Saturday, January 18, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnMỹ cân nhắc đánh thuế các nước phá giá tiền tệ, đặc...

Mỹ cân nhắc đánh thuế các nước phá giá tiền tệ, đặc biệt nhắm TQ

Bộ Thương mại Mỹ hôm thứ Năm (23/5) đã nói rằng cơ quan này đang đề xuất quy định mới để áp đặt thuế chống trợ cấp lên các sản phẩm đến từ các quốc gia phá giá tiền tệ của họ so với đồng USD. Đây được cho là một động thái khác để Mỹ có thể đánh thuế cao hơn đối với hàng hóa nhập từ Trung Quốc.

Theo Reuters, quy định mới mà Bộ Thương mại Mỹ đề xuất cũng có thể đặt hàng hóa của một số nước khác vào rủi ro bị tăng thuế, trong đó bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đức và Thụy Sĩ.

Những nước nêu trên cùng với Trung Quốc bị liệt vào “danh sách cần giám sát” của báo cáo tiền tệ mỗi 6 tháng của Bộ Tài chính Mỹ. Báo cáo này theo dõi các can thiệp thị trường tiền tệ, thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu cao và thặng dư thương mại song phương cao.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết quy định đề xuất của họ sẽ sửa đổi tiến trình thuế bù trừ tương đương thông thường để bao gồm thêm tiêu chuẩn mới về phá giá tiền tệ.

Các quan chức chính quyền Trump từ lâu đã đánh giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã bị phá giá so với đồng USD. Theo các chuyên gia quốc tế, sau khi thương chiến Mỹ – Trung diễn ra, đồng Nhân dân tệ càng bị hạ giá thấp hơn nữa.

Trong tuyên bố phát đi hôm 23/5, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho hay: “Thay đổi này khiến các nhà xuất khẩu nước ngoài chú ý rằng Bộ Thương mại Mỹ có thể đặt ra đối trọng với các trợ cấp tiền tệ mà gây hại cho các ngành nghề của Mỹ.”

“Các nước khác sẽ không còn có thể sử dụng chính sách tiền tệ để gây bất lợi cho công nhân và doanh nghiệp Mỹ,” ông Ross nói.

 Bộ trưởng Thương mại Mỹ nhấn mạnh rằng động thái này của Bộ là một bước tiến để thực hiện tốt lời hứa chiến dịch của Tổng thống Donald Trump về giải quyết các thực thi tiền tệ bất công.

Bộ Thương mại Mỹ chưa công bố tiêu chí cụ thể mà cơ quan này sẽ sử dụng để đánh giá xem giá của một sản phẩm nào tại Mỹ đang bị làm thấp một cách giả tạo do phá giá tiền tệ.

RELATED ARTICLES

Tin mới