Tuesday, November 19, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaChuyên gia Mỹ: TQ đâm tàu cá Việt Nam 12 lần trong...

Chuyên gia Mỹ: TQ đâm tàu cá Việt Nam 12 lần trong 4 năm qua

Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CISI) có trụ sở tại Mỹ, trong 4 năm qua, tàu cá của ngư dân Việt Nam đã hứng chịu những vụ tấn công của tàu Trung Quốc tương tự như vụ xảy ra tại bãi Cỏ Rong với tàu Philippines vừa qua.

Bình quân mỗi năm tàu cá Việt Nam bị tàu TQ đâm 4 lần

Theo CISI, trong giai đoạn từ năm 2014-2018, các tàu Trung Quốc đã đâm vào tàu cá của Việt Nam tổng cộng 12 lần. Hầu hết các sự cố xảy ra gần quần đảo Hoàng Sa và trong số này có những vụ liên quan đến lực lượng cảnh sát biển của Trung Quốc. Vụ việc mới nhất xảy ra trong tháng 3/2019. Trước đó, một vụ việc tương tự như vụ tài Philippines tại bãi Cỏ Rong đã xảy ra vò ngày 29/9/2015. Theo CSIS, tàu Trung Quốc thường đâm vào tàu ngư dân các nước đang neo đậu ở khu vực này. Thậm chí, nhiều vụ Trung Quốc bị cáo buộc đã cướp thiết bị đánh bắt, thuỷ sản và tài sản, thâm chí phá huỷ hệ thống điều hướng của ngư dân Việt Nam.

Thời gian này Trung Quốc đang thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương trên hầu hết Biển Đông, bất chấp chủ quyền và dư luận của các nước. Điều này dẫn đến các vụ va chạm giữa lực lượng hải cảnh của Trung Quốc với các tàu đánh cá của Việt Nam và Philippines, nhưng sâu xa hơn đó chính là từ việc Trung Quốc âm mưu kiểm soát toàn bộ Biển Đông và áp đặt ảnh hưởng lên các nước khác. Tháng 4/2019, Tư lệnh Lực lượng Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cảnh cáo sẽ đối phó với các tàu Hải giám, tàu “dân quân biển” của Trung Quốc. Tàu chiến của Nhật Bản cũng đang gia tăng các hoạt động tập trận ở Biển Đông với các nước.

Tàu cá TQ nỗi lo của cả khu vực

Ông Gregory Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á, và là thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, cho biết những chiếc tàu trông giống như thuyền đánh cá nhưng đó là dân quân hàng hải Trung Quốc nhằm tránh gây chú ý cho đối phương. Lực lượng này thực hiện nhiệm vụ đe dọa những tàu khác ở Biển Đông bao gồm cả Philippines, ông Poling nói. “Những gì Bắc Kinh làm trong nhiều năm qua là thiết lập sự hiện diện liên tục của các tàu Hải quân và Cảnh sát biển, cũng như dân quân bán quân sự trên Biển Đông chưa từng thấy cách đây 4-5 năm”

Mặc dù thất bại trước Tòa án Trọng Tài Thường trực do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn vào tháng 7/2016, Trung Quốc vẫn ngang nhiên khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông. Và để củng cố các yêu sách của mình, Trung Quốc đã xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo trên 7 rạn san hô ở quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và phát triển các căn cứ quân sự được trang bị tên lửa chống hạm và tên lửa đất đối không. Theo ông Poling, những gì nhìn thấy được như lực lượng dân quân hàng hải, lực lượng bán quân sự, đó chỉ là một phần tương đối nhỏ trong “kho vũ khí” của Trung Quốc. Ông đã đưa ra một hình ảnh vệ tinh của rạn san hô Zamora (tên quốc tế Subi) do Philippines tuyên bố, được chụp vào tháng 8, cho thấy khoảng 200 chiếc thuyền chỉ trong 1 ngày.

Những chiếc thuyền dài trung bình 51 m, lớn hơn nhiều so với những chiếc thuyền đánh cá của Philippines và những quốc gia khác ở Biển Đông. Không chiếc nào trong số những chiếc thuyền này thực sự đang đánh cá, tất cả đều xuất hiện như dân quân hàng hải. Khi chúng tôi theo dõi họ, chúng tôi không bao giờ thấy họ làm gì khác ngoài việc khiến người khác sợ hãi, ông Poling nói. Ông cho biết những chiếc thuyền thường rời khỏi đầm phá và lang thang quanh đảo Pagasa (Thitu) trong nhiều ngày và nhiều tuần để đe dọa các tàu tiếp tế đến hòn đảo do Philippines chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa.

     Không những vậy, Kể từ ngày 1/7/2018, Quyền Chỉ huy Hải cảnh Trung Quốc đã được chuyển từ Cục hải dương quốc gia Trung Quốc sang Lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc (Vũ cảnh). Trước đó, quyền chỉ huy Vũ cảnh đã được chuyển hẳn cho Quân ủy Trung ương Trung Quốc kể từ ngày 1/1/2018 thay vì chịu sự quản lý kép Quân ủy – Quốc vụ việnVới sự thay đổi mới nhất, Hải cảnh sẽ chịu sự kiểm soát trực tiếp của Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Điều này cho phép Hải cảnh có thể xuất hiện một cách đàng hoàng với tần suất nhiều hơn trong các cuộc tập trận và huấn luyện hàng ngày với Hải quân Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới