Thursday, January 9, 2025
Trang chủĐàm luậnThông điệp của Philippines ?

Thông điệp của Philippines ?

Kể từ năm 2017 khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền, Phililppines và Trung Quốc còn thiết lập cơ chế họp song phương cấp thứ trưởng về các vấn đề liên quan đến Biển Đông.

Thời gian đã giúp ông Duterte hiểu thực chất về Trung Quốc. Chỉ hơn một năm sau, ông bắt đầu dè chừng, cảnh giác trước một Bắc Kinh ngày càng phô trương sức mạnh cơ bắp răn đe cộng động quốc tế.

Trung Quốc tiếp tục xây dựng đảo nhân tạo trái phép, tăng cường hoạt động quân sự tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tới thời điểm này, Trung Quốc đã xây dựng bảy tiền đồn với đường bay cùng hệ thống radar và tên lửa đi kèm.

Hành động đi ngược lại cam kết của Bắc Kinh về việc không quân sự hóa Biển Đông không chỉ khiến các bên liên quan lo ngại, mà còn khiến Trung Quốc hứng chịu chỉ trích của dư luận quốc tế.

Mỹ, với tư cách một siêu cường, liên tục phản đối Trung Quốc, đồng thời khẳng định sẽ vẫn triển khai các hoạt động tuần tra tự do hàng hải tới khi không còn những yêu sách tuyên bố chủ quyền quá đáng củaTrung Quốc.

Tiếp tục quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc khi nhận chức Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hồi tháng 1 – 2019, ông Patrick Shanahan, trong phát biểu tại Đối thoại Shangri La 2019, đã yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt toàn bộ các hoạt động gây thù địch, xung đột và đề cập kế hoạch lắp đặt hệ thống vũ khí tối tân ở các khu vực đang tranh chấp của Bắc Kinh.

Người Mỹ nói là làm. Cùng với chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ đang căng như dây đàn, trên biển Đông, Nhà Trắng liên tục triển khai các hoạt động quân sự: điều điều oanh tạc cơ B-52 bay qua Biển Đông; gia tăng hoạt động lực lượng Tuần duyên ở tây Thái Bình Dương; tổ chức tập trận chung giữa lực lượng Tuần duyên Mỹ với tàu Philippines ở vùng biển do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Thậm chí, trong cuộc tập trận này, Oasinton còn “chọc tức” khi cho tàu đi lướt qua hai tàu Trung Quốc trong quá trình diễn tập.

Trước đó, các tàu sân bay cả Mỹ, và cả Anh, cùng bất ngờ xuất hiện tại biển Đông.

Việt Nam là một trong những bên liên quan phản ứng mạnh mẽ hành động của Trung Quốc.

Phản ứng của Việt Nam dễ hiểu. Bởilâu nay, nước này luôn thể hiện lập trường nhất quán về biển Đông, kịch liệt phản đối đương “lưỡi bò” của Trung Quốc, luôn khẳng định có đầy đủ cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Việt Nam cũng đã cho cộng đồng quốc tế thấy sự phản ứng quyết liệt, khôn khéo đối với Trung Quốc trong vụ Giàn khoan Hải Dương 981 xảy ra giữa năm 2014.

Thời điểm hiện tại, ngạc nhiên là động thái của Philippines.

Còn nhớ, quan hệ Trung Quốc – Philippinestừng rất căng thẳng sau phán quyếtlịch sử của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) vụ kiện Philippines-Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông năm 2016.

Tình hình dịu xuống khi ông Rodrigo Duterte chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Philippines thời gian ngắn sau đó.

Thực ra,trong quá trình vận động tranh cử, người ta đã quan ngại cho triển vọng an ninh ở châu Á do lập trường về Biển Đông của ông Rodrigo Duterte không rõ ràng, sợ rằng, điều đó sẽ làm suy yếu khả năng của ASEAN trong việc tạo dựng một mặt trận chung chống lại một Trung Quốc miệng nói “trỗi dậy hòa bình” nhưng kỳ thực, rất hung hăng và lộ rõ tư tưởng bá quyền trên Biển Đông.

Lo lắng đã thành sự thực

Tháng 11/2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Philippines.

Chuyển thăm đánh dấu đỉnh cao mối quan hệ Trung Quốc-Philippines, mang lại những hứa hẹn kinh tế từ Trung Quốc. Đáng chú ý nhất trong chuyến thăm này là thỏa thuận về việc cùng khai thác bãi cạn Scarborough mà cả Bắc Kinh lẫn Manila đều tuyên bố chủ quyền và từng có những đối đầu căng thẳng.

Sự kiện này đã tạo nên nghi ngờ, lo ngại của người dânPhilippines. Người dân Philippines còn tổ chức biểu tình gần Đại sứ Quán Trung Quốc tại thủ đô Manila, lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Makati và tại các trường đại học trong nướcvới các khẩu hiệu: “Nói không với bẫy nợ của Trung Quốc”, Philippines không phải để bán” và “Trung Quốc, hãy cút đi!”.

Còn các nghị sĩ đối lập Philippines đã cảnh báo rằng, thỏa thuận này có thể xác nhận chủ quyền của Trung Quốc tại một khu vực lãnh hải mà cả Philippines và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền.

Nhưng, với chính sách đối ngoại của ông Duterte – người được mệnh danh là “ông Trump” của Philippines, quan hệ Trung Quốc – Phillippines vẫn duy trì sự ấm áp trong gần hai năm qua và người ta gọi đây là thời kỳ Philippines “xoay trục” sang Trung Quốc, dù Trung Quốc là kẻ thua theo phán quyết của Tòa Trong tài Thường trực (PCA).

Thời gian đã làm cho ông Dutertehiểu thực chất về Trung Quốc. Chỉ hơn một năm sau, ông bắt đầu dè chừng, cảnh giác trước một Bắc Kinh ngày càng lấy sức mạnh cơ bắp răn đe cộng động quốc tế.

Từ dè chừng, bắt đầu có những tuyên ngôn và động thái cụ thể: 1 năm trước, Manila đưa ra “3 lằn ranh đỏ” cảnh báo Bắc Kinh nếu đơn phương thăm dò dầu khí ở vùng biển Philippines, cải tạo bãi cạn Scarborough; đe dọa sẽ “chiến tranh với Trung Quốc” nếu họ đơn phương khai thác ở vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines.

Phippines cũng trở lại với đồng minh Hoa Kỳ qua việc tăng cường hợp tác quốc phòng, thảo luận về kế hoạch mở rộng việc cho Mỹ tiếp cận các địa điểm quân sự của Philippines, đặc biệt là sân bay Bautista ở Palawan.

Gần đây,phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á lần thứ 18 diễn ra tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng PhilippinesDelfin Lorenzana nhấn mạnh biển Đông có ý nghĩa như một trong những tuyến giao thương hàng hải quan trọng nhất thế giới, việc tôn trọng và giữ quyền tự do di chuyển tại khu vực này là hết sức quan trọng. 

“Dưới góc nhìn của chúng tôi, không một cường quốc nào được giao quyền kiểm soát hoàn toàn đối với những tuyến hàng hải như vậy, ví dụ như biển Đông. Chúng ta phải cùng chung tay bảo vệ khu vực quốc tế này.” – ông Delfin Lorenzana nhấn mạnh.

Tuyên bố của ông Delfin Lorenzana được báo chí Philippines đưa đậm nét, được dư luận rất quan tâm.

Tuyên bố gần như đả động trực tiếp đến việc Trung Quốc muốn thúc đẩy đàm phán song phương các vấn đề Biển Đông thay vì có ASEAN tham gia.

Chính sách đàm phán song phương của Trung Quốc – như giới phân tích nhận định – không khác gì chiến thuật “chia để trị” nhằm đối phó với những nước láng giềng nhỏ hơn trong khu vực.

Malaysiatừng từ chối thẳng thừng yêu cầu này của Trung Quốc.

Việt Nam cũng nhiều lần khẳng định không thể đàm phán song phương những vấn đề liên quan đến nhiều bên.

Vì lẽ đó, lời kêu gọi “chung tay bảo vệ khu vực quốc tế này” củaBộ trưởng Quốc phòng PhilippinesDelfin Lorenzana tại một diễn đàn rất quan trọng như Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á lần thứ 18 vừa qua, phải chăng là dấu hiệu mới cho thấy, chỉ qua 3 năm, sự cùng với sự dè chừng, Philippines đã thấm thía cái giá phải trả nếu cả tin vào lời hứa cùng sự dụ dỗ của Trung Quốc về chính sách đàm phán song phương.

Và quan trọng hơn, tuyên bố cho thấy, Phippines , quốc gia từ năm 2017, khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền, đã thiết lập cơ chế họp song phương cấp thứ trưởng với Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến Biển Đông, đã

nhận thức ra để kiềm chế chủ nghĩa cường quyền Trung Quốc trên biển Đông, sự đoàn kết của cộng đồng ASEAN quan trọng như thế nào.

RELATED ARTICLES

Tin mới