Monday, January 13, 2025
Trang chủBiển nóngTQ đáp trả dữ dội khi bị Mỹ vây ép về hồ...

TQ đáp trả dữ dội khi bị Mỹ vây ép về hồ sơ Biển Đông

Trung Quốc tỏ ra không muốn chịu lép vế Mỹ ở nhiều mặt, trong đó có vấn đề Biển Đông. Họ đã có nhiều động thái “cứng và mềm” để đáp trả Mỹ.

Trước việc Mỹ liên tục gây sức ép về tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông, Trung Quốc chưa hề tỏ ý nhượng bộ. Ngược lại, Trung Quốc còn hạ thủy thêm nhiều chiến hạm mới, công bố thêm nhiều vũ khí mới, duy trì lực lượng của mình hoạt động thường xuyên ở Biển Đông và quanh đảo Đài Loan. Bắc Kinh đồng thời tố ngược rằng chính Washington mới là bên đe dọa hòa bình trong khu vực.

Sau khi tàu khu trục tên lửa dẫn đường Preble của hải quân Mỹ vào ngày 20/5/2019 đi sát bãi cạn Scarborough (bị Trung Quốc chiếm từ tay Philippines), trang web của Quân giải phóng Trung Quốc đã viết như thế: “Việc tàu chiến Mỹ khiêu khích đã đe dọa sự an toàn của tàu bè, máy bay và nhân sự của cả hai bên, phá hoại chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, xâm phạm các thông lệ cơ bản của quan hệ quốc tế và phá hoại hòa bình và ổn đinh khu vực”.

Trang web trích dẫn bình luận trên của phát ngôn viên Li Huamin thuộc Bộ chỉ huy phương Nam quân đội Trung Quốc.

Ông Li nói rằng các tàu và máy bay Trung Quốc đã được gửi tới vùng này để nhận diện tàu khu trục Mỹ và cảnh báo tàu này phải rời khỏi cái mà ông này gọi là chủ quyền của Trung Quốc.

Thực sự Trung Quốc không thiếu tàu biển để thực hiện việc giám sát như trên. Hải quân Trung Quốc đã mở rộng nhanh chóng trong thời gian qua.

Hôm 12/5, Trung Quốc hạ thủy 2 khu trục hạm lớp 52D. Đây là các tàu thứ 19 và 20 trong đội 30 tàu dự kiến thuộc loại này của Trung Quốc.

Đầu tháng 5, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố 1 báo cáo cho biết Trung Quốc có lực lượng hải quân lớn nhất châu Á, với hơn 300 tàu mặt nước và tàu ngầm.

Nhà phân tích quân sự Euan Graham, từng ở trên boong 1 chiến hạm Australia trong một hoạt động ở Biển Đông gần đây, cho rằng tàu chiến này cùng các tàu chiến khác của Mỹ và Australia hoạt động trong khu vực đều bị hải quân Trung Quốc giám sát chặt chẽ.

Graham viết trên 1 trang blog: “Việc tàu hải quân Trung Quốc có mặt gần như ở khắp nơi đã phủ bóng lên các chiến hạm khác trong khu vực”.

Trong khi đó hải quân Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận với Nga ở ngoài khơi bờ biển phía đông của Trung Quốc và với Thái Lan ở phương nam.

Ngược lên phía bắc, phản lực cơ của không quân Trung Quốc vào hồi tháng 4/2019 đã thực hiện điều mà đảo Đài Loan coi là hành động “khiêu khích” nhất trong nhiều năm ở eo biển Đài Loan.

Thông cáo của cơ quan đối ngoại Đài Loan (Trung Quốc) có đoạn: “Đó là một hành động cố ý, thiếu trách nhiệm, và khiêu khích. Chúng tôi đã thông báo cho các đối tác khu vực và lên án Trung Quốc về hành vi đó”.

Một báo cáo đăng tải trên trang web tiếng Anh của quân đội Trung Quốc đã khoe một tàu tấn công lưỡng cư mới, coi đây là loại “tiên tiến nhất của thế giới”. Báo cáo này nói rằng với sự giúp đỡ của tàu đó cộng thêm các vũ khí khác trong kho vũ khí Trung Quốc, “Quân giải phóng Nhân dân [Trung Quốc] sẽ ở thế tốt để xử lý vấn đề Đài Loan và các tranh chấp đảo tiềm tàng”.

Đối thoại Shangri-La tự xem mình là một nơi mà “các bộ trưởng [quốc phòng] có thể tranh cãi các thách thức an ninh cấp bách nhất của khu vực, tham gia các cuộc nói chuyện song phương quan trọng và cùng nhau đưa ra các giải pháp mới”.

Tuy nhiên, với cuộc so găng gay gắt và toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian qua, thách thức đặt ra cho hội nghị Shangri-La năm nay sẽ vô cùng lớn

RELATED ARTICLES

Tin mới