Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ đối với khu vực được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng hành động.
Nếu như 2 năm trước đây, nhiều ý kiến còn hoài nghi về chính sách lâu dài của Mỹ đối với Biển Đông, thì với những động thái của Mỹ đối với Biển Đông kể từ khi Tổng thống Mỹ D. Trump lên cầm quyền đã xóa bỏ sự hoài nghi đó. Mục tiêu của chính sách này là ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. không chỉ điều tàu chiến, tàu khu trục, tàu sân bay đến hoạt động ở Biển Đông mà gần đây còn điều cả tàu tuần duyên thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển thuộc Bộ An ninh nội địa Mỹ đến hoạt động ở Biển Đông đặt dưới sự kiểm soát của Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ dương – Thái Bình dương.
Những động thái của Mỹ ở Biển Đông ngày càng quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn trong cả lời nói và hành động. Trong các phát biểu các cấp lãnh đạo của Mỹ từ Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng đến Cố vấn An ninh quốc gia và Phó Tổng thống Mỹ đã nêu đích danh Trung Quốc là kẻ gây hấn, làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, coi Trung Quốc là đối thủ lớn nhất. Trên thực địa, bên cạnh việc gia tăng tuần tra tự do hàng hải (FONOPs) cả về tần suất, quy mô và phạm vi, Mỹ còn đẩy mạnh diễn tập song phương và đa phương với các nước ở Biển Đông.
Bên cạnh việc tăng cường các hoạt động ở Biển Đông, với khẩu hiệu “bảo vệ trật tự dựa trên luật pháp và bảo đảm tự do, an ninh, can dự vào Biển Đông”. Trong tháng 5/2019, các tàu chiến của Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Philippines đã tổ chức cuộc tập trận đa phương ở Biển Đông. Trước đó, trong cuộc tập trận với Philippines vào tháng 4/2019, Mỹ lần đầu tiên triển khai tàu đổ bộ tấn công USS Wasp”. Mỹ đã kéo các đồng minh của Mỹ cùng tham gia vào các hoạt động tự do hàng hải, hàng không và diễn tập trên Biển Đông. Có thể thấy Mỹ đang phát huy vai trò tích cực trong việc dẫn dắt các nước Châu Âu, trước hết là Anh, Pháp, Đức, Hà Lan…mang theo 10 tiêm kích tàng hình F-35, một số lượng lớn nhất từ trước đến nay mà tàu đổ bộ mang theo trong một đợt triển khai.
Chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, rộng mở” trong đó có Biển Đông được Mỹ đặt là một ưu tiên trong chính sách gần đây nhất được Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan khẳng định trong phát biểu hôm 01/6/2019 tại Đối thoại Shangri-La. Ông Patrick Shanahan đã công kích mạnh mẽ Trung Quốc; nhấn mạnh Mỹ sẽ không còn “rón rén” trước các hoạt động của Trung Quốc khi mà ổn định trong khu vực đang bị đe dọa xung quanh vấn đề Biển Đông và Đài Loan. Ông Shanahan chỉ ra rằng một số nước đang sử dụng cách xâm lược để làm mất ổn định trong khu vực, bao gồm cả việc triển khai các vũ khí ra các khu vực tranh chấp, quân sự hóa các tiền đồn nhân tạo ở Biển Đông như là một “bộ công cụ để cưỡng ép”.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan nói: “Có lẽ mối đe dọa lâu dài, lớn nhất đối với lợi ích sống còn của các quốc gia trong khu vực này đến từ những bên tìm cách phá hoại, thay vì duy trì trật tự dựa trên luật lệ” và “Nếu những xu hướng hành vi này tiếp diễn, các thực thể nhân tạo ở những khu vực chung của toàn cầu có thể trở thành các trạm thu phí. Chủ quyền có thể trở thành mục tiêu của kẻ mạnh”.
Về vấn đề Đài Loan, cùng với việc liên tục cho tàu chiến qua lại eo biển Đài Loan, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ về quốc phòng với Đài Loan, giúp người dân Đài Loan tự quyết định tương lai của chính mình; khẳng định Mỹ sẽ thực hiện cam kết của mình theo “Đạo luật quan hệ với Đài Loan”, theo đó Mỹ sẽ cung cấp cho Đài Loan các vũ khí và dịch vụ quốc phòng.
Cố thể khẳng định Biển Đông và Đài Loan đang là 2 lá bài lớn mà Mỹ sử dụng để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Rõ ràng Mỹ đã ý thức được rằng nếu để mất Biển Đông và Đài Loan (được coi là sân bay khổng lồ, không thể đánh chìm) vào tay Trung Quốc thì cánh cửa ra tất cả các đại dương sẽ mở toang ra với Trung Quốc. Điều này càng khẳng định chiều hướng chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông và Đài Loan sẽ là lâu dài và nhất quán vì nó giúp Mỹ duy trì vị trí độc tôn trên thế giới.
Nếu như trước đây còn những ý kiến cho rằng Biển Đông và Đài Loan chỉ là “con Tốt” trong bàn cờ chiến lược Mỹ – Trung, thậm chí có những suy nghĩ rằng Mỹ và Trung Quốc có thể thỏa hiệp trên vấn đề Biển Đông gây bất lợi cho các nước ven Biển Đông và “hy sinh” Đài Loan trong quan hệ với Trung Quốc thì có lẽ quan điểm này đã trở nên lỗi thời. Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung ở khu vực đang trở thành tiêu điểm trong quan hệ quốc tế; Mỹ xác định Trung Quốc là đối thủ lớn nhất trong thời gian tới.
Trung Quốc đang tìm cách khống chế, độc chiếm Biển Đông và muốn thôn tính Đài Loan. Để đối phó với mưu toan của Trung Quốc, Mỹ đang tích cực thúc đẩy chiến lược Ấn Độ dương – Thái Bình dương tự do, rộng mở. Cuối tháng 5/2019, Bộ Quốc phòng Mỹ đã ra Báo cáo về chiến lược quốc phòng Ấn Độ dương – Thái Bình dương tự do, rộng mở, trong đó coi Trung Quốc là “cường quốc xét lại”. Báo cáo cũng nêu rõ các hoạt động quốc phòng của Mỹ ở khu vực dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền của các quốc gia; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; tuân thủ luật pháp quốc tế; đề cao tự do, an ninh hàng hải dựa trên pháp luật.
Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ đối với khu vực được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng hành động. Bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động tự do hàng hải thường xuyên, các máy bay của Mỹ cũng bay lượn hàng ngày trên Biển Đông. Hải quân Mỹ có kế hoạch triển khai 2 tàu chiến ven biển LCS đến Singapore, trở thành các tàu chiến Mỹ đồn trú gần Biển Đông nhất. Các nhà lập pháp Mỹ đã đề xuất một dự luật trừng phạt nhắm vào các tổ chức, cá nhân trợ giúp Chính phủ Trung Quốc bồi lấp, mở rộng và xây dựng trái phép các đảo nhân tạo ở Biển Đông và đang nhận được sự ủng hộ của cả 2 chính đảng ở Mỹ. Rõ ràng là chính sách của Mỹ đối với Biển Đông là lâu dài và nhất quán, điều này có lợi cho các nước ven Biển Đông trong cuộc đối đầu với một Trung Quốc hiếu chiến.