Wednesday, January 15, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnThủ đoạn ma quỷ hóa Pháp Luân Công bị vạch trần tại...

Thủ đoạn ma quỷ hóa Pháp Luân Công bị vạch trần tại TQ thế nào?

Giữa ngày 23 và 30 tháng 6 năm 2002, chín chương trình trên tần số vệ tinh của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng như mười đài truyền hình ở các tỉnh khác như Tứ Xuyên, Quý Châu và Vân Nam đã bị chèn sóng. Bằng việc động chạm đến CCTV – cơ quan ngôn luận cao nhất của Đảng cộng sản Trung Quốc, 7 ngày này đã đánh dấu đỉnh điểm của chuỗi sự kiện chèn sóng truyền hình về Pháp Luân Công gây chấn động Trung Quốc diễn ra từ năm 2002 tới 2005…

Bối cảnh

Trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc, ĐCSTQ đã vận dụng toàn bộ hệ thống truyền thông trên cả nước để tuyên truyền thù hận, tẩy não người dân. Không chỉ vậy, để hợp thức hóa cuộc đàn áp trước sự phản đối của người dân, ĐCSTQ đã cố gắng dàn dựng một vụ tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn vào ngày 23/1/2001 nhằm kích động lòng thù hận của người dân Trung Quốc đối với Pháp Luân Công. Tâm điểm của vụ tự thiêu là hình ảnh gây sốc: một người mẹ nổi lửa thiêu con mình.

Toàn cảnh sự kiện tự thiêu Thiên An Môn

Ngày 23/1/2001, tức ngày 13 Tết Nguyên đán, tại quảng trường Thiên An Môn đã xảy ra vụ “tự thiêu” của 5 người. Trong vòng vài giờ sau sự kiện này, những cảnh quay chi tiết đã liên tục phát sóng trên các phương tiện truyền thông nhà nước trên toàn Trung Quốc cũng như khắp thế giới, với các báo cáo tuyên bố rằng những người tự thiêu là người tập Pháp Luân Công, trong đó có một bà mẹ đã nổi lửa thiêu bản thân và thiêu con mình.

Bấy giờ là lúc cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ không đạt được tác dụng đủ lớn, không đạt được cái mà ông Giang Trạch Dân nói là “tiêu diệt” Pháp Luân Công trong vòng 3 tháng. Vậy nên cuộc đàn áp cần thiết phải có một cú huých.

Vụ tự thiêu sau đó được phát đi phát lại và bình luận trong suốt khung giờ chính trên kênh Truyền hình Trung ương Trung Quốc và các kênh truyền thông khác ở Trung Quốc, được lồng vào các chiến dịch tuyên truyền, và được phổ biến rộng rãi ra thế giới. Các kênh truyền thông quốc tế của Trung Quốc vào cuộc, sau đó là các kênh truyền thông thế giới liên tiếp đăng lại thông tin từ Trung Quốc.

Tuy vậy, màn lừa đảo này đã bị lật tẩy bên ngoài Trung Quốc, khi các kênh truyền thông thế giới chỉ ra rất nhiều điểm đáng ngờ ngay trong những thước phim mà ĐCSTQ phát đi. Ví dụ như sau khi quay chậm thước phim, người ta mới nhận ra rằng một trong số những người tự thiêu (người mẹ nổi lửa thiêu con) đã bị chính một viên cảnh sát khuất trong đám khói đánh chết; hay những thước phim “mang đậm chất điện ảnh” mà ĐCSTQ nói rằng đã tịch thu của BBC bị đài này phủ nhận; v.v.. Tổng cộng có hàng chục bằng chứng cho thấy vụ tự thiêu này là giả mạo. Bộ phim tài liệu False Fire (Lửa giả) về vụ tự thiêu Thiên An Môn sau đó đã được quốc tế đón nhận, trực tiếp chỉ ra những chi tiết lừa đảo trong sự kiện này. (Xem thêm chi tiết và video về một số chi tiết dàn dựng trong vụ việc này: Tự thiêu giả ở Thiên An Môn: Vết nhơ không cách nào xóa được của ĐCSTQ)

Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới: 6 khung hình cho thấy một cảnh sát đã giết người diệt khẩu trong chính đoạn video mà chính quyền Trung Quốc công bố về vụ tự thiêu tại Thiên An Môn. Đây chỉ là một trong hơn 10 bằng chứng cho thấy vụ tự thiêu được dàn dựng.Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới: 6 khung hình cho thấy một cảnh sát đã giết người diệt khẩu trong chính đoạn video mà chính quyền Trung Quốc công bố về vụ tự thiêu tại Thiên An Môn. Đây chỉ là một trong nhiều bằng chứng cho thấy vụ tự thiêu được dàn dựng.

Đáng chú ý, mặc dù ĐCSTQ cố tình gán cho những người thực hiện màn tự thiêu này là người tập Pháp Luân Công, tuy nhiên không có phóng viên nước ngoài nào được trực tiếp phỏng vấn họ hay người thân của họ. Phóng viên Philip Pan của tờ Washington Post đã từng tự mình đi điều tra về người mẹ phóng hỏa đốt con, và phát hiện rằng không có hàng xóm nào của cô ta từng nhìn thấy cô ta tập Pháp Luân Công. Philip Pan còn phát hiện ra người mẹ này đi làm trong hộp đêm để kiếm tiền, hoàn toàn trái ngược với giáo lý của Pháp Luân Công. Các phát hiện này được đăng tải trong bài viết “Human Fire Ignites Chinese Mystery” (Tạm dịch: Tự thiêu làm bùng lên những bí ẩn ở Trung Quốc) đăng trên Washington Post.

Nhưng ở bên trong Trung Quốc, vụ tự thiêu giả này đã hoàn thành mục đích của ĐCSTQ nhằm kéo dư luận sang phía đối lập với Pháp Luân Công. Tiếp theo đó, lợi dụng hình ảnh người mẹ nổi lửa thiêu con mình đã được mặc nhiên thừa nhận, truyền thông nhà nước còn bịa đặt những điều sai sự thật như hàng trăm học viên đã mổ bụng của họ, hoặc “hơn 30 người dân vô tội đã bị giết bởi các học viên Pháp Luân Công rối loạn tâm thần”, v.v. Những điều này còn xuất hiện cả trong sách giáo khoa. Chúng tạo ra cho người dân một tâm lý phòng vệ, cảnh giác, thậm chí là thù hận Pháp Luân Công.

Chuỗi sự kiện chèn sóng truyền hình gây chấn động TQ

Trong bối cảnh bị tước đi mọi quyền được tự biện hộ, bị giam giữ hàng loạt, bị tra tấn, bị thù hận bởi những chính sách liên đới tới gia đình và đồng nghiệp, những người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã sử dụng cách chèn sóng truyền hình nhằm thanh minh và hy vọng nhận được sự đồng cảm từ người dân Trung Quốc.

Năm 2001, hai người tập Pháp Luân Công tại Trùng Khánh đã chèn sóng truyền hình địa phương, đánh dấu sự thành công đầu tiên trong nỗ lực phơi bày cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Ngày 1/1/2002, người tập Pháp Luân Công ở Trùng Khánh chèn sóng phơi bày sự thật về cuộc đàn áp trên đài truyền hình cáp trong hơn 70 phút. Bốn người đã bị bắt sau đó và bị kết án từ 7 tới 16 năm tù giam. Một trong số họ đã chết trong khi bị cảnh sát giam.

Nhìn lại 15 năm chuỗi sự kiện chèn sóng truyền hình gây chấn động Trung Quốc

Vào khoảng 8 giờ tối ngày 5/3/2002, chương trình “Pháp Luân Công trên khắp thế giới” và “Tự thiêu hay một vở kịch?” (nói về vụ tự thiêu được dàn dựng tại quảng trường Thiên An Môn) đã được chèn sóng liên tục, không gián đoạn trong khoảng 45 phút vào 8 kênh của chương trình truyền hình cáp tại Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm.

Giữa ngày 23 và 30/6/2002, chín chương trình trên tần số vệ tinh của CCTV cũng như mười đài truyền hình ở các tỉnh khác như Tứ Xuyên, Quý Châu và Vân Nam đã bị chèn sóng các chương trình sự thật về Pháp Luân Công và chiếu hình ảnh người tập Pháp Luân Công trên khắp thế giới.

Khoảng ngày 17/8/2002, các đài truyền hình cáp ở thành phố Tây Ninh và quận Dân Hòa ở tỉnh Thanh Hải tiếp tục bị chèn sóng chương trình Pháp Luân Công với tựa đề “Thử thách lịch sử.”

Vào tháng 8/2002, các chương trình Pháp Luân Công được chèn sóng 2 lần qua đài truyền hình vùng Phòng Sơn ở Bắc Kinh, và 3 lần ở phía Đông thành phố Bảo Định, tỉnh Hồ Bắc, mỗi lần ít nhất 70 phút.

Vào ngày 23 và 27/8/2002, người tập Pháp Luân Công đã chèn sóng thành công các chương trình Pháp Luân Đại Pháp: “Nhân chứng lịch sử” và “Pháp Luân Công trên khắp thế giới” trong thời gian trọng điểm vào 7 và 8 giờ tối ở phía Bắc thành phố Bảo Định, Lai Thủy, huyện Dịch, Trác Châu, Cao Bí Điếm, Từ Thủy và các tỉnh khác. Cả hai lần các chương trình đều phát sóng hơn 70 phút.

Vào ngày 6/92002, truyền hình cáp của Công ty Bạch Ngân ở thành phố Bạch Ngân, tỉnh Cam Túc bị chèn sóng các chương trình nói sự thật về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, chương trình kéo dài khoảng 15 phút.

Vào ngày 4/8/2003, trang minghui.org tường thuật rằng người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã sử dụng công nghệ truyền dẫn không dây điện cao thế, hẹn giờ phát sóng thành công chương trình “Nhân chứng lịch sử” và “Pháp Luân Công trên toàn thế giới”. Chương trình phát sóng trong vài phút và hàng ngàn khán giả đã theo dõi.

Vào ngày 6/10/2003, minghui.org tiếp tục báo cáo rằng người tập Pháp Luân Công đã chèn sóng thành công một chương trình truyền hình ở Nột Hà, tỉnh Hắc Long Giang. Khoảng 600 hộ gia đình đã theo dõi chương trình.

Vào ngày 19/1/2004, các chương trình “Ngọn lửa dối trá”, “Phiên tòa công khai dành cho Giang Trạch Dân” và “Pháp Luân Công trên khắp thế giới” đã được chèn sóng 2 tiếng trên truyền hình cáp ở Hình Đài và Sa Hà tỉnh Hồ Bắc.

Số phận của những người bị bắt giữ

Được biết, trang Minh Huệ Net của Pháp Luân Công đã tổng hợp lại danh sách khoảng 129 người tập Pháp Luân Công bị bắt giữ từ năm 2001 đến năm 2005 vì tham gia chèn sóng truyền hình, trong đó có 1/3 là nữ. Hơn 85% những người bị bắt giữ đã bị kết án tù từ 3 đến 20 năm, trung bình là 12,5 năm tù giam. Đáng chú ý là có những người đã qua đời do bị tra tấn hoặc bị tiêm thuốc phá hủy thần kinh.

Nhìn lại 15 năm chuỗi sự kiện chèn sóng truyền hình gây chấn động Trung QuốcThống kê lấy từ minghui.org, một trang web của Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc.

Một năm sau sự kiện chèn sóng thành công đầu tiên năm 2001, một loạt các sự kiện chèn sóng đã diễn ra, và 93 người tập Pháp Luân Công đã bị bắt giữ. Các hoạt động này giảm dần trong ba năm tiếp theo, với 10 vụ bắt giữ vào năm 2003, 9 vụ bắt giữ vào năm 2004, và 14 vụ bắt giữ vào năm 2005. Có một vụ bắt giữ không xác định được thời điểm chèn sóng.

Trong tổng số 129 người bị bắt giữ, một số người đã chết ngay sau khi bị bắt, còn những người khác hoặc đã qua đời khi đang ở trong tù hoặc bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần sau khi ra khỏi tù.

Đơn cử như ngay sau vụ việc chèn sóng ngày 5/3/2002 tại Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, 5.000 người tập Pháp Luân Công ở khu vực Trường Xuân đã bị bắt giữ để thẩm vấn. Trong đó, 7 người bị đánh đến chết vài ngày sau khi bị bắt.

Số phận của những người bị cầm tù cũng không khá hơn. Một số đã mắc bệnh tâm thần sau khi bị tra tấn trong tù một thời gian dài. Đơn cử như trường hợp ông Trình Phượng Tường đến từ tỉnh Hà Bắc. Ông đã bị bắt ngay sau khi chèn sóng truyền hình tại địa phương vào tháng 1/2004. Ông đã bị đánh đập, tiêm thuốc phá hủy thần kinh và bị cấm ngủ. Ông đã trốn thoát sau 10 tháng bị giam giữ nhưng không có ai nhìn thấy ông hay biết tin tức về ông kể từ đó.

Cho đến nay, 12 trong tổng số 108 người tập Pháp Luân Công tham gia chèn sóng còn sống sót vẫn bị bỏ tù, và 23 người đã được thả. Tình trạng của những người còn lại hiện chưa rõ.

Một trong những trọng trách của truyền thông là độc lập giám sát chính phủ, phơi bày các hành vi phạm pháp của giới quan chức và phản ánh những tội ác hay bất công trong xã hội. Nếu như truyền thông không thực hiện được trọng trách đó, thì đó không thể được gọi là truyền thông chân chính.

Cùng với việc phía Pháp Luân Công thu thập, công khai bằng chứng về cuộc đàn áp kéo dài 20 năm qua, thì các quan chức tham gia cuộc bức hại này cũng liên tục “ngã ngựa” trong chiến dịch “Đả hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình. Bên cạnh đó, uy hiếp về việc tội ác thu hoạch nội tạng do chính quyền TQ hậu thuẫn sẽ bị quốc tế nhìn nhận là tội ác diệt chủng khiến ĐCSTQ ngày càng sợ hãi (Xem thêm tại: Áp lực nhân quyền: Nỗi lo sợ cùng cực của ĐCSTQ). Câu hỏi lớn nhất sắp tới đối với Trung Quốc có thể sẽ là: Chính quyền nước này phải đối diện với tội ác diệt chủng như thế nào?

RELATED ARTICLES

Tin mới