Tuesday, December 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiGia tộc Giang Trạch Dân kiểm soát các doanh nghiệp TQ

Gia tộc Giang Trạch Dân kiểm soát các doanh nghiệp TQ

Trước hàng loạt cáo buộc và lệnh cấm của Mỹ với tập đoàn viễn thông Huawei Trung Quốc, không ít người đã chú ý đến hậu thuẫn phía sau tập đoàn này. Mới đây, một cuộc khảo sát cho thấy nhiều nhân viên Huawei cũng làm việc cho các cơ quan tình báo và quân sự Trung quốc. Thậm chí, nhiều nguồn tin còn phơi bày rõ, Huawei và một số công ty công nghệ cao đang bị Mỹ trừng phạt có mối liên hệ mật thiết với gia tộc cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân và bị kiểm soát chặt chẽ.

Mỹ đang nhắm vào các nhà máy bán dẫn thuộc kiểm soát của phe Giang

Mới đây, tờ Telegraph đưa tin, nhóm chuyên gia thuộc Hội Henry Jackson (HJS) của Anh đã phân tích hồ sơ xin việc của khoảng 25.000 nhân viên Huawei và thấy rằng một số trong số họ làm việc cho các cơ quan tình báo hoặc quân đội Trung Quốc. Họ dường như có quan hệ chặt chẽ theo hệ thống và cấu trúc.

Hồi tháng Năm vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã liệt Huawei và 68 chi nhánh của công ty này vào danh sách đen “Entity List” (bao gồm các cá nhân, công ty và tổ chức bị nghi ngờ có khả năng gây hại tới an ninh quốc gia Mỹ), đồng nghĩa với việc cấm công ty này mua các bộ phận và linh kiện từ công ty Mỹ. Đến tháng 6, một số công ty công nghệ khác của Trung Quốc cũng bị liệt vào “danh sách đen”, trong đó đáng kể nhất là năm công ty lớn gồm Công ty siêu máy tính Sugon, Viện Công nghệ Điện toán Vô Tích Giang Nam, Công ty Đầu tư Công nghệ Tiên tiến Hải Quang Thiên Tân, Mạch Tích hợp Hải Quang Thành Đô và Công nghệ Vi điện tử Hải Quang Thành Đô.

Tỷ phú Quách Văn Quý tiết lộ, việc Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt với các doanh nghiệp này khiến ĐCSTQ phải chịu đả kích không kém so với việc cấm vận Huawei, bởi hầu hết các công ty này đều do phe cánh ở Thượng Hải, do Giang Trạch Dân làm chủ đầu tư vào.

Ông nói: “Hãy nhìn các biện pháp trừng phạt các công ty công nghệ này, cũng như lệnh trừng phạt Huawei, những gì được cho là không thể xảy ra trong quá khứ thì đến nay đều đã diễn ra. Huawei thê thảm hơn so với những gì chúng ta nghĩ rất nhiều!”

Vậy đứng sau các công ty Trung Quốc bị Mỹ đưa vào “danh sách đen” là ai?

Huawei nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Giang Trạch Dân

Huawei được Nhậm Chính Phi thành lập vào năm 1987. Sau khi ông Giang Trạch Dân, lãnh đạo của ĐCSTQ khi đó đến thăm vào năm 1994, “công ty lên nhanh như diều gặp gió” – “Thời báo tài chính” (Financial Times) tại Anh dẫn lời cựu giám đốc Huawei hồi tháng 12 năm ngoái.

Bài báo cho biết, Nhậm Chính Phi nhận được sự hỗ trợ to lớn của các quan chức cao cấp. Chỉ vài năm sau, Huawei được giao cho phụ trách xây dựng mạng lưới liên lạc phạm vi toàn quốc của quân đội Trung Quốc. Huawei cũng giành được “Dự án khiên chắn vàng”, hệ thống giám sát và phong tỏa mạng Internet mà Giang Miên Hằng (với mệnh danh “vua viễn thông”), con trai cả của Giang Trạch Dân làm nhân vật chủ chốt.

Huawei phát triển mạnh mẽ trong thời gian Giang Trạch Dân kiểm soát Trung Nam Hải. Một người từng làm trong Huawei tiết lộ, hễ Giang Trạch Dân đến Thâm Quyến, nhất định sẽ đến Huawei. Cũng có thông tin lưu truyền về việc Giang Miên Hằng thường ra chỉ thị cho Nhậm Chính Phi, và sở dĩ Huawei phát triển được là nhờ sự hậu thuẫn của gia tộc họ Giang.

Ông Quách Văn Quý cho biết, mỗi chiếc điện thoại di động của Huawei đều có chức năng giám sát. Vấn đề của Huawei và bản thân bà Mạnh Vãn Châu chính là lừa đảo hòng đánh cắp công nghệ để hỗ trợ gia tộc Giang Trạch Dân giám sát toàn bộ người dân Trung Quốc. “Các người (ám chỉ Huawei) đang trợ giúp gia tộc này này cướp bóc của cải của 99% người dân của chúng tôi. Còn dám nói không phải sao?”

Con gái của ông Nhậm Chính Phi, Giám đốc điều hành Mạnh Vãn Châu và Huawei đều bị Hoa Kỳ khởi tố. Mạnh Vãn Châu đã bị bắt ở Canada hồi tháng 12 năm ngoái và hiện đang được tại ngoại tại Vancouver. Tháng 1 năm nay, Mỹ chính thức yêu cầu dẫn độ Mạnh Vãn Châu, đồng thời cáo buộc bà Mạnh cùng Huawei 23 tội danh.

Gia tộc họ Giang đứng sau hậu thuẫn cho cách công ty công nghệ cao của Trung Quốc

Ngoài Huawei, năm công ty công nghệ cao khác của Trung Quốc bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đều thuộc hai lĩnh vực, một là siêu máy tính, hai là chip ứng dụng.

Tương tự Huawei, nhà lãnh đạo công ty siêu máy tính Trung Quốc và lịch sử của Sugon cũng không thể tách rời gia tộc Giang Trạch Dân. Công ty Sugon ngay khi thành lập vào tháng 12/2006, Giang Trạch Dân đã xác lập nó như một công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ máy tính. Sugon sau đó đã nhận được lượng lớn kinh phí tài trợ nghiên cứu của chính phủ Trung Quốc và trở thành thành viên của “đội tuyển quốc gia” trong lĩnh vực này.

Loại “đội tuyển quốc gia” này chủ yếu dựa vào trợ cấp của chính phủ và kinh phí cho dự án quốc gia để tồn tại. Nó không thể tách rời khỏi sự hỗ trợ liên tục của chính phủ. Thực tế, Sugon được thành lập và hỗ trợ bởi Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.

Giang Miên Hằng, Viện phó Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc thời điểm đó từng nhiều lần đến thăm Sugon, và còn làm cố vấn cho Ủy ban Chuyên gia Siêu máy tính của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.

Dưới sự lãnh đạo của Giang Miên Hằng, các quân đoàn tư bản thuộc “hệ thống khoa học Trung Quốc”, bao gồm các công ty trong “đội tuyển quốc gia” như Godson, Sugon và Hongqi, đã kết nối chặt chẽ với ngành viễn thông và tư bản Thượng Hải, trở thành công cụ hốt bạc cho gia tộc Giang Trạch Dân.

“Dự án khiên chắn vàng” và “Tường lửa trường thành” nhằm phong tỏa mạng của ĐCSTQ, hệ thống giám sát an ninh công cộng của ĐCSTQ cùng các giải pháp điện toán đám mây của Cục Công an tại nhiều địa phương đều có sự tham gia sâu sát của Sugon.

Viện Công nghệ Điện toán Vô Tích Giang Nam, một công ty siêu máy tính khác, đã công khai tiết lộ rằng, Viện Công nghệ Điện toán Giang Nam thành lập tháng 6/1951, vốn là Viện Nghiên cứu số 56 của Bộ Tổng tham mưu ĐCSTQ. Đây chính là viện nghiên cứu máy tính lớn nhất của quân đội ĐCSTQ.

Hệ thống máy tính hiệu suất cao MPP và hệ thống cụm máy tính do Viện này phát triển đã được Giang Trạch Dân tâng bốc là “thần uy”, chủ yếu được sử dụng trong các lĩnh vực quân sự như mô phỏng vụ nổ hạt nhân. Năm 1993, công ty này còn được Quân ủy Trung ương ĐCSTQ trao tặng danh hiệu “Viện nghiên cứu đi đầu về khoa học và công nghệ tiên tiến”.

 Ba nhà sản xuất chip ứng dụng khác chịu lệnh trừng phạt của Mỹ gồm có Công ty Đầu tư Công nghệ Tiên tiến hải Quang Thiên Tân, Mạch Tích hợp Hải Quang Thành Đô và Công nghệ Vi điện tử Hải Quang Thành Đô. Kênh truyền thông tại Đại Lục tiết lộ rằng, ba công ty này có mối liên hệ khá thân cận với Sugon nên đã bị liên lụy.

Sugon chiếm 26% cổ phần của Công ty Đầu tư Công nghệ Tiên tiến hải Quang Thiên Tân, 70% cổ phần của Mạch Tích hợp Hải Quang Thành Đô; mà Mạch Tích hợp Hải Quang Thành Đô lại sản xuất chip cho Công nghệ Vi điện tử Hải Quang Thành Đô, do đó giữa các công ty này có một mạng lưới các mối quan hệ đan xen mật thiết và phức tạp.

Huawei và các công ty khác do gia tộc Giang Trạch Dân kiểm soát

Trong một video phát trực tiếp trên Youtube vào ngày 9/12 năm ngoái, ông Quách Văn Quý còn tiết lộ, không chỉ có các công ty bị Mỹ trừng phạt, mà top 10 công ty hàng đầu Trung Quốc như Huawei, Alibaba, Tencent, North Industries, Norinco, Poly Group, Ping An Group, Zhenhua Oil, ZTE và Nuclear thực chất đều là “doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước được quân sự hóa” do gia tộc Giang Trạch Dân kiểm soát. 

Ông Quách cho hay, lãnh đạo của các doanh nghiệp này, bao gồm cả Mạnh Vãn Châu của Huawei, đều có 3 thân phận. Thứ nhất, họ có quân hàm, được hưởng đãi ngộ cả bên quân đội và hành chính quốc gia, có cả danh hiệu trong Bộ An ninh quốc gia. Thứ hai, những người này là đối tượng quan trọng được bảo hộ và trợ giúp trong giới tài chính Trung Quốc. Thứ ba, trong lĩnh vực ngoại giao, họ được hưởng 100% quyền lực nhà nước.

“Nếu không thì vì sao Mạnh Vãn Châu vừa xảy ra vấn chuyện, Bộ Ngoại giao Trung quốc sẽ lập tức ra mặt. Thử nghĩ xem, ở các doanh nghiệp khác, liệu Bộ Ngoại giao có ra mặt như vậy không?”

Tài sản của gia tộc Giang Trạch Dân ở nước ngoài khiến người ta giật mình kinh hãi

Hồi tháng Tư năm nay, ông Quách Văn Quý cũng cáo buộc gia tộc họ Giang đã tích lũy ít nhất 1.000 tỷ USD tiền biển thủ ngân sách Trung Quốc và Giang Chí Thành đã nỗ lực rửa một nửa số tiền đó ra nước ngoài. Ông nói, gia tộc họ Giang kiểm soát hàng nghìn doanh nghiệp và thông qua hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước, công cụ tài chính, tổ chức tài chính, hạn mức bảo đảm, lợi dụng đặc quyền thân phận “Thái tử Đảng” cùng nhiều thủ đoạn khác tiến hành rửa tiền ở nước ngoài hàng trăm tỷ đô la. 

Ông Quách còn nhấn mạnh, mọi người sẽ nhanh chóng thấy phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có với gia tộc họ Giang, “các quan chức sẽ sớm tuyên bố tiến hành niêm phong tài sản ở nước ngoài của những kẻ giặc cướp nước này”.

Không những vậy, ông Quách còn nói rằng ông sẽ gửi thông tin đến Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngũ Giác Đài, CIA, FBI, Bộ An ninh Nội địa và các cơ quan chịu trách nhiệm pháp lý. “Và tôi thề, tôi sẵn sàng ra làm chứng trước Quốc hội Mỹ và các cơ quan tư pháp bề những gì mình đã nói.”

RELATED ARTICLES

Tin mới