Wednesday, December 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaPhilippines được gì sau ba năm gác lại Phán quyết của Tòa...

Philippines được gì sau ba năm gác lại Phán quyết của Tòa trọng tài về vụ kiện đường lưỡi bò?

Ngày 12/7 vừa qua là tròn ba năm Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” hay “đường chín đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông theo đơn kiện của Philippines. Đó cũng là khoảng thời gian mà cho đến nay Chính quyền Philippines vẫn “bỏ qua” phán quyết để chuyển từ đối đầu sang hợp tác, gần gũi với Trung Quốc. Vậy, trong ba năm qua, Philippines đã nhận được những gì từ chính sách này?

Mối quan hệ “trên giấy” với TQ

Điều dễ nhận thấy nhất là thực tế rằng qua các tiếp xúc song phương, phía Trung Quốc cam kết sẽ đầu tư và cung cấp những khoản hỗ trợ tài chính ưu đãi lên đế hàng chục tỉ USD cho mục tiêu phát tiển nền kinh tế Philippines. Song đến nay nguồn vốn này vẫn chưa đổ về Philippines, cũng như chưa có bất kỳ dự án cơ sở hạ tầng lớn nào được khởi công. Ngoài ra, những khoản đầu tư của Trung Quốc còn quá ít so với đầu tư của các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản tại Philippines. Trong chuyến thăm Philippines của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (01/2017), chính phủ Nhật Bản đã cung cấp ngay gói hỗ trợ, đầu tư trị giá 8,7 tỉ USD cho Philippines.

Trung Quốc thường cho vay mà không quan tâm khả năng trả nợ của đối tác, nhưng đổi lại cũng đòi hỏi lãi suất “cắt cổ” hoặc yêu cầu tài sản thế chấp hoặc có giá trị kinh tế lâu dài hay có vị trí an ninh, chiến lược đặc biệt quan trọng trong khu vực, kiểu như mỏ khoáng sản hay cảng biển để giành thêm quyền kiểm soát trong trường hợp bên đi vay vỡ nợ. Chuyên gia Zhuang Guotu thuộc Đại học Hạ Môn, Trung Quốc cho biết các khoản vay đó luôn kèm theo những thỏa thuận chi trả, chẳng hạn dùng một số tài nguyên thiên nhiên thế chấp từ Philippines. Theo phân tích của chuyên gia Tara Francis Chan trên trang Business Insider, các khoản vay của Philippines từ Trung Quốc phải chịu mức lãi suất lên tới 2%-3% trong khi mức lãi suất từ Nhật Bản chỉ ở mức 0,25%-0,75% (tức là rẻ hơn 12 lần so với khoản vay từ Trung Quốc). Còn theo Nghị sĩ Gary Alejano của Philippines thì “Philippines có thể vẫn chưa đứng trước nguy cơ vỡ nợ nhưng việc chính quyền ông Duterte cứ liên tục vay những khoản khổng lồ không kiểm soát từ Trung Quốc để hoàn thành các dự án tham vọng có thể khiến Philipines rơi vào bẫy nợ, đặc biệt là sẽ chứng kiến cảnh ông Duterte quá phụ thuộc vào Trung Quốc”.

Trong những dự án hạ tầng có vốn đầu tư Trung Quốc, thay vì hỗ trợ các doanh nghiệp và lao động địa phương, điều kiện gói vay của Trung Quốc cũng kèm theo việc phải chỉ định nhà thầu Trung Quốc thi công hoặc phải sử dụng lao động nhập cư người Trung Quốc, khiến ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc do nhà nước nắm quyền quản lý các dự án đầu tư tại Philippines và người dân Philippines bị mất việc làm vào tay lao động Trung Quốc ngay trên đất nước của mình.

Chủ quyền bị đe dọa, người dân bị đe nạt, xuôi đuổi

Trong suốt ba năm qua, sau khi Philippines và Trung Quốc đạt thỏa thuận về hợp tác khảo sát chung ở Biển Đông, Trung Quốc đã lợi dụng nghiên cứu khoa học để đòi hỏi chủ quyền. Theo thỏa thuận đạt được giữa Chính phủ hai nước hôm 15/2/2018, từ ngày 24/1-25/2/2018, Trung Quốc đã công khai việc đưa tàu nghiên cứu khoa học tới khu vực Benham Rise để cùng với các nhà khoa học Philippines tiến hành các hoạt động nghiên cứu, khảo sát đại dương tại bãi cạn Scarborough, vùng đặc quyGEn kinh tế của Philippines. Dư luận cho rằng Trung Quốc đang sử dụng danh nghĩa hợp tác nghiên cứu khoa học để xoa dịu quan ngại của các nước về các hoạt động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông, thông qua hoạt động này để giành vai trò dẫn dắt trong “hợp tác cùng khai thác” theo chủ trương của Trung Quốc, đồng thời tìm cách củng cố các bằng chứng đòi hỏi “chủ quyền” tại các vùng biển tranh chấp. Trung Quốc đã sử dụng những kết quả khảo sát này để phục vụ cho yêu sách chủ quyền. Hội đồng Bản đồ và Khoáng sản quốc gia Philippines (26/2/2018) đã phải đề nghị Bộ Ngoại giao Philippines kiến nghị Tổ chức Thủy văn quốc tế hủy các tên gọi do Trung Quốc đặt cho 05 cấu trúc trong rãnh Benham mà Trung Quốc có được thông qua các hoạt động nghiên cứu, khảo sát. Trong khi rãnh Benham là khu vực nằm hoàn toàn trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Philippines.

Cũng trong ba năm qua, hàng loạt vụ Trung Quốc sử dụng vũ trang để dọa nạt Philippines trên biển. Theo Bộ Quốc phòng Philippines, một biên đội hỗn hợp của Trung Quốc gồm tàu Hải cảnh mang số hiệu 3368 và tàu Hải quân mang số hiệu 549 (11/5/2018) đã tìm cách ngăn cản và đe dọa tàu BRP Benguet của Hải quân Philippines đang tiếp tế cho lính đồn trú ở bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa. Ngày 11/6/2018, hãng tin AFP của Pháp cho biết người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Harry Roque đã xác nhận việc Cảnh sát biển của Trung Quốc (5/2018) đã tiếp tục ngăn cản và tịch thu toàn bộ cá đánh bắt của ngư dân Philippines tại vùng biển Scarborough nằm trong EEZ của Philippines. Trước đó, truyền thông Philippines đồng loạt đưa tin ngày 20/5/2018, một nhóm phóng viên của GMA News đã dùng điện thoại quay lại toàn bộ vụ việc hai cảnh sát biển Trung Quốc lên một tàu cá Philippines và lấy cá mà ngư dân Philippines đánh bắt ở bãi cạn Scarborough. Gần đây nhất là vụ việc một tàu cá của Philippines bị tàu Trung Quốc đâm chìm và bỏ mặc ở bãi Cỏ Rong hôm 9/6.

Người dân mất niềm tin vào chính quyền

Thất vọng với cách tiếp cận quá mềm mỏng của ông Duterte, nhiều quan chức quốc phòng hàng đầu của Philippines gần đây có xu hướng thích công bố các thông tin liên quan tới việc Trung Quốc đang dần từng bước củng cố hạ tầng và sự hiện diện ở Biển Đông bằng cách tiết lộ cho giới truyền thông hoặc cho những người chỉ trích ông Duterte tại Quốc hội. Bộ phận chính trị gia khác tại Toà án, Quốc hội và các đảng chính trị đối lập tại Philippines liên tục chỉ trích thái độ nhu nhược trước Trung Quốc của Tổng thống Duterte, cho rằng Chính quyền Philippines đã bỏ qua phán quyết của Tòa, chấp nhận đánh đổi chủ quyền cho Trung Quốc để lấy lợi ích kinh tế. Người người dân Philippines đã phản đối mạnh mẽ các hành động của Trung Quốc vi phạm phán quyết, xâm phạm chủ quyền của Philippines tại bãi cạn Scarborough. Nhiều cuộc biểu tình của người dân Philippines đã nổ ra để yêu cầu Trung Quốc ngừng ngăn cản hoạt động đánh bắt và tịch thu cá của ngư dân Philippines.

Điển hình là vào ngày 10/2/2018, ngay sau khi truyền thông địa phương đăng những hình ảnh cho thấy Trung Quốc đã chuyển đổi ít nhất 7 bãi đá thành các đảo nhân tạo, hoàn chỉnh với các cơ sở hải quân và không quân, bao gồm đường băng và bãi đáp trực thăng, thì hàng nghìn dân Philippines đã tập trung bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở thủ đô Manila để chống lại việc Bắc Kinh quân sự hóa các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Đông. Các nhà hoạt động Philippines nói thái độ hợp tác với Trung Quốc của Tổng thống Rodrigo Duterte có thể khuyến khích Bắc Kinh mở rộng hơn nữa hoạt động xây dựng ở Biển Đông. “Nếu chính quyền Philippines không muốn phản đối Trung Quốc xây dựng cơ sở quân sự trên các đảo tranh chấp và trong khu vực vực đặc quyền kinh tế của chúng ta, thì người dân Philippines, sẽ lên tiếng và phản đối”, Tổng Thư ký tổ chức cánh tả Bayan, người tổ chức biểu tình Renato Reyes Jr tuyên bố. Trên thực tế, bất chấp sự phản đối và quan ngại của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn ngang nhiên bồi đắp và xây dựng cơ sở quân sự trái phép ở Biển Đông, trong đó có 7 đảo nhân tạo nước này chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.

Ngày 27/6/2018, nhân kỷ niệm 2 năm Ngày Tòa Trọng tài (PCA) ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông, hàng trăm người Philippines đã biểu tình tại lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila để phản đối hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và chính sách nhu nhược của chính quyền Tổng thống Duterte trước Trung Quốc. Theo kết quả của cuộc khảo sát mới nhất do Social Weather Stations công bố hôm 16/7, 81% trong số 1.200 người tham gia khảo sát nói rằng hoàn toàn không đúng đắn khi để Trung Quốc tiếp tục xây dựng các đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông và quân sự hóa các đảo này; 74% cho biết chính phủ nên đưa vấn đề này tới các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, ASEAN cho các cuộc đàm phán hòa bình và ngoại giao với Trung Quốc để xử lý tranh chấp Biển Đông.

Gần đây nhất hôm 09/4/2019, hàng nghìn người dân Philippines đã đổ ra đường tuần hành trước lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Makati để phản đối Trung Quốc đưa tàu tới bao vây đảo Thị Tứ trong quần đảo Trường Sa mà Phlippines tuyên bố có chủ quyền. Ngoài ra, người biểu tình còn phản đối Tổng Thống Rodrigo Durterte vì chính phủ Philippines hoàn toàn không có tiếng nói gì trong chuyện này, đồng thời phản đối việc chính phủ Philippines mượn nợ từ Trung Quốc. Cũng trong vụ việc hôm 9/6 vừa qua, người dân Philippines đã đốt cờ của Trung Quốc để phản đối hành động đâm chìm và bỏ mặc tàu cá của ngư dân Philippines của nước này ở Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới