Saturday, September 7, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnHàng loạt tàu đánh bắt nghêu TQ hoạt động trên Biển Đông

Hàng loạt tàu đánh bắt nghêu TQ hoạt động trên Biển Đông

Các đội tàu thu hoạch nghêu của Trung Quốc đã xuất hiện thường xuyên hơn trên Biển Đông trong sáu tháng qua, theo hình ảnh vệ tinh của Viện nghiên cứu Hoa Kỳ, Inquirer.net đưa tin. 

Hình ảnh vệ tinh đã cho thấy những con tàu này xuất hiện trên khu vực vào cuối năm 2018.

Đội tàu này là “những con tàu phá hoại nhất của Trung Quốc”, theo mô tả của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế – Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI). Những con tàu hoạt động thường xuyên ở rạn san hô Hoàng Nham (Scarborough) và khắp Hoàng Sa, kể cả rạn san hô Đá Bông Bay (Bombay).

Hình ảnh từ tháng 12/2018 cho thấy một số lượng lớn thuyền đánh bắt nghêu của Trung Quốc đã quay trở lại đảo Hoàng Nham. 

Các tàu mẹ và thuyền đánh bắt ngao của Trung Quốc ở phía tây nam bãi cạn Scarborough vào ngày 7/12/2018. (Ảnh: CSIS Asia Maritime Transparency Initiative/Maxar)

“So sánh hình ảnh tháng 12 và tháng 3 cũng cho thấy dấu vết khai thác trên rạn san hô gần đây nhất”, AMTI cho biết. Còn ở quần đảo Trường Sa, không có bằng chứng rõ ràng cho việc thu hoạch nghêu mới của những con tàu này. 

Ở Đá An Nhơn (Lankiam Cay), phát hiện vào ngày 7/4 một tàu mẹ dài khoảng 20 mét, và một số thuyền nhỏ. Cùng ngày, một lực lượng hàng hải Trung Quốc cũng xuất hiện gần đảo Loại Ta (Loaita) và Loaita Cay của Philippines.

“Không có dấu hiệu đánh bắt nghêu mới nào diễn ra trên Đá An Nhơn sau khi chiếc thuyền này rời đi”, AMTI nói, “Nhưng các phương pháp mới đang được sử dụng để thu hoạch nghêu tại Hoàng Nham cho thấy rằng việc ghi lại hoạt động của các đội tàu Trung Quốc này đã trở nên khó khăn hơn”.

Dấu vết thu hoạch nghêu mới được tô màu sáng, ngày 8/3/2019. (Ảnh: Sáng kiến minh bạch hàng hải CSIS Châu Á/ Maxar).

Theo AMTI, tại quần đảo Hoàng Sa, những chiếc thuyền khai thác nghêu đã hoạt động thường xuyên tại rạn san hô Đá Bông Bay kể từ cuối năm 2018. Các bức ảnh ngày 11/4 cho thấy các vết trầm tích, cùng với vết cắt trên bề mặt rạn san hô, cho thấy dấu hiệu của một phương pháp khai thác nghêu.

Hình ảnh tại rạn san hô Lankiam Cay, ngày 29/3/2019 (Ảnh: Sáng kiến minh bạch hàng hải CSIS châu Á / Maxar).

AMTI cho biết, mức độ thiệt hại do thu hoạch nghêu cũng có thể nhìn thấy trên rạn san hô Passu Keah, “Rạn san hô đó cho thấy không có thiệt hại rõ ràng trong hình ảnh được thu thập vào tháng 2/2018, nhưng đến tháng 11, nó đã bị những dụng cụ của người khai thác cào xới để lại những vết sẹo”.

RELATED ARTICLES

Tin mới