Monday, January 6, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaVì sao Pháp lại tăng cường thể hiện tiếng nói và can...

Vì sao Pháp lại tăng cường thể hiện tiếng nói và can dự nhiều hơn trong vấn đề Biển Đông

Pháp đang tích cực thể hiện cam kết của họ trong việc duy trì hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Biển Đôngnhằm bảo vệ các lợi ích quốc gia của mình, cũng như đóng góp cho sự ổn định ở khu vực và bảo vệ các quy tắc quốc tế cốt lõi.

Thứ nhất, do vai trò địa chính trị chiến lược của Biển Đông

Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương, châu Âu – châu Á, Trung Đông – châu Á. Trong đó 5/10 tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biển Đông và được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Khu vực Đông Nam Á có khoảng 536 cảng biển, trong đó có 2 cảng vào loại lớn và hiện đại nhất thế giới là cảng Singapore và Hồng Kông. Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama. Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á (đó là Malacca, Lombok, Sunda, Ombai – Wetar). Đặc biệt, eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới, chỉ sau eo biển Hormuz. Vì vậy, đối với một quốc gia có vai trò chủ chốt ở châu Âu và có nền kinh tế giao thương phát triển như Pháp thì Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của nước này.

Tại Đối thoại Shangri-La vừa diễn ra ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đã nói thẳng thắn về những căng thẳng an ninh đang sôi sục ở Đông Á cũng như tầm quan trọng của khu vực này. “Hợp tác trở nên quan trọng hơn bao giờ hết”, bà Parly nói, trong bối cảnh trật tự an ninh châu Á hiện nay và những thách thức mà khu vực đang đối mặt. “Không cần ông Kissinger mới nhìn thấy sự hình thành của các khối đối lập ở châu Á. Chúng tôi nhìn thấy nó trong chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ, chiến tranh tiền tệ, khẩu chiến và những vụ cọ xát đôi khi xảy ra giữa 2 tàu sân bay hoặc 2 tàu chiến. Và đây không phải sự mở đầu”, bà Parly nói. Pháp cũng đang muốn thúc đẩy quan hệ quốc phòng với khu vực. Tuần trước, một chiếc tàu khu trục Pháp ghé thăm cảng của Tp. Hồ Chí Minh. Thời gian diễn ra Đối thoại Shangri-La cũng là lúc tàu sân bay Pháp Charles de Gaulle và đội tàu hộ tống đang ở Singapore. Nhóm tàu sân bay tấn công này đang triển khai một nhiệm vụ mở rộng ở Ấn Độ – Thái Bình Dương, với việc tham gia nhiều cuộc diễn tập đa quốc gia cùng các đối tác gồm hải quân Ấn Độ, Australia, Anh, Nhật Bản, Singapore và Mỹ.

Thứ hai, do chính sách mở rộng ảnh hưởng của TQ và thực trạng tranh chấp Biển Đông hiện nay

Một báo cáo đáng chú ý về Biển Đông bằng tiếng Pháp của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Pháp vừa qua được công bố. Xuyên suốt 77 trang báo cáo đề cập những lo ngại về chiến thuật “sự đã rồi” của Trung Quốc trên Biển Đông, là các lý giải vì sao những tranh chấp ở khu vực có thể trở thành vấn đề toàn cầu.

Báo cáo lưu ý rằng tuyến hàng hải Biển Đông/Ấn Độ Dương/Suez/Địa Trung Hải/biển Manche chiếm 50% các hoạt động giao thương của Liên minh châu Âu (EU). Một cuộc xung đột nổ ra tại khu vực này có thể gây ra những hậu quả kinh tế tàn khốc cho châu Âu. Báo cáo đưa ra 6 khuyến nghị chính sách, trong đó kêu gọi Pháp giương ngọn cờ tập hợp lực lượng trong EU về vấn đề Biển Đông, lấy Biển Đông làm điểm tựa cho cả khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương rộng lớn và bắt tay với các nước như Anh, Đức để đa phương hóa sự hiện diện tại Biển Đông. “Trung Quốc rõ ràng đang tiếp tục quân sự hóa các đảo nhân tạo mà nước này chiếm giữ, từ đó hướng tới việc kiểm soát về mặt hành chính với cả Biển Đông. Trung Quốc có thể tuyên bố một khu vực nhận dạng phòng không, cải tạo thêm các đảo nhân tạo mới hay thậm chí gây sự với các lực lượng hải quân nước ngoài.

Trong bối cảnh đó, “liệu sự can dự của Pháp có đủ khiến Trung Quốc phải trả giá vì hành động bất tuân luật pháp quốc tế của họ hay không? Nếu Pháp tăng cường can dự vào khu vực, liệu hành động đó có bị Trung Quốc xem là khiêu khích để rồi trừng phạt bằng cách làm tổn hại các lợi ích kinh tế của chúng ta hay không?”, báo cáo đặt vấn đề. “Đa phương hóa và châu Âu hóa các cam kết quân sự trên Biển Đông sẽ giúp Pháp thoát khỏi tình trạng khó xử này trong khi bảo vệ chúng ta trước các sức ép về kinh tế và chính trị”, báo cáo kết luận.

Thứ ba, do lịch sử mối quan hệ giữa nước Pháp và Đông Nam Á

Pháp từng có một lịch sử thuộc địa ở Đông Á, nhưng đến thời kỳ hậu thuộc địa vẫn còn nhiều lợi ích quốc gia và chủ quyền ở khu vực này. Bộ trưởng Parly nói rằng “Pháp không đi đâu cả, vì chúng tôi là một phần của khu vực này. Chúng tôi có lãnh thổ ở đây; chúng tôi có hơn 1,6 triệu cư dân, nhiều đảo với luật khác nhau, những vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn và trách nhiệm gắn với lãnh thổ”. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly nêu ra 5 ưu tiên của Pháp ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, gồm: bảo vệ các lợi ích chủ quyền, công dân, lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế; thúc đẩy ổn định khu vực thông qua hợp tác an ninh quân sự; bảo vệ các quyền tiếp cận tự do và miễn phí các tuyến hàng hải; tranh thủ các phương tiện đa phương để thúc đẩy ổn định chiến lược – đặc biệt là Triều Tiên; và giúp giải quyết và giảm nhẹ các thảm họa thời tiết và thiên tai ở khu vực. 

Một phần trong cam kết của Pháp đối với bảo đảm tự do hàng hải ở khu vực là việc bà Parly khẳng định Pháp sẽ điều tàu chiến đi qua Biển Đông ít nhất 2 lần mỗi năm. Bà cảnh báo Pháp sẽ không bị bắt nạt bởi những “hoạt động đáng ngờ” hay chấp nhận những thực tế đi ngược lại luật pháp quốc tế, dù bà không nêu tên Trung Quốc và nhấn mạnh bản chất hợp tác của các hoạt động Pháp triển khai, như việc đội trực thăng của Anh đã đi cùng tàu chiến Pháp trong chuyến tuần tra trên Biển Đông gần đây.

Thứ tư, do thực trạng EU hiện nay đang buộc Pháp phải vươn ra những không gian chiến lược ngoài khu vực

Kết quả cuộc bầu cử EP diễn ra từ ngày 23-26/5 đang đẩy EU vào tình thế “rối càng thêm rối” trong bối cảnh khối này cần tinh thần đoàn kết hơn lúc nào. Khối đảng Nhân dân châu Âu (EPP) và Liên minh Chủ nghĩa xã hội và Dân chủ (S&D) vẫn là hai đảng mạnh nhất tại Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới, nhưng lần đầu tiên sau hai thập niên, liên minh này không còn chiếm đa số.

Việc đảng Xanh và các đảng theo đường lối cực hữu giành được kết quả đột phá khiến EU đang đứng trước nguy cơ ngày càng chia rẽ, khi việc tìm được tiếng nói chung ở cơ quan lập pháp cao nhất trở nên khó khăn hơn. Kết quả cuộc bầu cử EP diễn ra từ ngày 23-26/5 đang đẩy EU vào tình thế “rối càng thêm rối” trong bối cảnh khối này cần tinh thần đoàn kết hơn lúc nào.Điều này đồng nghĩa với việc sẽ xuất hiện một liên minh tối thiểu là 3 nhóm đảng tại EP trong nhiệm kỳ 2019-2024. Sự xuất hiện của một nhóm đảng thứ ba sẽ tác động nhiều đến khả năng hoạch định chính sách của EP, bởi việc tìm kiếm một tiếng nói đồng thuận chắc chắn sẽ trở nên khó khăn hơn. Để EP rơi vào tình trạng này, trước hết phải kể đến thất bại của những đảng truyền thống vốn giữ vai trò quan trọng tại các nước lớn. Ở Đức, liên đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo/Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) mất tới hơn 7% số phiếu. Tại Pháp, phong trào Nền Cộng hòa tiến bước của Tổng thống Emmanuel Macron thất thế trước đảng cực hữu Tập hợp quốc gia. Tại Hy Lạp, đảng Syriza chỉ xếp thứ hai sau đảng Dân chủ mới của phe bảo thủ đối lập.

Kết quả này còn phản ánh một thực tế là đảng của các nhà lãnh đạo kỳ cựu và giữ vai trò quan trọng tại châu Âu phần lớn thất bại, từ những đầu tàu như Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hay nhân vật trung tâm trong cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu như Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras. Đó là một điều khá trớ trêu, khi châu Âu đang thiếu những nhà lãnh đạo có đủ khả năng và uy tín, thì chính đảng do những nhân vật nổi bật đứng đầu lại hứng chịu thất bại.

Thứ năm, động lực và sự phối hợp từ đồng minh Mỹ

Mỹ đang triển khai chiến lược tăng cường hiện diện tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Biển Đông. Mỹ đã kêu gọi và mong muốn các nước đồng minh đối tác của mình cũng làm như vậy để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc. Tư lệnh hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson hôm 16/5 cho rằng mỗi nước sẽ phải đánh giá tình hình và có cách tiếp cận riêng. Tuy nhiên, sẽ đến lúc hải quân phải hành động và đưa ra các biện pháp cho lãnh đạo nước họ. “Việc hải quân các nước lựa chọn hành động thế nào trên Biển Đông tùy thuộc vào quan điểm về chủ quyền quốc gia của họ”, ông nói. Giám đốc điều hành Viện Chính sách Chiến lược Australia Peter Jennings nhận định rằng câu trả lời của Đô đốc Richardson cho thấy Mỹ rõ ràng mong muốn thấy các nước khác theo đuổi hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông.

“Nếu bạn tiến vào vùng 12 hải lý, bạn về cơ bản đang thể hiện rằng không công nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Australia thường đi qua Biển Đông, nhưng không tiến hành hoạt động ở trong khu vực 12 hải lý. Tôi cho rằng Mỹ dường như thất vọng khi các nước khác như Australia không làm như vậy”, Jennings viết. Bình luận của tư lệnh Mỹ được đưa ra sau khi Washington triển khai hai tàu khu trục USS Preble và USS Chung Hoon tiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép trên đá Ga Ven và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 6/5. Hải quân Mỹ khẳng định đây là hoạt động nhằm “thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý và bảo đảm quyền tiếp cận các vùng biển theo luật pháp quốc tế”. Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Hải quân Mỹ tiến hành nhiều chiến dịch tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông. Hồi đầu tháng 1, tàu khu trục USS McCampbell cũng áp sát quần đảo Hoàng Sa để thách thức những yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc.

Thứ nhất, do vai trò địa chính trị chiến lược của Biển Đông

Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương, châu Âu – châu Á, Trung Đông – châu Á. Trong đó 5/10 tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biển Đông và được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Khu vực Đông Nam Á có khoảng 536 cảng biển, trong đó có 2 cảng vào loại lớn và hiện đại nhất thế giới là cảng Singapore và Hồng Kông. Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama. Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á (đó là Malacca, Lombok, Sunda, Ombai – Wetar). Đặc biệt, eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới, chỉ sau eo biển Hormuz. Vì vậy, đối với một quốc gia có vai trò chủ chốt ở châu Âu và có nền kinh tế giao thương phát triển như Pháp thì Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của nước này.

Tại Đối thoại Shangri-La vừa diễn ra ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đã nói thẳng thắn về những căng thẳng an ninh đang sôi sục ở Đông Á cũng như tầm quan trọng của khu vực này. “Hợp tác trở nên quan trọng hơn bao giờ hết”, bà Parly nói, trong bối cảnh trật tự an ninh châu Á hiện nay và những thách thức mà khu vực đang đối mặt. “Không cần ông Kissinger mới nhìn thấy sự hình thành của các khối đối lập ở châu Á. Chúng tôi nhìn thấy nó trong chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ, chiến tranh tiền tệ, khẩu chiến và những vụ cọ xát đôi khi xảy ra giữa 2 tàu sân bay hoặc 2 tàu chiến. Và đây không phải sự mở đầu”, bà Parly nói. Pháp cũng đang muốn thúc đẩy quan hệ quốc phòng với khu vực. Tuần trước, một chiếc tàu khu trục Pháp ghé thăm cảng của Tp. Hồ Chí Minh. Thời gian diễn ra Đối thoại Shangri-La cũng là lúc tàu sân bay Pháp Charles de Gaulle và đội tàu hộ tống đang ở Singapore. Nhóm tàu sân bay tấn công này đang triển khai một nhiệm vụ mở rộng ở Ấn Độ – Thái Bình Dương, với việc tham gia nhiều cuộc diễn tập đa quốc gia cùng các đối tác gồm hải quân Ấn Độ, Australia, Anh, Nhật Bản, Singapore và Mỹ.

Thứ hai, do chính sách mở rộng ảnh hưởng của TQ và thực trạng tranh chấp Biển Đông hiện nay

Một báo cáo đáng chú ý về Biển Đông bằng tiếng Pháp của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Pháp vừa qua được công bố. Xuyên suốt 77 trang báo cáo đề cập những lo ngại về chiến thuật “sự đã rồi” của Trung Quốc trên Biển Đông, là các lý giải vì sao những tranh chấp ở khu vực có thể trở thành vấn đề toàn cầu.

Báo cáo lưu ý rằng tuyến hàng hải Biển Đông/Ấn Độ Dương/Suez/Địa Trung Hải/biển Manche chiếm 50% các hoạt động giao thương của Liên minh châu Âu (EU). Một cuộc xung đột nổ ra tại khu vực này có thể gây ra những hậu quả kinh tế tàn khốc cho châu Âu. Báo cáo đưa ra 6 khuyến nghị chính sách, trong đó kêu gọi Pháp giương ngọn cờ tập hợp lực lượng trong EU về vấn đề Biển Đông, lấy Biển Đông làm điểm tựa cho cả khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương rộng lớn và bắt tay với các nước như Anh, Đức để đa phương hóa sự hiện diện tại Biển Đông. “Trung Quốc rõ ràng đang tiếp tục quân sự hóa các đảo nhân tạo mà nước này chiếm giữ, từ đó hướng tới việc kiểm soát về mặt hành chính với cả Biển Đông. Trung Quốc có thể tuyên bố một khu vực nhận dạng phòng không, cải tạo thêm các đảo nhân tạo mới hay thậm chí gây sự với các lực lượng hải quân nước ngoài.

Trong bối cảnh đó, “liệu sự can dự của Pháp có đủ khiến Trung Quốc phải trả giá vì hành động bất tuân luật pháp quốc tế của họ hay không? Nếu Pháp tăng cường can dự vào khu vực, liệu hành động đó có bị Trung Quốc xem là khiêu khích để rồi trừng phạt bằng cách làm tổn hại các lợi ích kinh tế của chúng ta hay không?”, báo cáo đặt vấn đề. “Đa phương hóa và châu Âu hóa các cam kết quân sự trên Biển Đông sẽ giúp Pháp thoát khỏi tình trạng khó xử này trong khi bảo vệ chúng ta trước các sức ép về kinh tế và chính trị”, báo cáo kết luận.

Thứ ba, do lịch sử mối quan hệ giữa nước Pháp và Đông Nam Á.

Pháp từng có một lịch sử thuộc địa ở Đông Á, nhưng đến thời kỳ hậu thuộc địa vẫn còn nhiều lợi ích quốc gia và chủ quyền ở khu vực này. Bộ trưởng Parly nói rằng “Pháp không đi đâu cả, vì chúng tôi là một phần của khu vực này. Chúng tôi có lãnh thổ ở đây; chúng tôi có hơn 1,6 triệu cư dân, nhiều đảo với luật khác nhau, những vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn và trách nhiệm gắn với lãnh thổ”. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly nêu ra 5 ưu tiên của Pháp ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, gồm: bảo vệ các lợi ích chủ quyền, công dân, lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế; thúc đẩy ổn định khu vực thông qua hợp tác an ninh quân sự; bảo vệ các quyền tiếp cận tự do và miễn phí các tuyến hàng hải; tranh thủ các phương tiện đa phương để thúc đẩy ổn định chiến lược – đặc biệt là Triều Tiên; và giúp giải quyết và giảm nhẹ các thảm họa thời tiết và thiên tai ở khu vực. 

Một phần trong cam kết của Pháp đối với bảo đảm tự do hàng hải ở khu vực là việc bà Parly khẳng định Pháp sẽ điều tàu chiến đi qua Biển Đông ít nhất 2 lần mỗi năm. Bà cảnh báo Pháp sẽ không bị bắt nạt bởi những “hoạt động đáng ngờ” hay chấp nhận những thực tế đi ngược lại luật pháp quốc tế, dù bà không nêu tên Trung Quốc và nhấn mạnh bản chất hợp tác của các hoạt động Pháp triển khai, như việc đội trực thăng của Anh đã đi cùng tàu chiến Pháp trong chuyến tuần tra trên Biển Đông gần đây.

Thứ tư, do thực trạng EU hiện nay đang buộc Pháp phải vươn ra những không gian chiến lược ngoài khu vực

Kết quả cuộc bầu cử EP diễn ra từ ngày 23-26/5 đang đẩy EU vào tình thế “rối càng thêm rối” trong bối cảnh khối này cần tinh thần đoàn kết hơn lúc nào. Khối đảng Nhân dân châu Âu (EPP) và Liên minh Chủ nghĩa xã hội và Dân chủ (S&D) vẫn là hai đảng mạnh nhất tại Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới, nhưng lần đầu tiên sau hai thập niên, liên minh này không còn chiếm đa số.

Việc đảng Xanh và các đảng theo đường lối cực hữu giành được kết quả đột phá khiến EU đang đứng trước nguy cơ ngày càng chia rẽ, khi việc tìm được tiếng nói chung ở cơ quan lập pháp cao nhất trở nên khó khăn hơn. Kết quả cuộc bầu cử EP diễn ra từ ngày 23-26/5 đang đẩy EU vào tình thế “rối càng thêm rối” trong bối cảnh khối này cần tinh thần đoàn kết hơn lúc nào. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ xuất hiện một liên minh tối thiểu là 3 nhóm đảng tại EP trong nhiệm kỳ 2019-2024. Sự xuất hiện của một nhóm đảng thứ ba sẽ tác động nhiều đến khả năng hoạch định chính sách của EP, bởi việc tìm kiếm một tiếng nói đồng thuận chắc chắn sẽ trở nên khó khăn hơn. Để EP rơi vào tình trạng này, trước hết phải kể đến thất bại của những đảng truyền thống vốn giữ vai trò quan trọng tại các nước lớn. Ở Đức, liên đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo/Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) mất tới hơn 7% số phiếu. Tại Pháp, phong trào Nền Cộng hòa tiến bước của Tổng thống Emmanuel Macron thất thế trước đảng cực hữu Tập hợp quốc gia. Tại Hy Lạp, đảng Syriza chỉ xếp thứ hai sau đảng Dân chủ mới của phe bảo thủ đối lập.

Kết quả này còn phản ánh một thực tế là đảng của các nhà lãnh đạo kỳ cựu và giữ vai trò quan trọng tại châu Âu phần lớn thất bại, từ những đầu tàu như Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hay nhân vật trung tâm trong cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu như Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras. Đó là một điều khá trớ trêu, khi châu Âu đang thiếu những nhà lãnh đạo có đủ khả năng và uy tín, thì chính đảng do những nhân vật nổi bật đứng đầu lại hứng chịu thất bại.

Thứ năm, động lực và sự phối hợp từ đồng minh Mỹ

Mỹ đang triển khai chiến lược tăng cường hiện diện tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Biển Đông. Mỹ đã kêu gọi và mong muốn các nước đồng minh đối tác của mình cũng làm như vậy để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc. Tư lệnh hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson hôm 16/5 cho rằng mỗi nước sẽ phải đánh giá tình hình và có cách tiếp cận riêng. Tuy nhiên, sẽ đến lúc hải quân phải hành động và đưa ra các biện pháp cho lãnh đạo nước họ. “Việc hải quân các nước lựa chọn hành động thế nào trên Biển Đông tùy thuộc vào quan điểm về chủ quyền quốc gia của họ”, ông nói. Giám đốc điều hành Viện Chính sách Chiến lược Australia Peter Jennings nhận định rằng câu trả lời của Đô đốc Richardson cho thấy Mỹ rõ ràng mong muốn thấy các nước khác theo đuổi hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông.

“Nếu bạn tiến vào vùng 12 hải lý, bạn về cơ bản đang thể hiện rằng không công nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Australia thường đi qua Biển Đông, nhưng không tiến hành hoạt động ở trong khu vực 12 hải lý. Tôi cho rằng Mỹ dường như thất vọng khi các nước khác như Australia không làm như vậy”, Jennings viết. Bình luận của tư lệnh Mỹ được đưa ra sau khi Washington triển khai hai tàu khu trục USS Preble và USS Chung Hoon tiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép trên đá Ga Ven và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 6/5. Hải quân Mỹ khẳng định đây là hoạt động nhằm “thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý và bảo đảm quyền tiếp cận các vùng biển theo luật pháp quốc tế”. Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Hải quân Mỹ tiến hành nhiều chiến dịch tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông. Hồi đầu tháng 1, tàu khu trục USS McCampbell cũng áp sát quần đảo Hoàng Sa để thách thức những yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới