Thursday, December 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaĐâm chìm và bỏ mặc ngư dân giữa biển: Philippines đang phải...

Đâm chìm và bỏ mặc ngư dân giữa biển: Philippines đang phải trả giá vì nghe theo TQ

Một đội tàu Trung Quốc (9/6) đã đâm chìm một tàu cá của ngư dân Philippines mang số hiệu F/B GIMVER 1 ở khu vực gần bãi Cỏ Rong, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trung Quốc đâm chìm tàu cá Philippines

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana (12/6) cho biết một tàu cá Trung Quốc đã đâm vào một tàu đang neo đậu của Philippines mang số hiệu F/B GIMVER 1 ở khu vực gần bãi Cỏ Rong, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo Bộ trưởng Lorenzana, cú đâm của tàu cá Trung Quốc “khiến tàu Philippines bị chìm” và tàu Trung Quốc đã “bỏ mặc 22 ngư dân” Philippines giữa biển, thay vì giải cứu họ. Ông Delfin Lorenzana lên án hành động của tàu cá Trung Quốc khi ngay lập tức rời khỏi hiện trường và bỏ mặc 22 ngư dân Philippines; khẳng định đây không phải là hành động của những người có trách nhiệm và thiện chí.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cũng gửi lời cảm ơn tới thuyền trưởng và thủy thủ đoàn của một tàu cá Việt Nam vì đã tới giải cứu các ngư dân Philippines gặp nạn. Ông Lorenzana cũng kêu gọi mở một cuộc điều tra về vụ va chạm, đồng thời khẳng định “các biện pháp ngoại giao” nên được tiến hành để ngăn chặn một vụ việc tương tự tái diễn.

Trong khi đó, lực lượng Vũ trang Philippines cho rằng hành động của tàu Trung Quốc không phải ngẫu nhiên và được xem là chiêu “đánh rồi chạy”. Bởi theo lẽ thường, tàu Trung Quốc nên dừng lại và cứu ngư dân Philippines chứ không phải “cố tình tắt đèn để tránh bị nhận dạng”.

Vụ việc xảy ra chưa đầy 2 tháng sau chuyến thăm lần thứ tư của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tới Trung Quốc. Trong chuyến thăm này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là đã nói rõ về “tầm quan trọng của láng giềng tốt” và “cách hành xử đúng đắn” về các vấn đề ở Biển Đông. Trước đó, vào tháng 6/2018, lực lượng Trung Quốc cũng bị phát hiện bắt giữ ngư dân Philippines tại bãi cạn Scarborough.

Tàu Việt Nam cũng bị Trung Quốc đâm

Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Việt Nam cho biết, khoảng 10h10 ngày 6/3/2019, trong khu vực đảo Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc (BKS 44101) đâm chìm. Các ngư dân trên tàu cá Quảng Ngãi bị chìm đã được cứu vớt an toàn, tiếp tục đánh bắt hải sản. Theo Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, khi bị đâm chìm, tàu cá Quảng Ngãi chỉ nổi phần mũi, năm ngư dân trên tàu phải bám vào phần nổi này. Sau đó, Văn phòng Uỷ ban đã yêu cầu Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam phối hợp với phía Trung Quốc cứu nạn các ngư dân. Đến trưa cùng ngày, năm ngư dân đã được một tàu cá khác của Việt Nam cứu.

Hành động trên của Trung Quốc là muốn thông qua đâm chìm tàu cá Việt Nam, để hòng đe dọa ngư dân ta không vào đánh bắt cá trong ngư trường truyền thống, qua đó Trung Quốc sẽ từng bước thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông, biến biển đảo của Việt Nam thành của Trung Quốc. Tuy nhiên, âm mưu và ý đồ nham hiểm của Bắc Kinh sẽ không bao giờ thành hiện thực. Ngư dân Việt Nam sẽ kiên dũng, không sợ Trung Quốc đe dọa để đánh bắt cá trong ngư trường truyền thống của mình và góp phần lớn trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Đáng chú ý, Trung Quốc còn ngang nhiên tìm cách đổ lỗi cho Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng (7/3) xuyên tạc rằng tàu Ngư chính của Trung Quốc liên lạc với Trung tâm Tìm kiếm và Cứu hộ Trên biển của Trung Quốc và “cứu” các ngư dân trong buổi chiều, cho rằng khi tàu Trung Quốc tiếp cận tới tàu cá Việt Nam, thì tàu này đã chìm. Trước đó, ông Lục Khảng (3/1/2019) ngang nhiên cho rằng việc tàu cảnh sát biển Trung Quốc đâm va tàu của ngư dân Việt Nam hoạt động đánh cá ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hiện Trung Quốc đang chiếm giữ trái phép là “hành động chấp pháp bình thường”. Theo đó, phía Trung Quốc xuyên tạc rằng: “Căn cứ tình hình mà chúng tôi nắm được, tàu công vụ Trung Quốc luôn chỉ tuần tra chấp pháp bình thường trên vùng biển mà Trung Quốc quản hạt. Một số biện pháp đã được áp dụng cho tàu cá nước ngoài xâm nhập đánh bắt là điều bình thường, cũng là phương thức chấp pháp ở mức thấp nhất. Mà theo tôi tìm hiểu thì những việc mà bạn hỏi chỉ là tình hình cá biệt. Việc một số quốc gia láng giềng trên thế giới thỉnh thoảng xảy ra tranh chấp nghề cá cũng là rất bình thường”.ớt an toàn, rời khu vực bị nạn để tiếp tục đánh bắt hải sản.

Được biết, Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, có chiều sâu tự nhiên chỗ cạn nhất là 9 mét. Có diện tích khoảng 2.500 dặm vuông (6.500 km²). Philippines chiếm đóng trái phép vùng này năm 1971 và một sự hợp tác thăm dò dầu khí giữa Philippines và Thụy Điển đã tiếp diễn sau đó. Tuy nhiên, Trung quốc đã phản đối hành động này của Philippines, cho rằng trung tâm vùng Tablemouth, nằm cách Philippines 100 dặm (160 km) là một phần của lãnh hải Trung quốc. Sau đó, Philippines đã cố gắng mời Trung quốc vào một nỗ lực hợp tác (thăm dò mỏ dầu) nhưng Trung quốc cự tuyệt và lý luận rằng Philippines không có chủ quyền trên vùng đảo này. Hiện tại, tuy không có quốc gia nào đóng chiếm vùng đảo ấy nhưng chủ yếu vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Philippines.

Trước đây, khu vực Bãi Cỏ Rong mà công ty Forum Energy có kế hoạch khoan liên quan đến Hợp đồng dịch vụ 72 (SC72), cũng là nơi có mỏ khí đốt Sampaguita. Mỏ này được thăm dò lần đầu tiên vào những năm 1970 nhưng vẫn chưa được khai thác do vấp phải sự phản đối của Trung Quốc, trong đó có việc tàu Trung Quốc đã quấy rối hoạt động của công ty Forum Energy vào năm 2011. Kế hoạch khoan hai giếng thử sẽ tùy thuộc vào chính phủ Philippines có đồng ý gia hạn giấy phép hoạt động cho SC72 không bởi nó sẽ hết hạn vào tháng 8 năm 2015. Nếu được thông qua, để triển khai một giàn khoan sẽ mất từ 12 đến 18 tháng, và công việc được hoàn tất sớm nhất là vào tháng 3 năm 2016.

Theo công ty Forum Energy, mỏ Sampaguita được ước tính có 2,6 nghìn tỷ feet khối (tcf) khí đốt tại chỗ ngẫu nhiên và 5,5 tcf khí đốt tại chỗ tiềm năng bao gồm các chất ngưng tụ kết hợp với khí đốt. Khu vực 7, được chào thầu ngày 9/5, nằm theo đường chéo về phía đông của SC72 và kết quả đấu thầu được dự kiến ​​sẽ công bố vào ngày 9/5/2015. Cho đến nay, chưa có giếng nào được khoan trong khu vực, nhưng người ta ước tính nó có trữ lượng khoảng 165 triệu thùng dầu và khoảng 3,5 tcf khí đốt.

Trong khi Trung Quốc nhiều lần tuyên bố rằng nước này sẵn sàng khai thác chung ở Biển Đông, và tập đoàn Philex Petroleum Corp trong quá khứ cũng đã tiếp cận Tập đoàn dầu khí xa bờ Trung Quốc (China National Offshore Oil Company – CNOOC) về việc giúp khai thác SC72, tuy nhiên phía Trung Quốc không tham gia hoạt động khai thác chung ở khu vực Bãi Cỏ Rong với Philippines.

Điều này chủ yếu là do Manila nhất quyết cho rằng việc Trung Quốc tham gia phải phù hợp với Hiến pháp Philippines, phải công nhận khu vực này nằm bên trong Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines đồng thời tuân thủ luật pháp của Philippines. Vì vậy, Trung Quốc coi hành động mở thầu Khu 7 của Manila giống như một nỗ lực để khẳng định yêu sách của Philippines đối với khu vực tranh chấp. Những căng thẳng hiện nay nhiều khả năng sẽ ngăn cản các tập đoàn quốc tế lớn tham gia đấu thầu.

RELATED ARTICLES

Tin mới