Friday, January 17, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiHé lộ lý do TQ "quay lưng" chóng vánh với Mỹ: Áp...

Hé lộ lý do TQ “quay lưng” chóng vánh với Mỹ: Áp lực quá lớn buộc ông Tập buông thỏa thuận

Để hiểu vì sao Trung Quốc lại “quay đầu”, cần phải trở về thời điểm cuối tháng 4, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự một loạt sự kiện tại Bắc Kinh.

Trung Quốc và Mỹ áp thuế đáp trả lẫn nhau sau khi không đạt được thỏa thuận. Ảnh: Reuters.

Cú “bẻ lái” đột ngột của Trung Quốc

Đầu tháng 5, Bắc Kinh gửi đến Washington bản dự thảo thỏa thuận thương mại đã được cắt từ 150 trang – kết quả của 5 tháng đàm phán giữa 2 bên – xuống còn 105 trang. Động thái này khiến Tổng thống Trump tức giận và ngưng lại toàn bộ tiến triển trong đàm phán thương mại ngay lập tức, điều mà Bắc Kinh chắc chắn đã dự tính.

Đầu tiên là Diễn đàn hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường từ 25 – 27/4 năm nay.

Tại diễn đàn này lần đầu tiên vào 2 năm trước, một màn hình lớn tại trung tâm truyền thông của sự kiện đã theo sát từng bước khi ông Tập sải bước quanh địa điểm cùng với các nhà lãnh đạo thế giới khác, với nụ cười tự tin, phù hợp với người đứng đầu của một siêu cường toàn cầu. Năm nay, đã không còn hình ảnh này. Mỹ không gửi phái đoàn đến diễn đàn Vành đai và Con đường cũng như hội chợ xuất khẩu.

Vào thời điểm đó, hy vọng về một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn khá cao. Nhưng ông Tập, không nghi ngờ gì, đã nhận thấy rằng, tình hình trong nước căng thẳng khiến việc thỏa hiệp nhanh chóng vô cùng khó xảy ra.

Những tiếng nói phản đối trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày càng lớn mạnh, đã khẳng định, “một hiệp ước bất bình đẳng sự can thiệp vào các vấn đề đối nội là không thể chấp nhận được”.

Tâm lý này phổ biến không chỉ trong nhóm bảo thủ mà trong cả tầng lớp công nhân và quản lý tại các công ty nhà nước, từ các ngành công nghiệp được bảo hộ và các tổ chức chính trị. Thỏa thuận được đề xuất đe dọa lợi ích của họ.

Cách đây 70 năm, Trung Quốc đã phải ký “các hiệp ước bất bình đẳng” dưới thời phong kiến, điển hình là Điều ước Nam Kinh với Vương quốc Anh năm 1842, chấm dứt Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất và Hiệp ước Shimonoseki năm 1895, kết thúc chiến tranh Trung – Nhật lần thứ nhất. Hiệp ước Shimonoseki buộc nhà Thanh trả các khoản bồi thường và trao Đài Loan cho Nhật Bản.

Vì vậy, không hề khó hiểu khi cho rằng, yêu cầu của Washington về các biện pháp pháp lý là một hình thức can thiệp, xâm phạm không thể chấp nhận các nguyên tắc của Trung Quốc.

Áp lực trên vai ông Tập Cận Bình

Cuối tháng 4, nhóm đàm phán, dẫn đầu bởi Phó Thủ tướng Lưu Hạc, một trong những phụ tá thân cận của ông Tập, đã tập trung quá nhiều vào việc đạt được một nghị quyết hòa giải và bước ra ngoài giới hạn.

Qua nhiều vòng đàm phán, hai nhóm đàm phán đã hợp tác trong tài liệu dài 150 trang đó, bao gồm 7 lĩnh vực. Các văn bản được xây dựng cẩn thận, với các phiên bản tiếng Trung và tiếng Anh được so sánh tỉ mỉ.

Đại diện thương mại Mỹ Lighthizer, người đàm phán thành công với Nhật Bản vào những năm 1980, đã xem xét văn bản này với con mắt của một luật sư quốc tế. Phía Trung Quốc thậm chí phải vì liên tục rà soát từ ngữ, các nguồn tin quen thuộc với các cuộc đàm phán, tờ Nikkei viết.

Mặc dù vậy, bản thỏa thuận sau khi được chỉnh sửa đã xóa bỏ gần như 90% đường đến mục tiêu. Với sự thân cận của ông Lưu Hạc với lãnh đạo Trung Quốc, có lý do rằng bản phác thảo tổng thể đã được sự chấp thuận của lãnh đạo Trung Quốc.

Theo quan điểm của Washington, thỏa thuận hiện không có gì hơn 105 trang dày đặc chữ, gần như tất cả các cơ chế pháp lý và các cơ chế khác để đảm bảo việc tuân thủ đã bị loại bỏ.

Truyền thông Trung Quốc đã đưa tin rằng ông Tập tuyên bố, ông sẽ chịu trách nhiệm “cho mọi hậu quả”.

Điều này cho thấy, mọi quyết định quan trọng, theo quy tắc, phải được Bộ Chính trị phê duyệt. Mặc dù được coi là “cốt lõi” của lãnh đạo đảng, ngay cả ông Tập cũng không thể đảo ngược quyết định tập thể.

Mặc dù vẫn còn thời gian để đàm phán khi Tổng thống Trump cho biết, ông sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Osaka, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 nhưng khi các tổng thống ngồi lại với nhau, nguy cơ tất cả hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sẽ bị áp thuế.

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đang củng cố lập trường của mình, nhấn mạnh lập luận rằng Trung Quốc không bao giờ có thể thỏa hiệp về các vấn đề nguyên tắc. Nhiệm vụ của ông Tập không hề dễ dàng.

RELATED ARTICLES

Tin mới