Thursday, April 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTòa án tối cao Philippines yêu cầu chính phủ bảo vệ “chủ...

Tòa án tối cao Philippines yêu cầu chính phủ bảo vệ “chủ quyền” ở Biển Đông

Tòa án tối cao Philippines (3/5) đã ra lệnh yêu cầu Chính phủ và các cơ quan an ninh Manila phải bảo vệ môi trường biển ở các khu vực đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Tòa án tối cao Philippines đưa ra chỉ thị vô lý

Theo đó, Tòa án tối cao Philippines đã phát lệnh chỉ đạo người đứng đầu các bộ chủ chốt, lực lượng tuần duyên, hải quân và cảnh sát nước này thực thi những công ước quốc tế cùng luật nội địa nhằm bảo vệ các bãi đá, sinh vật biển trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Philippines. Chỉ đạo được Tòa án tối cao Philippines đưa ra có phạm vi thực hiện bao trùm 3 khu vực là bãi cạn Scarborough, cùng bãi Cỏ Mây và đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Không những vậy, Tòa án tối cao Philippines không đưa ra khung thời gian để chính phủ và các cơ quan liên quan của nước này thực hiện chỉ đạo cũng như không đề cập họ nên thực thi các luật lệ như thế nào.

Theo giới truyền thông, động thái trên nhằm phản ứng với những phàn nàn của ngư dân Philippines về việc chính quyền nước này không có nhiều bước đi để đối phó hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngoài ra, chỉ đạo của Tòa án tối cao Philippines đã đặt ra thách thức hiếm hoi dành cho cái mà giới chỉ trích nước này nói là “sự thỏa ước” của chính quyền Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte để đổi lấy những gói đầu tư khổng lồ từ Bắc Kinh bất chấp các động thái quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông.

Được biết, Philippines yêu sách chủ quyền 53 thực thể địa lý trong quần đảo Trường Sa. Hiện tại Philippines đang chiếm đóng và kiểm soát trái phép 10 thực thể địa lý: Bến Lạc (Đảo Dừa), Bình Nguyên, Loại Ta, Song Tử Đông, Thị Tứ, Vĩnh Viễn, An Nhơn, trong đó có ba bãi ngầm Cá Nhám, Công Đo, Cỏ Mây. Philippines cho rằng quần đảo Trường Sa là vô chủ trước khi họ thực hiện việc chiếm đóng. Tuy nhiên, quần đảo Trường Sa đã thuộc chủ quyền của Việt Nam trước khi Philippines đưa quân ra chiếm đóng. Do đó, sự chiếm đóng của Philippines cũng không hợp pháp và không thể là căn cứ để xác lập chủ quyền.

Philippines xâm phạm chủ quyền của Việt Nam

Trong những năm gần đây, Philippines có nhiều tuyên bố, hành động phi pháp, vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông:

Thứ nhất, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (6/4/2018) cho biết đã ra lệnh Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) đóng quân và cắm cờ trên tất cả các đảo đang chiếm đóng ở Biển Đông, trong đó có đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Cùng ngày, ông Duterte thông báo kế hoạch sẽ thăm đảo Thị Tứ vào Ngày Quốc khánh Philippines (12/6/2018) nhằm củng bố tuyên bố “chủ quyền” của Philippines đối với khu vực này. Tuy nhiên, ông Duterte đã không “thực hiện được ước mơ” cùa mình vì lo ngại bị các nước phản đối.

Thứ hai, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana (4/2) cho biết Manila đặt mục tiêu hoàn thành một đoạn đường dốc trên đảo Thị Tứ “trong đầu năm 2019”. Theo AMTI đoạn đường này “sẽ tạo điều kiện cho việc cung cấp thiết bị và vật liệu xây dựng cho hòn đảo để phục vụ hoạt động nâng cấp theo kế hoạch”, đặc biệt là đường băng đổ nát của nó. Trước đó, ông Delfin Lorenzana cho biết, Tổng thống Duterte đã chấp thuận nâng cấp cơ sở hạ tầng ở Thị Tứ (xây một đường băng, một cảng và một bến tàu cho tàu thuyền trên đảo Thị Tứ) cùng 8 thực thể khác mà Philippines đang kiểm soát ở Biển Đông; nhấn mạnh Philippines sẽ xây dựng một số cơ sở hạ tầng trên các đảo như doanh trại dành cho nam giới, hệ thống cung cấp nước (đã được khử muối) và xử lý nước thải, máy phát điện, hải đăng, nhà tạm trú cho ngư dân. Trước đó, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (3/2017) yêu cầu sửa chữa các cơ sở hạ tầng tại đảo Pag-asa, trong đó ưu tiên hàng đầu là sửa chữa đường băng trên đảo. Nghị sĩ Philippines Johnny Pimentel cũng cho biết Philippines sẽ chi 450 triệu peso (khoảng 9 triệu USD) để xây dựng cảng biển trên đảo Thị Tứ; đồng thời kêu gọi Chính phủ khởi động lại việc thăm dò dầu khí ở Biển Đông, xây dựng một trạm nghiên cứu và tìm cách cung cấp nguồn điện tái tạo trên đảo.

Thứ ba, tháng 7/2017, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana và Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Philippines Eduardo Ano ra thăm phi pháp đảo Thị Tứ. Trước đó, cựu Tổng Tham mưu trưởng quân đội Philippines Gregorio Pio Catapang cùng một số quan chức quân đội và nhà báo (11/5/2015) đến thăm đảo Thị Tứ nhằm củng cố tuyên bố “chủ quyền” của Philippines và cam kết sẽ bảo vệ lãnh thổ, đồng thời sẽ hỗ trợ phát triển du lịch và khai thách tài nguyên biển tại đây.

Thứ tư, một nhóm thanh niên Kalayaan Atin Ito gồm 50 thành viên (26/12/2015) đã đến đảo Thị nhằm phản đối yêu sách “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong khi đó, chính giới, chuyên gia, học giả Philippines tìm cách bao biện cho kế hoạch cải tạo trái phép đảo Thị Tứ của Việt Nam. Họ ngang nhiên cho rằng việc Philippines cải tạo đảo Thị Tứ nhằm “cải thiện đời sống người dân trên đảo”. Ông Eugenio bito-onon, cựu Thị trưởng thành phố Kalayaan (đô thị nhỏ nhất của Philippines ở quần đảo Trường Sa), cho biết cảng biển này được thiết kế nhằm giúp đảo Thị Tứ dễ tiếp cận hơn đối với khoảng 200 cư dân (chủ yếu là ngư dân) và khoảng 50 binh sĩ luân phiên sống trên đảo. Ngoài ra, xây dựng cảng biển sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người dân Philippines, thậm chí là du khách nước ngoài đến thăm đảo Thị Tứ.

RELATED ARTICLES

Tin mới