được tạo nên bởi việc “bỏ qua một bên” những bất đồng về chính trị, đặc biệt là vấn đề Biển Đông và triển khai những vấn đề không tranh cãi như là kinh tế và công nghệ. Với điều này, sự khoanh vùng trong các vấn đề song phương giữa Manila và Bắc Kinh đã dẫn tới việc Manila phải cẩn trọng hơn để không phá vỡ mối quan hệ với Bắc Kinh, đặc biệt rất khó để giải quyết những vấn đề như tranh chấp Biển Đông. Ví dụ, những tin tức gần đây về việc tàu hải cảnh, tàu cá của Trung Quốc tập trung đông tại đảo Thị Tứ ban đầu được tiếp nhận khá nhẹ nhàng. Phủ Tổng thống Philippines nói rằng ngư dân của Trung Quốc tiếp cận các tài nguyên ở khu vực có thể ở lại trong khi lực lượng hải cảnh nên rời đi. Nhưng sau đó, chính phủ Philippines tranh cãi rằng Philippines không có khả năng để thắng Trung Quốc nếu xảy ra chiến tranh. Thông điệp này được diễn giải thành chừng nào Trung Quốc chưa sử dụng vũ lực hoặc chưa xâm lược Philippines, thì sẽ chẳng có gì cần phải lo lắng về việc hợp tác với Trung Quốc.

Quan điểm hẹp về an ninh này tập trung vào sự tấn công quân sự đã phá hỏng khả năng nhận ra những hiểm hoạ an ninh mới và những thách thức ở nhiều lĩnh vực khác về quân sự và an ninh của Philippines. Những hiểm hoạ an ninh mới này có thể đến Philippines và người dân nước này. Ví dụ, một người có thể nghĩ công nghệ của Hoa Vi không phải là sự đe doạ mà là sự phát triển được chào đón đối với hệ thống công nghệ thông tin liên lạc nghèo nàn và lạc hậu của Philippines. Tuy nhiên, hệ thống này cũng ảnh hưởng đến việcthu thập dữ liệu cá nhân và an ninh quốc gia của Philippines từ Trung Quốc.

Tương lai của an ninh quốc gia được quyết định bởi những nhà hoạch định chính sách hiện nay nhìn nhận những điều kiện của tương lai như thế nào; những cách nhìn nhận này được định hình và định hướng bởi việc giả định nào sẽ được áp dụng và xem xét ngày hôm nay.

RELATED ARTICLES

Tin mới