Thursday, January 2, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaMột số điểm đáng chú ý trong Báo cáo Chiến lược Ấn...

Một số điểm đáng chú ý trong Báo cáo Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới của Mỹ

Bộ Quốc phòng Mỹ (1/6) công bố Báo cáo “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” dài 55 trang, trong đó có đề cập đến những nỗ lực nhằm tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực.

Một số nội dung chính của Báo cáo

Báo cáo Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương năm 2019 của Mỹ đưa ra chiến lược quốc phòng và lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ dựa trên Chiến lược An ninh Quốc gia chung. Báo cáo cũng nhấn mạnh cam kết lâu dài của Washington về khu vực châu Á – Thái Bình Dương; khẳng định lực lượng quân sự Mỹ sẽ bảo vệ người dân Mỹ, quê hương và lối sống của người Mỹ; Thúc đẩy sự thịnh vượng của Mỹ thông qua các mối quan hệ kinh tế công bằng và có đi có lại để giải quyết sự mất cân bằng thương mại; Giữ gìn hòa bình thông qua sức mạnh bằng cách xây dựng lại quân đội và dựa vào các đồng minh và đối tác để chia sử, gánh vác một phần công bằng trách nhiệm bảo vệ chống lại các mối đe dọa chung; Nâng cao ảnh hưởng của Mỹ bằng cách cạnh tranh và lãnh đạo trong các tổ chức đa phương để các lợi ích và nguyên tắc của Mỹ được bảo vệ.

Báo cáo nhắc lại rằng Chiến lược quốc phòng năm 2018 hướng dẫn Bộ Quốc phòng hỗ trợ Chiến lược an ninh quốc gia nhằm: Bảo vệ quê hương; Vẫn giữ sức mạnh quân sự ưu việt trên thế giới; Đảm bảo sự cân bằng quyền lực ở các khu vực chính vẫn có lợi cho Mỹ; Nâng cao trật tự quốc tế có lợi nhất cho an ninh và thịnh vượng của Mỹ.

Báo cáo cũng tái khẳng định khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tiếp tục trải qua vô số thách thức an ninh từ một loạt các mối đe dọa xuyên quốc gia, bao gồm: khủng bố; vũ khí bất hợp pháp; buôn bán ma túy, con người và động vật hoang dã; và vi phạm bản quyền, cũng như các mầm bệnh nguy hiểm, phổ biến vũ khí và thiên tai. Nhiều tổ chức khủng bố, bao gồm Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria (ISIS), hoạt động tại các quốc gia trong khu vực.

Đài Loan là một quốc gia độc lập

Báo cáo Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đưa Đài Loan liệt kê cạnh ba quốc gia là Singapore, New Zealand, Mông Cổ, cho rằng “cả 4 nước đã đóng góp cho sứ mệnh của Mỹ trên khắp thế giới và đang tích cực thực hiện các bước để duy trì trật tự quốc tế rộng mở và tự do”, báo cáo cho hay, đồng thời gọi đây là những đối tác “đáng tin cậy, đủ năng lực và tự nhiên”.

Các nhà phân tích cho rằng việc dùng từ “quốc gia” để gọi Đài Loan là đòn tấn công mới nhất của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vào Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ Washington – Bắc Kinh đang căng thẳng vì chiến tranh thương mại đã lan sang các lĩnh vực khác như an ninh, giáo dục, thị thực và công nghệ. Các tài liệu trước đây đề cập Đài Loan như một quốc gia thường do sai sót của quan chức Mỹ, song đây là lần đầu tiên hòn đảo được gọi như vậy trong một báo cáo đã được kiểm tra và hiệu chỉnh cẩn thận.

Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh đang chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Dù công nhận chính sách “Một Trung Quốc”, Mỹ vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng thể hiện quan điểm ủng hộ nhiều hơn với Đài Loan, trong đó có việc triển khai tàu chiến đi qua eo biển và cung cấp vũ khí. Mới đây nhất, Mỹ đang có kế hoạch bán ấp hơn 100 xe tăng cùng nhiều loại tên lửa cho Đài Loan với giá trị lên tới hơn 2,6 tỷ USD nhằm giúp hòn đảo tăng cường khả năng phòng thủ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó tuyên bố Bắc Kinh kiên quyết phản đối và cảnh báo hậu quả nghiêm trọng của việc cung cấp vũ khí cho Đài Loan, đồng thời yêu cầu Washington tuân thủ nguyên tắc “Một Trung Quốc”.

Cảnh báo Trung Quốc đang muốn “thống trị” thế giới

Báo cáo nhận định Trung Quốc – trong khi tiếp tục lớn mạnh về quân sự và chính trị – “muốn bá quyền tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương trong ngắn hạn và cuối cùng là thống trị thế giới về lâu dài”. Báo cáo gọi Trung Quốc là một “cường quốc theo chủ nghĩa xét lại” mà dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc đang làm suy yếu hệ thống thế giới từ bên trong bằng cách khai thác các lợi ích trong khi làm xói mòn các giá trị và nguyên tắc của trật tự dựa trên các quy định.

Báo cáo cũng nhận định rằng, Nga đang sử dụng các phương tiện quân sự, chính trị và kinh tế để có được ảnh hưởng ở châu Á-Thái Bình Dương; và Triều Tiên là một quốc gia thù địch vốn sẽ vẫn là một thách thức an ninh đối với Mỹ và các đồng minh, các đối tác và các đối thủ cho tới khi “việc giải trừ hạt nhân cuối cùng, toàn toàn và được kiểm chứng” hoàn tất.

Báo cáo cũng khuyến nghị các nước tăng cương hợp tác. Theo Báo cáo, “khi chúng ta cùng nhau thúc đẩy các quan hệ đối tác cùng chung mục đích, một cấu trúc an ninh kết nối – với các giá trị sẻ chia, các cách thức hợp tác và các khả năng tương thích và bổ sung – sẽ tạo nên một khối mở, tự do và vững mạnh kết nối khu vực với nhau, giữ vững chủ quyền, hòa bình và sự ổn định khu vực trong những năm sắp tới”.

Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng chiến lược này chỉ nhằm kiềm chế sự lớn mạnh của Trung Quốc. Giáo sư Đại học Phục Đán Zhao Huasheng cho rằng có thể hiểu được khi Trung Quốc xem chiến lược của Mỹ với sự hoài nghi và thờ ơ vì chiến lược thiếu thân thiện đối với cường quốc châu Á. Vì chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương không thân thiện với Trung Quốc, không có nhiều không gian để Bắc Kinh hợp tác với Mỹ trong chiến lược này.

Chuyên gia Chu Phong, Đại học Nam Kinh đã bày tỏ lo ngại về báo cáo của Mỹ. Ông Chu Phong nhận định, báo cáo Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương rõ ràng đã cho thấy định nghĩa mới về Trung Quốc của Mỹ – Trung Quốc và Mỹ cạnh tranh nhau, giữa hai thế giới rất khác nhau, nền kinh tế Trung Quốc rất mang tính lợi dụng. Theo ông, định nghĩa như vậy về Trung Quốc rất rủi ro và rất sai lệch. Nó sẽ khiến Trung Quốc bị cô lập và làm hạn chế không gian mà cả hai nước có thể giải quyết các bất đồng mang tính xây dựng.

Triều Tiên là quốc gia “bất hảo”

Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ gọi Bắc Triều Tiên là “quốc gia bất hảo” (rogue states), đe dọa tới an ninh khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, tuyên bố sẽ tiếp tục coi Bắc Triều Tiên là một thách thức với an ninh của Mỹ, các nước đồng minh và toàn thế giới cho tới khi đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa miền Bắc lần cuối cùng và được kiểm chứng đầy đủ (FFVD).

Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên (5/6) tuyên bố nước này đang cảnh giác cao độ sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ công bố “Báo cáo chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương”. Giám đốc Viện nghiên cứu giải trừ quân bị và hòa bình trực thuộc Bộ Ngoại giao miền Bắc trong bài phỏng vấn với Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cùng ngày đã nhắc tới báo cáo trên của Bộ Quốc phòng Mỹ. Quan chức này chỉ trích việc Mỹ gọi Bắc Triều Tiên là “quốc gia bất hảo” trong báo cáo không khác nào xâm hại chủ quyền và sự tôn nghiêm quốc gia, tuyên bố đối đầu với chính quyền miền Bắc. Quan chức này khẳng định Bắc Triều Tiên đang đề cao cảnh giác về việc Mỹ liên tục gây sức ép quân sự với nước này thời gian gần đây. Nếu Washington càng gia tăng chính sách thù địch thì Bình Nhưỡng sẽ càng đẩy mạnh các bước đi đáp trả.

RELATED ARTICLES

Tin mới