Saturday, December 21, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNếu quân đội Mỹ gặp quân đội TQ, bên nào sẽ thắng?

Nếu quân đội Mỹ gặp quân đội TQ, bên nào sẽ thắng?

Trong thời gian dài, do quân đội Mỹ thường xuyên triển khai các hành động quân sự ở Iraq, Afghanistan, và nhiều nơi khác, nên quân đội Mỹ có kinh nghiệm chiến đấu nhiều hơn so với bất cứ lực lượng vũ trang nào. Tuy nhiên, những kinh nghiệm này có thể khởi tác dụng lớn nhường nào trong xung đột cường độ thấp với kịch bản là cuộc chiến tiềm ẩn công nghệ cao với quân đội Trung Quốc, vẫn là vấn đề đáng để thảo luận.

Tạp chí “Lợi ích Quốc gia” (National Interest) tại Mỹ đã đăng một bản báo cáo của chuyên gia phân tích Timothy Heath gửi Trung tâm nghiên cứu RAND (RAND Corporation), trong đó ông có nói rằng quân đội Trung Quốc dường như không có kinh nghiệm chiến đấu. Ông bổ sung thêm, thiếu kinh nghiệm có thể chưa phải là điều trọng yếu.

“Hiện nay, quân đội Trung Quốc có một kho vũ khí công nghệ cao khiến người ta ngày càng có ấn tượng sâu sắc, tuy nhiên năng lực của những vũ khí và trang bị này vẫn chưa rõ ràng. Do dó, có lý do để giữ thái độ nghi ngờ.”

Theo cách nói của ông Timothy Heath, cuộc chiến cuối cùng lớn nhất và quan trọng nhất của quân đội Trung Quốc là năm 1979, khi đó, “quân đội Việt Nam với kinh nghiệm phong phú đã phá tan cuộc xâm lược vụng về của Trung Quốc”.

Những năm 1970, trong cuộc chiến đấu giữa quân đội Việt Nam với quân đội Mỹ cùng đồng minh, Việt Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Khi đó, đảng Cộng sản Trung Quốc xuất phát từ động cơ chính trị nên đã tiến hành thanh trừng, hủy hoại lực lượng vũ trang của chính mình.

Kết quả của thanh trừng cũng rõ ràng, nó thể hiện ở kỹ năng chiến thuật thấp và không đủ uy tín. Ví dụ, bộ binh không thể dẫn đường chính xác hoặc đọc hiểu bản đồ; do không nắm rõ trình tự, nên pháo binh không đo lường chính xác khoảng cách và tính toán cự ly bắn.

“Âm hồn thất bại không tiêu tan, vẫn đang lơ lửng trên bầu trời của quân đội Trung Quốc”, Timothy Heath viết. Tại Trung Quốc, ở một mức độ lớn, chính quyền sẽ lựa chọn sự phớt lờ điều này, bởi vì nó trở thành mâu thuẫn khó xử lý với những miêu tả về Trung Quốc trỗi dậy, nhưng sự im lặng của chính quyền khiến cho nhiều cựu binh trong quân đội tan vỡ ảo tưởng tham chiếm.

“Số cựu binh đang phục vụ trong quân đội sẽ giải ngũ trong vài năm tới, điều này có nghĩa là những người có kinh nghiệm chiến đấu trực tiếp sẽ biến mất khỏi quân đội Trung Quốc”.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Bắc Kinh không thể thắng trong một cuộc chiến lớn. Thực ra, ý nghĩa của từ “thắng lợi” đối với bất cứ bên nào cũng đều có những tranh cãi, bởi vì chiến tranh có thể sẽ khiến cho rất nhiều người mất đi sinh mạng, còn mang đến sự rối loạn về kinh tế, sinh thái và chính trị.

Trong tình huống này, “thắng lợi” chỉ có nghĩa là: một bên đạt được các mục tiêu chiến lược ngay lập tức trong khi ngăn đối thủ làm điều tương tự.

Thời kỳ đầu Thế chiến thứ hai, quân đội Mỹ cũng thiếu kinh nghiệm nên đã vấp phải thất bại khi lần đầu chạm chán Đức Quốc xã trong trận đánh ở đèo Kasserine Pass, Bắc Phi năm 1943. Tuy nhiên, họ sở hữu các nguồn lực, ý chí chiến đấu và nền tảng thể chế. Nền tảng thể chế bao gồm: huấn luyện, giáo dục và năng lực tự sửa sai (có thể nhanh chóng khôi phục trở lại từ thất bại trên chiến trường).

Ngược lại, quân đội Iraq vào năm 1991 đã có kinh nghiệm tác chiến phong phú, đã chiến đấu với Iran trong 8 năm bắt đầu từ 1980. Nhưng Iraq không đủ về trang bị, lý luận và cơ cấu. Một liên minh mà Mỹ đứng đầu mặc dù ít kinh nghiệm, nhưng lại chiến thắng Iraq. Một phần nguyên nhân là trang bị, huấn luyện và ý chí của binh lính và sự tích lũy trong Chiến tranh lạnh. Trong Chiến tranh lạnh, mặc dù Mỹ và Liên Xô rất ít xung đột vũ trang, nhưng hai bên đều trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng.

Trong thời gian dài, do quân đội Mỹ thường xuyên triển khai hành động quân sự tại Iraq, Afghanistan và các nơi khác, nên quân đội Mỹ có kinh nghiệm chiến đấu nhiều hơn so bất cứ vũ lực lượng trang nào khác. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi cho rằng những kinh nghiệm này có thể khởi được tác dụng lớn ngần nào trong xung đột cường độ thấp (low intensity of conflict) với kịch bản là cuộc chiến tiềm ẩn công nghệ cao với Trung Quốc.

 

“Trong tầng chiến lược, chiến tranh giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc có thể liên quan đến chiến tranh cường độ cao mà hai bên đều chưa trải qua”, ông Timothy Heath viết. Bất cứ bên nào đều có khả năng thắng trong xung đột ban đầu. “Thông qua sự chuẩn bị và kế hoạch đầy đủ, trong tình huống lý tưởng, Trung Quốc có thể chiếm thượng phong trong cuộc chiến đầu tiên.”

“Tuy nhiên, do xung đột ban đầu có thể sẽ không thể kết thúc chiến tranh ngay”, ông Timothy Heath nhận định. “Quân đội Mỹ có thể lợi dụng ưu thế lớn mạnh của mình để thích ứng và cải thiện thiện hiệu suất trong các cuộc giao chiến tiếp theo, giống như sự thất bại trong trận đánh ở đèo Kasserine Pass đã khiến họ đoàn kết lại, và chiến thắng nước Đức.”

Là cuộc đụng độ quy mô lớn và quan trọng giữa quân đội Mỹ và Đức, do quân đội Mỹ thiếu kinh nghiệm và chỉ huy không đúng, dẫn đến thương vong nghiêm trọng. Sau đó quân đội Mỹ tiến hành thay đổi triệt để từ tổ chức đơn vị cho đến quan chức chỉ huy. Trong cuộc chiến tiếp theo chỉ cách trước đó vài tuần, tình hình đã có chuyển biến lớn…

Vậy, nếu xung đột giữa quân đội Mỹ và quân đội Trung Quốc tiếp tục kéo dài, Trung Quốc liệu có thể khắc phục chênh lệch khổng lồ về chất lượng chỉ huy so với quân đội Mỹ hay không? Ngoài ra, huấn luyện nghiêm ngặt, điều chỉnh cơ cấu và các nhân tố khác đều sẽ rất quan trọng. Dù như vậy, hai nước lớn thế giới nếu rơi vào chiến tranh trường kỳ, sẽ có rất nhiều nhân tố không cách nào kiểm soát được, ví dụ như thực lực kinh tế, lực gắn kết chính trị và quyết tâm của một quốc gia.

Ngoại giới cho rằng, trước khi một nước dân chủ hình thành một quyết định quan trọng, sẽ phải trải qua nhiều lần tranh luận, hiệu suất không giống như quốc gia độc tài. Tuy nhiên, một khi hình thành nhận thức chung, lực chấp hành của họ lại tăng thêm một bậc so với quốc gia độc tài. Bên cạnh đó, người Trung Quốc dưới ảnh hưởng bởi giá trị quan tất cả đều nhìn vào tiền của đảng Cộng sản Trung Quốc, sẽ rất khó đồng tâm hợp lực. Khi nguy cơ đến gần, binh lính đảng Cộng sản Trung Quốc liệu có tin và nghe theo mệnh lệnh của chỉ, huy dũng cảm tiến lên hay không, cũng vẫn còn là cả một vấn đề.

RELATED ARTICLES

Tin mới