Saturday, January 4, 2025
Trang chủĐàm luậnHải cảnh - cuộc chạy đua mới trên biển Đông

Hải cảnh – cuộc chạy đua mới trên biển Đông

Sự việc diễn ra ở khu vực bãi Tư Chính củng cố nhận định của các chuyên gia về âm mưu TQ sử dụng lực lượng tàu hải cảnh để thực hiện các tuyên bố chủ quyền trên biển Đông của nước này

Tàu hải cảnh Trung Quốc

Các tàu hải cảnh của Trung Quốc và Việt Nam vẫn đang giám sát nhau trong nhiều ngày qua ở biển Đông. Nguyên nhân, ai cũng biết, là do TQ ngang ngược cho tàuthăm dò dầu khí Haiyang Dizhi 8 thực hiện khảo sát địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế của VN tại khu vực bãi Tư Chính với sự hộ tống của các tàu hải cảnhlớn.

Trong tình thế đó, VN buộc phải bảo vệ chủ quyền chính đáng của mình.

Sự việc diễn ra ở khu vực bãi Tư Chính củng cố nhận định của các chuyên gia về âm mưu TQ sử dụng lực lượng tàu hải cảnhđể thực hiện các tuyên bố chủ quyền ngang ngược đối với 90% biển Đông của họ. Vì TQ cho rằng, trong bối cảnh này, lực lượng phi quân sự đạt hiệu quả cao hơn, lại tránh được sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế.

Từ tháng 9/2016, Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ) đãnêu thống kê: trong số 45 vụ đụng độ trên biển Đông tính từ năm 2010, Hải cảnh TQcan dự tới 30 vụ, trong đó có vụ đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014. Trước đó, năm 2012, cũng bằng lực lượng hải cảnh, TQ đã giành quyền kiểm soát thực tế bãi cạn Scarborough từ Philippines.

Lực lượng hải cảnh sát thường thực thi nhiệm vụ có giới hạn, nhiều nhất ở mức xung đột cường độ thấp. Về kết cấu, tàu hải cảnh có tiêu chuẩn hàng hải dân sự, chỉ có khả năng chịu đựng những va chạm nhẹ.Nhưng các chuyên gia cho biết, nhiều tàu hải cảnh của TQ “khủng” hơn tàu chiến. Tàu hải cảnh số hiệu 2901 có lượng giãn nước tới 12.000 tấn, trong khi tàu khu trục lớn nhất hiện có trong biên chế của hải quân TQ là Type 052D chỉ 7.500 tấn.Thêm nữa, các tàu hải cảnh nước này được thiết kế như tàu hải quân càng khiến cộng đồng quốc tế, nhất là các nước cùng có tuyên bố chủ quyền biển Đông lo ngại. Với thiết kế đó, trường hợp cần thiết, TQ có thể biến chúng thành tàu chiến thực sự trong thời gian rất ngắn.

Các nước Đông Nam Á, nhất là các quốc gia cùng có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông như VN, PLP, Malaysia không thể nhìn TQ bắt nạt. Thế nên, dù hạn chế về tài chính, các nước này vẫn buộc phải tăng cường lực lượng cảnh sát biển, vì hiểu rằng, TQ sẽ còn tiếp tục gây sự kiểu vụ bãi cạnScarborough năm 2012; vụ Giàn khoan HD 981 năm 2014, hay vụ việc tại bãi cạn Tư Chính với VN đang nóng rực hiện nay, vì TQ đâu dễ dàng từ bỏ tham vọng về đường 9 đoạn trên biển Đông.

Gần đây, Lực lượng HảiCảnh Philippines thông báo cuối năm nay sẽ tiếp nhận một tàu tuần tra lớn ngoài khơi do Pháp sản xuất, có chiều dài 84m, được cho là tàu tuần tra “lớn nhất và hiện đạinhất” của lực lượng này.Trước đó, vào đầu năm, PLP đã mua 2 tàu cao tốc, dài 12m, từ Nhật Bản.

Malaysia cũng sớm nhận ra mối đe dọa của lực lượng hải giám TQ.Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah từng nói rằng: Trung Quốc đã triển khai nhiều tàu hải cảnh lớn không khác gì tàu chiến tới những khu vực giàu tài nguyên và gây bất an cho các nước láng giềng.

Kể từ năm 2013, Trung Quốc duy trì các tàu hải cảnh hiện diện gần như liên tục ở xung quanh cụm bãi cạn Luconia – khu vực có trữ lượng dầu khí mà Malaysia đã khai thác nhiều thập kỷ. Thậm chí, truyền thông quốc tế cho biết,ngày 21/5, tàu hải cảnh Trung Quốc 35111 đã tiếp cận đến phạm vi 80m đối với hai tàu chở dầu Malaysia.Để đối phó, Malaysia, cũng đã và đang gia tăng lực lượng cảnh sát biển.

Indonesia đã tăng tàu cảnh sát biển lên tới 34 chiếc vào năm 2017.

Việt Nam, quốc gia hay bị TQ gây hấn nhất, cũng là quốc gia phản ứng quyết liệt nhất, cũng đã thông qua một đạo luật cho phép lực lượng hải cảnh hành động bên ngoài các vùng lãnh hải nước này. Việc tăng cường lực lượng hải cảnh của VN được sự hỗ trợ của Mỹ và Nhật Bản. Trong hai năm qua, Mỹ đã cung cấp cho lực lượng hải cảnh Việt Nam 18 tàu tuần tra và một tàu buồm. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abecũng cam kết giúp đỡ Việt Nam củng cố năng lực áp đặt thực thi luật hàng hải cho các tàu hải cảnh mới.

Rõ ràng, đã và đang có cuộc chạy đua tăng cường lực lượng hải cảnh trên biển Đông với nhiều tiền, nhiều của, nhiều nhân lực.

Cuộc chạy đua này chắc chắn sẽ không diễn ra nếu không có sự đe dọa của lực lượng hải cảnh TQ.

RELATED ARTICLES

Tin mới