Tuesday, November 19, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaĐâu là lý do khiến Australia ngày càng lo ngại về sự...

Đâu là lý do khiến Australia ngày càng lo ngại về sự bành trướng ảnh hưởng của TQ ở Biển Đông và Đông Nam Á?

Trong những ngày gần đây, quan hệ Trung Quốc và Australia đang được dư luận đặc biệt quan tâm sau những động thái của hai bên ở Biển Đông, trong đó chính quyền Canberra liên tục thể hiện sự quan ngại về sự hiện diện của Trung Quốc ở khu vực. Vậy đâu là nguyên nhân khiến Australia, một quốc gia ở cách xa Biển Đông hơn 6.000 km lại quan tâm như vậy?

Giới phân tích khu vực cho rằng những hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp này đang khiến giới chức ngoại giao và quốc phòng Australia không khỏi lo ngại ở hai khía cạnh “tự do hàng hải” và “trật tự quốc tế dựa trên luật pháp”.

Thứ nhất, vị trí địa chính trị chiến lược quan trọng của Biển Đông đối với khu vực và thế giới. rước hết vì Biển Đông nằm trên tuyến hàng hải huyết mạch nối liền Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương, châu Âu – châu Á, Trung Đông – châu Á. Là một phần của tuyến đường biển nối trực tiếp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Biển Đông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thương mại hàng hải toàn cầu. Ngoài ra, khu vực Biển Đông còn có những eo biển quan trọng đối với nhiều quốc gia và với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á. Đó là các eo biển: Malacca, Luzon, Lombok, Sunda, Makascha và Ombai-Wetar. Đặc biệt, eo biển Malacca (nằm giữa đảo Sumatra của Indonesia, Malaysia và Singapore) có vị trí vô cùng quan trọng vì tất cả hàng hóa của Đông Nam Á và Bắc Á đều phải đi qua Biển Đông. Tuyến đường vận tải quốc tế qua Biển Đông được coi là nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới và điểm gần nhất của tuyến vận tải biển này chỉ cách Côn Đảo (Việt Nam) chừng 38 km. Mỗi ngày có khoảng 300 tàu vận tải các loại qua lại Biển Đông, bao gồm 200 tàu chở dầu, 50% số tàu này có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% từ 30.000 tấn trở lên. Các tuyến đường biển nói trên là “yết hầu” cho giao lưu hàng hóa của nhiều nước châu Á. Theo thống kê của Cơ quan năng lượng Mỹ, 1/3 lượng dầu thô và hơn 1/2 lượng khí hóa lỏng được chuyên chở qua Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama ở Trung Mỹ. Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông. Trung Quốc có 29/39 tuyến hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng biển qua Biển Đông. Lượng xuất khẩu hàng hóa qua Biển Đông của các quốc gia Đông Nam Á là 55%, các quốc gia công nghiệp mới là 26%, Úc là 40%. Đối với Việt Nam, 100% hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải đi qua Biển Đông. Nếu khủng hoảng xảy ra ở vùng biển này, các loại tàu biển phải chạy theo đường mới hoặc vòng qua Nam Australia thì cước phí vận tải thậm chí sẽ tăng gấp năm lần và không còn đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Thứ hai, về cơ bản đây là tranh chấp giữa các quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn song Biển Đông đã trở thành biểu tượng cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và một thay đổi lớn trong bức tranh quyền lực toàn cầu. Trung Quốc là đối tượng gây hấn hàng đầu. Cường quốc đông dân nhất thế giới tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, kể cả một chuỗi các hòn đảo nhân tạo được họ xây dựng trái phép, trực tiếp thách thức tuyên bố chủ quyền của các quốc gia láng giềng như Philippines, Việt Nam, Malaysia và của vùng lãnh thổ Đài Loan. Các bên tranh chấp đều mong muốn khai thác các ngư trường khổng lồ và trữ lượng dầu mỏ dồi dào dưới đáy biển.

Thứ ba, Trung Quốc có cả động cơ kinh tế và chiến lược để Australia thúc đẩy kế hoạch mở rộng yêu sách ở Biển Đông. Nước này tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi với “Đường 9 đoạn”, một khu vực có hình chữ U bao trọn hầu hết diện tích Biển Đông và từ năm 2012, bắt đầu sử dụng sức mạnh hải quân vượt trội để khẳng định quyền kiểm soát Biển Đông. Song song với đó, Trung Quốc chiếm đoạt nhiều thực thể nhỏ trên biển, thiết lập các căn cứ quân sự trên những hòn đảo nhân tạo được xây dựng trái phép từ việc nạo vét tới 13 km2 đất từ đáy biển. Những bước tiến này giúp Trung Quốc hiện có thể triển khai máy bay chiến đấu cùng các hệ thống tên lửa tới các hòn đảo này bất kỳ khi nào họ muốn.

Thứ tư, nhiều người lo ngại rằng Trung Quốc đang tích cực khẳng định quyền kiểm soát Biển Đông và gia tăng sức mạnh của mình tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Đây cũng là lý do vì sao Mỹ quyết định dấn thân vào những tranh chấp tại Biển Đông. Chính phủ Australia quan ngại về vấn đề Biển Đông bởi 2 lý do: “tự do hàng hải” và “trật tự quốc tế dựa trên luật pháp”. Biển Đông là một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất thế giới với số hàng hóa trị giá từ 3-5 nghìn tỷ USD lưu thông qua mỗi năm. Hơn một nửa lượng xuất khẩu quặng sắt, than đá và khí hóa lỏng của Australia được vận chuyển qua tuyến đường này. Chính vì vậy, Australia có lợi ích rất lớn trong duy trì tự do thông thương tại Biển Đông.

Thứ năm, thực tế Australia ở vào một vị thế cực kỳ khó xử, bởi Mỹ là đồng minh mạnh nhất của nước này trong khi Trung Quốc lại là đối tác thương mại lớn nhất. Cả hai mối quan hệ này đều mang tính sống còn. Dù nguy cơ bùng phát chiến tranh Mỹ – Trung không lớn song đây luôn là nguyên nhân dẫn đến những căng thẳng nghiêm trọng. Australia không mong muốn thấy Biển Đông bị quân sự hóa và các tuyến đường hàng hải quốc tế bị phong tỏa. Về mặt công khai, Australia đã hành xử ở góc độ tương đối trung lập, không đứng về bên nào song kêu gọi giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp. Australia cũng đã sử dụng các kênh ngoại giao cùng các diễn đàn để tạo áp lực yêu cầu Trung Quốc dừng hoạt động xây dựng các căn cứ quân sự. Về mặt quốc phòng, các máy bay của Lực lượng Không quân Hoàng gia Australia tiến hành các chuyến bay tuần tra và tàu hải quân nước này hoạt động tại tất cả các khu vực trong vùng biển chấp chấp với danh nghĩa đảm bảo tự do hàng hải. Tuy nhiên các hoạt động của Australia về cơ bản khác với chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải và hàng không (FONOP) mà Mỹ đã và đang tiến hành.

Kể từ năm 2015, Mỹ đã triển khai FONOP nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền tham vọng của Trung Quốc. Các chiến dịch này, vốn khiến Trung Quốc rất tức giận, bao gồm cả việc tàu hải quân Mỹ hoạt động trong khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc, mang đến thông điệp rằng Mỹ không công nhận các đảo này thuộc về lãnh thổ Trung Quốc. Mỹ lý giải đây không phải là bao vây, kiềm chế Trung Quốc mà là duy trì “trật tự toàn cầu dựa trên luật pháp”. Tuy nhiên Trung Quốc không cho là như vậy. Nước này đã đề nghị Mỹ đứng ngoài tranh chấp và cảnh báo FONOP đe dọa nghiêm trọng chủ quyền và an ninh của mình. Trong hội nghị cấp cao ASEAN gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây bất ngờ khi đề nghị làm trung gian giữa Trung Quốc và các nước tranh chấp khác. Tuy nhiên, đến nay dường như không bên nào tính đến đề nghị của ông.

RELATED ARTICLES

Tin mới