Friday, January 17, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTQ trả lại ông Trump bài học đàm phán

TQ trả lại ông Trump bài học đàm phán

Phong cách đàm phán của Tổng thống Mỹ là tăng áp lực tối đa song Trung Quốc dùng đòn không đàm phán khi họ gọi là bị “dí súng vào đầu”.

Sau Huawei, thêm một số tập đoàn công nghệ khác của Trung Quốc có nguy cơ bị Mỹ đưa vào danh sách đen gồm: tập đoàn Hikvision và hãng sản xuất các thiết bị giám sát Zhejiang Dahua Technology.

Theo báo New York Times, Mỹ có kế hoạch giới hạn công nghệ mà tập đoàn Hikvision được phép tiếp cận.
 
Trong khi đó, Bloomberg khẳng định sẽ có 4 công ty nữa lọt vào danh sách trừng phạt của Mỹ, trong đó có hãng sản xuất các thiết bị giám sát Zhejiang Dahua Technology.

Nếu các công ty của Trung Quốc bị lọt vào “danh sách đen”, các công ty của Mỹ sẽ cần phải được sự chấp thuận của chính phủ mới được phép bán linh kiện cho họ. Cũng giống như tập đoàn viễn thông Huawei, hiện đang bị ảnh hưởng nặng nhất từ các hình thức trừng phạt của Mỹ, Hikvision nhiều khả năng cũng sẽ bị coi là mối đe dọa đối với an ninh của Mỹ do có mối liên hệ với chính phủ Trung Quốc.

Tuy nhiên, trường hợp của Hikvision và Dahua sẽ phức tạp hơn so với Huawei.

Thông tin về việc các công ty công nghệ Trung Quốc sắp tiếp tục hứng thêm trừng phạt cho thấy một tình huống không quá ngạc nhiên trong phong cách của Tổng thống Mỹ.

Ông Donald Trump đã muốn tập trung vào ngành công nghệ đang phát triển như vũ bão của Trung Quốc, đang lấn át các công ty công nghệ Mỹ và đi kèm với rủi ro về an ninh.

Đáng chú ý là chính quyền ông Trump dự định có quyết định cuối cùng về việc trừng phạt Hikvision “trong vài tuần tới đây”.

Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin ngày 22/5 tiết lộ, đợt thuế tiếp theo Mỹ có thể áp đặt lên Trung Quốc sẽ đến sau 1 tháng nữa.

Đó cũng có thể là thời điểm Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình cùng tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 6 tới tại Nhật Bản. Đây là cơ hội để hai bên giảm căng thẳng từ cấp cao nhất.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã nắm rõ được chiến thuật đàm phán của ông Trump – một trong những cách thức mà ông yêu thích đã được chia sẻ trong các cuốn sách của vị tỷ phú Mỹ – đó là gây áp lực tối đa: Sử dụng các biện pháp trừng phạt, đổ lỗi cho các đối thủ, gây sức ép từ nhiều phía lên “con mồi” và đưa ra đề nghị đàm phán.

Trước các sức ép có khả năng gia tăng ngay từ bây giờ, Bắc Kinh đã từ đầu tháng này đã có hàm ý nói trước về khả năng không có đàm phán giữa hai nước trong tương lai một khi ông Trump từ bỏ chiến thuật gây áp lực của mình.

Tờ Wall Street Journal đầu tháng này dẫn lời một quan chức Trung Quốc giấu tên nói rằng Trung Quốc sẽ “không đàm phán khi bị dí súng vào đầu”.

Cuộc đàm phán trong tình huống này là một bất lợi. Do đó, Bắc Kinh cũng có thể sẽ từ chối cuộc đàm phán mà Washington đưa ra, một khi họ biết rõ, những thiệt hại mà Mỹ gây ra cho họ cũng khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng không nhỏ.

Một điều mà Bắc Kinh hoàn toàn tự tin là không ai hơn ông Trump đang cần một thỏa thuận vào lúc này.

Ông Trump đang chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống, bắt đầu chuẩn bị mùa tranh cử mới cho năm 2020 mà đối thủ của ông lần này là “đáng gờm” hơn so với lần tranh cử trước.

Tổng thống Trump cũng có những bất lợi nhất định: các phát ngôn gây sốc, tranh cãi bức tường biên giới, cuộc chiến thương mại với Trung Quốc chưa đến hồi kết. Nếu cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 gọi tên người khác, các nỗ lực gây áp lực của ông Trump với Trung Quốc trở nên… công cốc.

Bắc Kinh hiểu rõ tình thế của họ và sẵn sàng “đấu tiếp” với Tổng thống Mỹ khi đã bắt được bài.

Trung Quốc phản đòn

Ba hãng hàng không lớn nhất Trung Quốc, gồm Air China, China Southern Airlines và China Eastern Airlines, đang yêu cầu hãng sản xuất máy bay Boeing Co. của Mỹ bồi thường thiệt hại liên quan đến lệnh cấm bay tạm thời đối với dòng máy báy 737 MAX mà các hãng này đang sở hữu.

Trung Quoc tra lai ong Trump bai hoc dam phan
China Eastern Airlines là hãng hàng không lớn thứ hai của Trung Quốc.

Các hãng này không  cho biết cụ thể số tiền đòi bồi thường và cũng như các thông tin liên quan đến vụ việc.

Theo THX, China East Airlines yêu cầu bồi thường vì lệnh cấm bay đối với thế hệ máy bay 737 MAX 8 “đã gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp và thiệt hại về kinh tế đang không ngừng gia tăng.”

Quyết định được các công ty Trung Quốc đưa ra sau khi họ buộc phải ngừng khai thác bay đối với các máy bay 737 MAX mà hãng đang sở hữu do ảnh hưởng từ lệnh cấm của Trung Quốc với dòng máy bay liên tiếp gặp tai nạn của Boeing.

Boeing thừa nhận lỗi Hệ thống Tăng cường tính năng điều khiển bay (MCAS) của Boeing 737 MAX được cho là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thảm họa của hàng hàng không Ethiopian Airlines vừa qua.

Hãng này cũng thừa nhận phải sửa lỗi phần mềm giả lập dùng để đào tạo phi công điều khiển máy bay 737 MAX.

RELATED ARTICLES

Tin mới