Trong lúc người dân Hồng Kông tiếp tục đấu tranh, chính phủ Hồng Kông đã phải nhanh chóng có động thái hoà hoãn vào ngày 15/6 bằng cách tuyên bố “tạm dừng vô thời hạn” việc sửa đổi luật dẫn độ đào phạm. Dù ngày 16/6 có khoảng 2 triệu người dân tiếp tục xuống đường phản đối, nhưng chính phủ Hồng Kông vẫn từ chối không thu hồi lại dự luật, Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã gửi lời xin lỗi tới người dân Hồng Kông vào tối ngày 16/6, nhưng lại không hề hưởng ứng yêu cầu rút lại dự luật của người dân.
Chính phủ Hồng Kông từ trước tới nay chỉ là con rối của chính phủ Bắc Kinh. Sự kiện chính phủ Hồng Kông tạm hoãn dự luật vào ngày 15/6, cũng đã phản ánh đầy đủ quyết sách của chính quyền Bắc Kinh có chuyển biến lớn. Giới quan sát phân tích cho rằng, Bắc Kinh lần này đã đánh giá sai sự đoàn kết cao độ và sức mạnh chống đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) của người dân Hồng Kông, do đó sự kiện người dân phản đối luật dẫn độ lần này tiếp tục khiến Bắc Kinh mất hết mặt mũi tiếp sau sự kiện Huawei và chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.
Chuyên gia về vấn đề Trung Quốc Đường Hạo có bài phân tích trên truyền thông nước ngoài hôm 16/6 chỉ ra, cao tầng ĐCSTQ để cho chính phủ Hồng Kông chuyển hướng tạm hoãn sửa đổi luật, nguyên nhân chủ yếu là lo lắng quốc tế trừng phạt Hồng Kông, gây tổn thất cho lợi ích của các nhóm quyền quý trong ĐCSTQ. Bởi vì rất nhiều tập đoàn quyền quý của ĐCSTQ, thế hệ đỏ thứ hai, con cháu quan chức cấp cao trong ĐCSTQ đang nắm giữ các doanh nghiệp Trung Quốc, đều thông qua Hồng Kông để làm kênh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, tập đoàn quyền quý còn coi Hồng Kông là kênh rửa tiền quan trọng ở nước ngoài, là trạm trung chuyển tài sản tham ô ra nước ngoài. Một khi Hồng Kông bị trừng phạt, tất cả những điều này sẽ mất. Thậm chí nhiều quan chức cấp cao có thân phận công dân Hồng Kông, một khi bị chế tài, muốn có được visa Mỹ thì sẽ càng khó hơn.
Ngoài ra, một khi Mỹ khởi động thực thi trừng phạt tài chính đối với Hồng Kông và Trung Quốc, đóng băng tài tài sản nước ngoài của quan chức và tập toàn lợi ích trong ĐCSTQ, thì sẽ là một đả kích lớn hơn nữa đối với tầng lớp quyền quý của ĐCSTQ. Hơn nữa, chính quyền cũng lo lắng làn sóng di dân và rút vốn đầu tư, làm tổn hại nghiêm trọng đến kinh tế Hồng Kông và Trung Quốc. Đặc biệt một khi vốn đầu tư nước ngoài rút khỏi, sẽ làm sâu sắc thêm tình trạng khó khăn về kinh tế và tình trạng việc làm của Trung Quốc, khiến cho chính quyền ĐCSTQ bất ổn.
Còn một nguyên nhân nữa, sự kiện phản đối dự luật dẫn độ không chỉ nâng cao sự kháng cự và ngăn chặn đối với chính quyền ĐCSTQ của người dân Hồng Kông, mà cũng đồng bộ tạo nên làn sóng hưởng ứng chống ĐCSTQ mạnh mẽ ở Đài Loan. Nếu xung đột tại Hồng Kông mở rộng và kéo dài, không chỉ bất lợi cho việc ĐCSTQ kiểm soát bầu cử Hội đồng quận tại Hồng Kông (tổ chức vào tháng 11/2019); còn liên quan tới cuộc bầu cử Tổng thống Trung hoa Dân Quốc vào tháng 1 năm sau, không những bất lợi tới khả năng thắng cử của đảng phái thân Trung, ngược lại còn kích phát nhiều người dân Đài Loan hơn nữa chống lại ĐCSTQ, bằng như giúp đỡ người chống lại ĐCSTQ vận động bầu cử.
Tuy nhiên Đường Hạo cho rằng, lần này chính phủ Hồng Kông tuyên bố hoãn dự luật dẫn độ vô thời hạn, nhưng không thu hồi, đây là kết quả “thoả hiệp chính trị giữa các phe phái”, liên quan đến cuộc đấu đá nội bộ lâu dài giữa phe Tập Cận Bình và phe Giang Trạch Dân. Thế lực Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng đứng đằng sau thổi gió châm lửa, lợi dụng chính phủ Hồng Kông và lực lượng xã hội đen để đàn áp người dân Hồng Kông, kích thích sự đối lập xã hội, mượn cơ hội để đối kháng với chính quyền Tập Cận Bình.
Các thông tin công khai cho thấy, lần sửa đổi luật này, trước tiên được Hàn Chính (người đứng đầu sự vụ về Hồng Kông và Macau, thuộc phe cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân) ủng hộ; cho đến khi có hơn 1 triệu người dân xuống đường diễu hành, cảnh sát xung đột với người biểu tình, thì tiếp tục có truyền thông Hồng Kông đưa tin nói Hàn Chính đến Thâm Quyến để bàn bạc với bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, sau đó bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố tạm hoãn sửa đổi luật.
Bài viết của Đường Hạo cho rằng, sự chuyển ngoặt của Hàn Chính, e không phải là sự tỉnh ngộ của ông ta, mà là kết quả thoả hiệp trong cuộc đấu sức giữa phe Giang Trạch Dân và phe Tập Cận Bình.
Bài viết chỉ ra, Bắc Kinh gần đây liên tiếp có những phán đoán sai lầm và quyết sách sai lầm trong các việc quan trọng, chủ yếu có 3 nhân tố.
Thứ nhất là loạn thần làm lỡ quốc sự. Từ năm 2012, sau khi ông Tập Cận Bình trở thành người đứng đầu ĐCSTQ, vốn ra sức chống tham nhũng, nhưng lại bị phe Giang Trạch Dân bố trí một đám đặc vụ, loạn thần vây quanh để tuyên truyền tâng bốc. Ông Tập Cận Bình lại bị các thông tin tình báo giả làm sai lệch. Sau Đại hội 19 ĐCSTQ, nhiều quyết sách của Bắc Kinh lại ngày càng tả khuynh, phong trào ca ngợi đảng, lãnh đạo liên tiếp xuất hiện, khiến cho tích tụ oán hận trong người dân ngày càng sâu; ông Tập lại liên tiếp quyết đoán sai lầm trong các sự vụ quan trọng trong và ngoài nước, tích luỹ rủi ro chính trị và kinh tế ngày càng lớn.
Thứ hai, đấu đá phe phái trong nội bộ ĐCSTQ. Phe Giang Trạch Dân không chỉ thông qua việc bố trí loạn thần, đặc vụ, dẫn hướng Tập đưa ra những quyết sách sai lầm. Những kẻ thuộc phe Giang trong chính quyền ĐCSTQ với Vương Hộ Ninh, Hàn Chính, Dương Khiết Trì đứng đầu, và Tăng Khánh Hồng (người vẫn nắm sức ảnh hưởng tại Hồng Kông, Macau), có ý thông qua gây xung đột trong nội bộ Hồng Kông, thậm chí là tạo đàn áp đổ máu, từ đó mượn cơ hội để đặt bẫy Tập Cận Bình, bức ép Tập phải từ chức.
Thứ ba là tuy duy văn hoá đảng, không được lòng dân. Trong 70 năm thống trị bởi sự tẩy não và quan trường tham ô hủ bại của ĐCSTQ, tuy duy của quan chức ĐCSTQ đều không phải là tuy duy của người bình thường trong xã hội truyền thống, mà là một bộ văn hoá đảng với ý thức hình thái tràn đầy sự chuyên chế và đấu tranh của ĐCSTQ; sùng bái quyền lực, tuy suy lệch lạc, dùng quyền thế uy hiếp người dân, coi mình là trên hết.
Các quan chức cấp cao nằm ở trung tâm quyền lực cũng vì thế mà khó có thể chịu được cái khổ mà người dân phải chịu, khó mà đối đãi với người dân như vết đau ngứa trên người mình, và càng không thể thực sự “lấy dân làm gốc”, “vì nhân nhân phục vụ”; họ chỉ để khẩu hiệu “dân chủ” trước miệng để giả vờ tiến bộ văn minh, thực chất lại làm những việc bạo chính chuyên chế lạc hậu.
Vì thế, những quan chức ĐCSTQ rót đầy đầu tư duy văn hoá đảng, đối mặt với sự vụ trọng đại của Hồng Kông, Đài Loan và xã hội quốc tế, thường khó có thể đưa ra được sự đo lường và lý giải chính xác, từ đó mà liên tiếp phán đoán sai lầm.
Cuối cùng bài viết chỉ ra, lần này mặc dù Bắc Kinh và chính phủ Hồng Kông gấp rút “đạp phanh”, cố gắng tránh tổn thất lớn, nhưng hiệu ứng phụ diện của sóng gió “phản đối luật dẫn độ” lại to lớn, đã khiến cho ĐCSTQ khó có thể cầm máu, ngày càng bốc mùi khó ngửi. Sự kiện Hồng Kông lần này cũng tiếp tục thể hiện ra cuộc đọ sức kịch liệt của người thuộc phe Giang Trạch Dân và phe Tập Cận Bình trong Trung Nam Hải, cùng với mâu thuẫn ngày càng kịch liệt, tình hình khó khăn cả trong lẫn ngoài đã khiến chính quyền Bắc Kinh ngày càng không còn đường để đi, tiến thoái lưỡng nan, khó thu được kết quả tốt.