Wednesday, January 8, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiVì sao TQ 'bỏ' Bắc Kinh, chọn Thương Hải là nơi đàm...

Vì sao TQ ‘bỏ’ Bắc Kinh, chọn Thương Hải là nơi đàm phán với Mỹ?

Thượng Hải là nơi Mỹ-Trung thống nhất ra thông cáo chung khởi động quá trình bình thường hóa quan hệ song phương vào năm 1972.

Trong cuộc phỏng vấn với CNBC hôm 24/7, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin xác nhận ông và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer sẽ dẫn đầu phái đoàn Mỹ bay tới Thượng Hải vào thứ Hai tuần tới.

Vòng đàm phán kéo dài trong 2 ngày cuối cùng của tháng 7 là lần đầu tiên quan chức cấp cao 2 bên gặp nhau để thảo luận về giải pháp cho thương chiến Mỹ-Trung sau sự cố đỗ vỡ hồi tháng 5. 

Theo thư ký báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham, nội dung của vòng đàm phán mới sẽ xoay quanh các vấn đề sở hữu trí tuệ, ép buộc chuyển giao công nghệ, hàng rào phi thuế quan, nông nghiệp, dịch vụ, thâm hụt thương mại.

Lý giải về nguyên nhân chọn Thượng Hải làm địa điểm đàm phán, Bộ trưởng Mnuchin cho biết đây là quyết định mang tính biểu tượng bởi Thượng Hải là nơi Mỹ-Trung thống nhất ra thông cáo chung khởi động quá trình bình thường hóa quan hệ song phương vào năm 1972. 

Giới quan sát cho rằng, thay vì trung tâm chính trị Bắc Kinh, việc Trung Quốc chuyển sang Thượng Hải cho thấy nền kinh tế thứ 2 thế giới đang cố nhấn mạnh vào yếu tố thương mại, giảm nhẹ nhân tố chính trị. 

Chuyên gia Liao Qun tới từ Ngân hàng Quốc tế China Citic thì cho rằng Bắc Kinh đang muốn “đổi gió”, mang lại hơi thở mới cho quá trình đàm phán đang giậm chận tại chỗ khi 2 nước vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung cho các bất đồng. 

“Thượng Hải là cánh cửa cải cách và mở cửa của Trung Quốc cũng như trung tâm kinh tế của đất nước. Đây có thể là một thay đổi tích cực”, ông Liao cho hay. 

Các cuộc đàm phán thương mại giữa Washington với Bắc Kinh đổ bể hồi tháng 5/2019 sau khi Mỹ cáo buộc phía Trung Quốc từ bỏ một số điều khoản đã nhất trí trước đó. Tổng thống Trump tăng thuế đối với khoảng 200 tỷ USD hàng Trung Quốc nhập khẩu, đe dọa sẽ bổ sung thuế lên thêm 325 tỷ USD hàng hóa nữa – gần như toàn bộ hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ.

Cuối tháng 6, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản, Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đồng ý nối lại đàm phán và hoãn áp thuế bổ sung. Tuy nhiên, không có thời hạn đình chiến cụ thể nào được thiết lập, các mức thuế hiện hành được áp đặt trước đó vẫn được áp dụng.  Cả hai bên vẫn còn nhiều mâu thuẫn trong việc đi đến chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài từ giữa năm ngoái.

RELATED ARTICLES

Tin mới