Friday, November 15, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaDư luận lên án mạnh mẽ việc tàu TQ đe nạt, chiếm...

Dư luận lên án mạnh mẽ việc tàu TQ đe nạt, chiếm đoạt trái phép tài sản của ngư dân Việt Nam tại Hoàng Sa

Lấy cớ từ lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương và hoàn toàn phi lý trên Biển Đông, cùng với những yêu sách chủ quyền ngang ngược và hành xử hung hãn, tàu Trung Quốc vừa qua đã tiếp tục đe dọa và chiếm đoạt tài sản của ngư dân Việt Nam ngay trong vùng biển của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc đã chà đạp lên luật pháp quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đe dọa hòa bình ổn định khu vực và đang bị dư luận các nước lên án mạnh mẽ.

Diễn biến liên quan vụ việc

Ngày 2/6 vừa qua một tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Nam khi đang đánh bắt cá ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, đã bị tàu của Trung Quốc mang số hiệu 46305 áp sát, tịch thu toàn bộ số mực đánh bắt được lên đến 2 tấn, ước tính thiệt hại là khoảng hơn 250 triệu đồng. Đây là lần thứ 2 trong vòng khoảng 2 tháng qua, tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công khi đang hoạt động trong ngư trường thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Phản ứng mạnh mẽ từ công luận khu vực và các nước

Nói về vụ việc mới nhất này, Thạc Sĩ Hoàng Việt, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông của Việt Nam cho biết Trung Quốc đang thể hiện sức mạnh của mình đối với quần đảo tranh chấp: “Hành động mà Trung Quốc làm rất nhiều từ xưa nay tức là họ luôn khẳng định Hoàng Sa là của họ không thể tranh chấp với bất cứ quốc gia nào khác nên bất kỳ tàu cá nào đi ngang qua khu vực Hoàng Sa của họ mà họ thấy là đều bắt giữ. Đó là cách Trung Quốc thể hiện quyền lực và sức mạnh đối với quần đảo Hoàng Sa, mặc dù về mặt chứng kiến pháp lý thì Hoàng Sa không thuộc chủ quyền của Trung Quốc”. Năm 1974, Trung Quốc đã đem quân chiếm Quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam trong một trận hải chiến. Từ đó đến nay Trung Quốc vẫn kiểm soát quần đảo này mặc dù trên các diễn đàn quốc tế Việt  Nam vẫn luôn khẳng định chủ quyền của mình với quần đảo này.

Quần đảo Hoàng Sa Đây là vùng ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam, đặc biệt là đối với ngư dân các tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam. Ngư dân hai tỉnh này là những người chịu thiệt hại nhiều nhất từ các vụ tấn công của tàu Trung Quốc. Từ năm 2011, Việt Nam và Trung Quốc đã ký thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước. Tuy nhiên theo Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định rằng, hành động tàu Trung Quốc áp sát và tịch thu toàn bộ hải sản của ngư dân Việt Nam gần đây đã đi ngược với thỏa thuận chung.

Thạc sĩ Hoàng Việt cho biết“Việt Nam và Trung Quốc có thỏa thuận chung về giải quyết tranh chấp trên biển 2011, chúng ta nhớ lại là vào năm 2014 khi Trung Quốc kéo dàn khoang đặc ngay trong vùng đặc quyền kinh tế kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thì tất cả mọi đường dây liên lạc giữa Việt Nam với Trung Quốc thì tất cả không nghe máy hoặc không bắt máy. Nó cho thấy cách của Trung Quốc nó có hai mặt mà cứ rêu rao là họ tuân thủ luât pháp quốc tế nhưng thực tế họ chả bao giờ tuân thủ cả”.

Theo Thạc sĩ Hoàng Việt “đương nhiên về mặt lý thuyết chúng ta thấy được như vậy đã đi ngược lại với thỏa thuận rồi còn khẳng định có đi ngược hay không nó tùy thuộc vào quan điểm của quốc gia đó. Trung Quốc với quan điểm của họ là theo tin thần của nước lớn nên họ cho rằng họ không làm gì sai trái và đây là vùng biển của họ nên không cần trao đổi với ai cả”. Nhớ lại hồi văm 2014, Trung Quốc đa ngang nhiên đưa giàn khoang Hải Dương 981 vào khu vực vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa trong nhiều tháng với lý do được ra thực hiện thăm dò dầu khí. Các cơ chế trong việc xử lý xung đột giữa hai nước như thỏa thuận được ký năm 2011 như đường dây nóng cấp chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thông tin không có tác dụng.

Lệnh cấm đánh bắt cá phi lý và hành động hung hãi của TQ

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc hôm 01/5 ngang nhiên thông báo bắt đầu đơn phương thực thi lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông kéo dài ba tháng rưỡi trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến vùng biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, một phần khu vực Vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough. Trung Quốc ngang nhiên áp dụng lệnh cấm này với ngư dân trong nước và ngư dân nước khác, tuyên bố sẽ tăng cường tàu chấp pháp giám sát hai tới ba lần một ngày để bắt và xử phạt các trường hợp bị coi là vi phạm.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối và kiên quyết bác bỏ quyết định đơn phương của phía Trung Quốc. Quy chế này của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên các vùng biển của mình, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Lệnh cấm đánh bắt mới của Trung Quốc cũng đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc. Bộ Ngoại giao nhiều lần khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với UNCLOS.

RELATED ARTICLES

Tin mới