Monday, January 6, 2025
Trang chủĐàm luậnThời cơ cất cánh kinh tế của Việt Nam ?

Thời cơ cất cánh kinh tế của Việt Nam ?

Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung có thể khiến kinh tế thế giới suy giảm. Tuy nhiên, nó cũng đưa lại cơ hội vươn lên của một số nền kinh tế có quy mô nhỏ như Việt Nam

Với những gì đã diễn ra, dự đoán của các chuyên gia kinh tế vềcuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc, bắt đầu từ 8 tháng trước đây, đang dần trở thành sự thật.

Người ta không ngần ngại gọi đây là cuộc chiến thương mại “điên rồ”, đồng thời cảnh báo, cứ đà này, sẽ dẫn đến “chiến tranh thương mại toàn diện” mà hậu quả nghiêm trọng không kém gì Đại suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2009.

Báo cáo của Hội đồng phân tích kinh tế Pháp – một cơ quan nghiên cứu uy tín, nhận định:“cuộc chiến tranh thương mại toàn diện” nêu trên sẽ khiến tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Mỹ, Trung Quốc và châu Âu sẽ giảm 3-4%; riêng Pháp sẽ mất 3% GDP trong khikhủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, GDP của Pháp chỉ giảm 2,2%; Mêxicô và Hàn Quốc sẽ mất ít nhất 10% GDP.

Tuy nhiên, cuộc chiến này lại cũng sẽ đem đến cơ hội cho một số nền kinh tế có quy mô nhỏ vươn lên thành nền kinh tế phát triển, mà Việt Nam là một điển hình. 

Chứng minh cho nhận định này, tác giả Murray, trong một bài viết mới đây trên trang Foreign Policy,đã trích dẫn báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam công bố mới đây cho thấy, khoản vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2019 đã tăng đột biến (gần 70%) so với cùng thời điểm năm 2018 và là mức tăng cao nhất kể từ năm 2015.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, mức tăng này có được,có bản, do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khiến nhiều công ty của Mỹ và nhiều quốc gia quan ngại về việc đầu tư vào Trung Quốc.

Trong khi đó, Việt Nam, với môi trường chính trị ổn định, tốc độ tăng trưởng cao được duy trì nhiều năm gần đây… khiến nhiều nhà đầu tư quốc tế có xu hướng di chuyển tới quốc gia này khi những bất đồng giữa Bắc Kinh và Washington trong vấn đề thương mại không những không được tháo gỡ mà còn gia tăng, mở rộng sang các lĩnh vực công nghệ, tiền tệ, an ninh hàng hải (thể hiện qua các tuyên bố của Mỹ và Trung Quốc tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La 2019 tổ chức tại Singapore vừa qua).

Ông Murray cũng đề cập đến những dự báo về triển vọng phát triển tích cực của kinh tế Việt Nam.

Theo đó, kinh tế Việt Nam sẽ có thể tiếp tục đà phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau khi Foxconn, gã khổng lồ trong sản xuất công nghệ của Đài Loan (Trung Quốc) cân nhắc chuyển một phần lớn lượng sản xuất công nghệ cao sang các nhà máy tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, bài viết cũng đề cập đến những thách thức của Việt Nam như: hệ thống thuếcần cải thiện; cơ sở hạ tầnghạn chế; lực lượng lao động có tay nghề cao còn ít; công nghiệp phụ trợ kém phát triển…

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khẳng định những vấn đề trên sẽ không cản trở được đà tăng trưởng của Việt Nam.

Với quyết tâm và sự quan tâm của Chính phủ, những hạn chế về hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực sẽ có những cải thiện tích cực, khẩn trương; phong trào khởi nghiệp ở Việt Nam đã hình thành và đang được động viên ở mức cao nhất cả phía Chính phủ và trong xã hội.

Đồng thời, ngay chính Việt Nam cũng rất muốn thu hút những ngành công nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. 
Bài viết liệt kê một loạt lợi thế của Việt Nam như chi phí nhân công thấp; Việt Nam có kênh thương mại tự do thông qua các Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng 10 quốc gia khác trong đó có Nhật Bản, Canada và Australia (những quốc gia có nền kinh tế phát triển rất mạnh mẽ). 
Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam có thể duy trì và tiếp tục quỹ đạo đi lên như hiện nay để vươn lên thành một nước kinh tế phát triển.

RELATED ARTICLES

Tin mới