Thursday, October 3, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ phát triển máy bay không người lái tàng hình cánh bằng...

TQ phát triển máy bay không người lái tàng hình cánh bằng cho tàu sân bay

Truyền thông Trung Quốc (7/7) tán phát tin và hình ảnh cho biết Bắc Kinh đang phát triển máy bay không người lái tàng hình cánh bằng cho tàu sân bay.

UAV cánh bằng cho tàu sân bay

Theo thông tin trên, Tập đoàn hàng không Shenyang – doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc được cho là đang nghiên cứu, chế tạo máy bay không người lái cánh bằng hoạt động trên tàu sân bay. Giới chuyên gia Trung Quốc cho biết hình ảnh về máy bay trên xuất hiện lần đầu tại triển lãm Chu Hải 2018, song thông tin về phiên bản máy bay không người lái này bắt đầu nhận được nhiều sự chú ý hơn trong lần xuất hiện thứ hai này.

Theo nhiều chuyên gia quân sự thế giới, những công nghệ quốc phòng do các kỹ sư Trung Quốc làm chủ và phát triển sẽ hỗ trợ máy bay không người lái quân sự bay nhanh hơn, tầm hoạt động xa hơn và khó bị phát hiện hơn. Đây là chiếc UAV dạng cánh bay Sky Hawk, tương tự như chiếc X-47 của Mỹ, lần đầu tiên được xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày 09/01/2018. Theo CCTV, UAV này thực hiện chuyến bay thử nghiệm này tại một địa điểm bí mật. Chuyên gia Tống Trung Bình của Trung Quốc cho biết mẫu UAV này đang được phát triển theo lịch đúng kế hoạch và có tính khả thi cao; hệ thống điều khiển của UAV có thiết kế kiểu “cánh bay” khó hơn nhiều so với hệ thống điều khiển máy bay không người lái có thiết kế thông thường. Được trang bị động cơ phản lực, UAV này sẽ bay nhanh hơn và xa hơn so với máy bay cánh quạt hoặc động cơ piston truyền thống. Cùng quan điểm trên, CCTV cho rằng với thiết kế khí động học kiểu “cánh bay”, tương tự máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ, đây là máy bay không người lái tầm cao, tầm xa và tốc độ cao, có khả năng thực hiện nhiệm vụ trinh sát và tuần tra trong môi trường phức tạp. Một chuyên gia dấu tên cho biết, chiếc UAV dạng “cánh bay” vừa được tiết lộ còn được đặt tên là Sky Hawk- sẽ trang bị cho các tàu sân bay tương lai của Trung Quốc. Các hàng không mẫu hạm PLA trong tương lai được cho là sẽ trang bị máy phóng điện từ có khả năng phóng nhiều loại máy bay. Sky Hawk nhỏ hơn CH-7 nên thuận tiện hơn khi sử dụng trên tàu sân bay.

Giới truyền thông Trung Quốc cho biết, một máy bay không người lái tàng hình khác của Trung Quốc, sử dụng thiết kế “cánh bay” là CH-7, hiện đang được Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc phát triển được trưng bày tại triển lãm hàng không Chu Hải. Với sải cánh dài đến 22 mét, UAV này có kích thước khá lớn, cho phép sử dụng để tiến hành nhiều nhiệm vụ khác nhau trên không và trên biển, bao gồm trinh sát, tuần biển tầm cao, mang vũ khí tiến công chính xác.

Được biết, Mỹ từng phát triển máy bay không người lái tàng hình X-47B và đã thử nghiệm thành công trên các tàu sân bay. Mặc dù dự án này bị đình chỉ để dồn nguồn vốn đầu tư cho một máy bay tiếp dầu không người lái tàng hình, nhưng công nghệ UAV Mỹ vẫn đang dẫn đầu trên toàn thế giới.

Trung Quốc dẫn đầu về doanh số xuất khẩu UAV

Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI, 11/3) vừa được công bố cho thấy, Trung Quốc đang bán vũ khí cho nhiều quốc gia hơn và hiện là nhà xuất khẩu UAV hàng đầu thế giới. Theo thống kê, Trung Quốc hiện là quốc gia dẫn đầu thế giới về doanh số bán UAV vũ trang. Cụ thể, Trung Quốc đã xuất khẩu 153 UAV cho 13 quốc gia trong 5 năm qua. Theo đó, 70% lượng vũ khí xuất khẩu của Trung Quốc có điểm đến là khu vực châu Á và châu Đại Dương; 20% đến Châu Phi và 6,1% đến Trung Đông. Khách hàng chính của Trung Quốc là các quốc gia Trung Đông như: Ai Cập, Iraq, Jordan, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất; tại Nam Á, Pakistan, Bangladesh và Algeria tiếp tục là những đối tác hàng đầu của Trung Quốc.

Đán chú ý, SIPRI cho biết 4 trong 10 nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu trong năm 2014-2018 là Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc và Việt Nam đều không mua vũ khí của Trung Quốc vì lý do chính trị.

So với Trung Quốc, Mỹ với vai trò là nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới chỉ bán 5 máy bay không người lái vũ trang cho Anh trong vòng 10 năm qua kể từ năm 2009. Hiện Mỹ, Nga, Pháp, Đức và Trung Quốc là năm nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, chiếm 3/4 tổng khối lượng bán vũ khí từ 2014-2018.

Chiến lược phát triển UAV của Trung Quốc

Trung Quốc đã có bước nhảy vọt về chất trong 10-15 năm qua trong xây dựng hạ tầng khoa học và công nghệ UAV. Các loại UAV mới của Trung Quốc hiện có tính năng ngang bằng, thậm chí ở một số khía cạnh còn ưu việt hơn các loại tương đương của Mỹ. Các loại UAV này có giá cạnh tranh và do đó, có tiềm năng xuất khẩu cao.

Hoạt động phát triển UAV của Trung Quốc nói chung phù hợp với các xu hướng toàn cầu. Mặc dù do sự lạc hậu về công nghệ tồn tại cho đến gần đây, Bắc Kinh đã nhấn mạnh vào việc sao chép các UAV của Mỹ và Israel. Các UAV của quân đội Trung Quốc có các nhiệm vụ giống như các UAV của quân đội Mỹ. Các nhiệm vụ chính là: Trinh sát; Chỉ thị mục tiêu; Tấn công mục tiêu mặt đất bằng tên lửa; Tác chiến điện tử.

Ngày nay, UAV chủ yếu được dùng trong các chiến dịch chống lại các kẻ địch phi đối xứng và thường là trang bị kém hơn về công nghệ như các quốc gia nhỏ, các địa bàn tranh chấp thông qua chiến tranh gián tiếp bằng các lực lượng ủy nhiệm, khủng bố/nổi dậy… Đồng thời, với trình độ công nghệ hiện nay, thật khó tưởng tượng một cuộc xung đột giữa các nước lớn mà không có việc sử dụng ồ ạt UAV. Khác với Mỹ, Trung Quốc không có nhiều kinh nghiệm sử dụng UAV trong tác chiến, song một số người cho rằng, các UAV Trung Quốc được sử dụng chẳng hạn ở Myanmar và Lào là do các nhân viên Trung Quốc vận hành. Quân đội Trung Quốc đang tích cực sử dụng UAV để giám sát biển và biên giới trên bộ, và chống cướp biển. UAV đang có vai trò lớn trong các hoạt động của quân đội Trung Quốc nhằm theo đuổi các lợi ích khu vực và toàn cầu của Trung Quốc. Bắc Kinh đang tìm cách xây dựng năng lực quân sự cho phép họ hành động hiệu quả cả trong xung đột gián tiếp và trực tiếp với kẻ địch tiên tiến về công nghệ, mà đầu tiên và trước hết là Mỹ. Do đó, các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Trung Quốc đang theo đuổi việc phát triển các loại vũ khí mới, trong đó có các UAV siêu âm và siêu vượt âm.

Một trong những con đường phát triển các UAV tương lai đó là chương trình AVIC 601-S. Nó đã dẫn đến việc chế tạo các mẫu thử nghiệm như Thiên nỗ (Tian-Nu hay Tiannu, Sky Crossbow), Phong nhận (Fengren hay Wind Blade, Vân cung (Yungong hay Cloud Bow), Chiến ưng (Zhanying hay  Warrior Eagle), Lợi kiếm (Lijian hay Sharp Sword) và Ám kiếm (Anjian hay Dark Sword). Các nhà khoa học Trung Quốc cũng đang ráo riết thử nghiệm các kiểu thiết kế UAV khác nhau (cánh bay, cánh hình tên ngược…) và các công nghệ mới nhằm có được những giải pháp tối ưu cho UAV để tăng tốc độ, khả năng cơ động và tính năng tàng hình của chúng. Thời gian tới, Trung Quốc sẽ tập trung cải tiến một số vấn đề trên UAV như tốc độ bay cao và bán kính bay lớn; khả năng cơ động; giảm độ bộc lộ radar…

Những mẫu UAV hiện đại nhất thế giới

RQ-4 Global Hawk là máy bay do thám hàng đầu do tập đoàn sản xuất vũ khí của Mỹ Northrop Grumman phát triển từ những năm 1950. Chúng sở hữu khả năng chụp, thu thập, truyền về căn cứ các hình ảnh địa hình, vật thể, trận địa với độ phân giải cực cao ở phạm vi 100.000 km2. RQ-4 Global Hawk còn có thể bay liên tục trong hơn 30 tiếng, ở độ cao 18.000 km, nghe trộm đường truyền tín hiệu và ghi lại các hoạt động dưới mặt đất. Với nhiều tính năng vượt trội, Global Hawk được đánh giá là “vua” của UAV. Vào năm 2013, mỗi chiếc có giá hơn 222 triệu USD.

X-47B là loại UAV không có đuôi và được thiết kế theo kiểu cánh dơi, do nhà thầu quốc phòng Northrop Grumman của Mỹ chế tạo. X-47B là sản phẩm của nhiều công nghệ tàng hình tiên tiến nhất cả về công nghệ thiết kế khí động học và vật liệu. Toàn bộ 2 khoang vũ khí của X-47B đều nằm trong thân nhằm tăng cường tối đa khả năng tàng hình. Với tải trọng vũ khí mang theo tới 2.000 kg, bao gồm các loại bom và tên lửa hàng không tiên tiến, X-47B có thể tiêu diệt những mục tiêu của đối phương và trở về tàu sân bay một cách an toàn.

Máy bay siêu tốc không người lái Falcon HTV-2 có vận tốc gần 21.000 km/h, nhanh gấp 20 lần tốc độ âm thanh (1.238 km/h). Falcon HTV-2 có thể chịu đựng nhiệt độ cao (800 độ C). Chi phí sản xuất cho mỗi sản phẩm là 308 triệu USD. Cơ quan nghiên cứu dự án Quốc phòng Mỹ (DARPA) là đơn vị chịu trách nhiệm nghiên cứu loại máy bay này.

UAV Taranis do hãng BAE Systems của Anh chế tạo và thử nghiệm là loại máy bay sở hữu những công nghệ tàng hình, động cơ và thông tin tối tân nhất thế giới. Trong tình huống bị phát hiện và kẻ thù định bắn hạ, Taranis có thể tự động tàng hình trước sóng radar mà không cần nhận lệnh của người điều khiển.

Neuron (UCAV) là máy bay tàng hình không người lái đầu tiên của châu Âu với chiều dài 10 m, sải cánh 12,5 m và trọng lượng nặng 5 tấn. UCAV Neuron được thiết kế với khả năng tàng hình cao. Khoang vũ khí bên trong thân cho phép nó đột nhập mạng lưới phòng không đối phương để bất ngờ tấn công.

RQ-1 là phiên bản đầu của loại Predator, có khả năng bay ở độ cao trung bình và dài ngày. Được sử dụng trong hoạt động giám sát và do thám, RQ-1 có radar, máy quay chống rung tự động với hai chế độ quan sát ngày và ban đêm (dùng sóng hồng ngoại), máy quay ở mũi, các loại thiết bị cảm biến. Ngoài ra, chúng còn có hệ thống ngắm quang phổ kết hợp với máy dò mục tiêu hồng ngoại và đèn chiếu laser. “Thú ăn thịt” RQ-1 Predator được sử dụng rộng rãi trong hoạt động quân sự của Mỹ.

Máy bay ném bom không người lái của Mỹ RQ-7 Shadow có chiều dài 3,6m, sải cánh 6,1 m. Chúng có thể hoạt động liên tục trong vòng 9 giờ và phát giác mục tiêu cách trung tâm tác chiến 125 km. Năm 2011, hãng Raytheon (Mỹ) đã nghiên cứu và chế tạo thành công bom chiến thuật cỡ nhỏ STM cho RQ-7. 

IAI Harpy là sản phẩm của tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Israel IAI. Chúng mang những đặc điểm của một tên lửa tấn công, huỷ diệt nhưng được trang bị những khả năng ưu việt mà các tên lửa hành trình, thông minh khác không không có. Nhiệm vụ chính của IAI Harpy là dò tìm và tấn công các trận địa tên lửa và radar cảnh báo dẫn đường hoả lực của đối phương. Ảnh: Isrealiweapons.

Super Heron là sản phẩm của công ty công nghiệp hàng không vũ trụ Israel (IAI). Chúng sở hữu động cơ nhiên liệu nặng và hệ thống đẩy cho phép hoạt động liên tục trong 45 tiếng ở độ cao khoảng 9 km cũng như bay xa 1.000 km khi kết nối với hệ thống liên lạc vệ tinh. Điểm mạnh của UAV này nằm ở hệ thống điện tử hiện đại, các khả năng xử lý, sự vận hành linh hoạt và tích hợp những tải trọng đa dạng.

UAV RQ-8A của Hải quân Mỹ được trang bị hệ thống cảm biến quang điện tử, hồng ngoại và hệ thống tìm kiếm mục tiêu laser. Ngoài ra, nó còn sở hữu hệ thống điều khiển có nguồn gốc từ RQ-4 Global Hawk. RQ-8A có tầm hoạt động trên 280 km.

RELATED ARTICLES

Tin mới