Thursday, November 28, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTàu Hàn Quốc bị cướp trên Biển Đông: Hàn Quốc cần tăng...

Tàu Hàn Quốc bị cướp trên Biển Đông: Hàn Quốc cần tăng cường hiện diện trong khu vực

Theo Channel News Asia, Chính quyền Hàn Quốc thông báo cướp biển vừa tấn công tàu CK Bluebell mang cờ Hàn Quốc vào sáng ngày 22/7 trên Biển Đông.

Theo thông tin trên, bảy tên cướp biển có vũ trang đột kích chiếc CK Bluebell, lấy đi 13.000 USD tiền mặt cùng tư trang của thủy thủ đoàn gồm điện thoại di động, quần áo, giày dép. Có hai thủy thủ bị thương nhẹ, con tàu sau vụ cướp tiếp tục di chuyển bình thường. Dữ liệu từ hệ thống theo dõi lộ trình tàu Refinitiv Eikon cho thấy CK Bluebell hai ngày trước rời Singapore đi theo hướng Đông Bắc đến cảng Incheon (Hàn Quốc). Vụ cướp có khả năng xảy ra ở khu vực ngoài khơi quần đảo Anambas.

Trong những năm gần đây, Biển Đông là một trong những vùng biển thường bị cướp biển tấn công. Theo số liệu thống kê từ cơ quan quản lý hàng hải, từ năm 2016 đến nay, hoạt động của nhóm tội phạm cướp biển trên khu vực biển châu Á, nhất là ở những khu vực biển trọng điểm, tuyến hàng hải có xu hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Trong năm 2016 ở khu vực châu Á đã xảy ra 95 vụ cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền các nước Trong đó, bọn cướp đã thực hiện thành công 83 vụ. Các vụ cướp biển thường diễn ra tại một số khu vực như quần đảo Anambas, Natuna, Mangkai, Subi Besar, Pulau Jemaja, Pulau Siantan, Pulau Matak thuộc Indonesia; eo biển Malacca; khu vực ngoài khơi Tioman, Pulau Aur, Đông Sabah thuộc Malaysia; khu vực biển thuộc Miền Nam Phillippines.

Hàn Quốc là một trong những nước có nền kinh tế phát triển, song hàng hóa và nguyên liệu của Hàn Quốc đa phần đều được vận chuyển bằng đường biển. Chính vì vậy, việc đảm bảo an toàn hàng hải cũng như ngăn chặn tội phạm cướp biển luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu về mặt an ninh của giới chức Hàn Quốc. Trong khi đó, Biển Đông được đánh giá là một trong những vùng biển có các tuyến đường giao thông hàng hải huyết mạch trên thế giới. Biển Đông nằm trên tuyến hàng hải huyết mạch nối liền Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương, châu Âu – châu Á, Trung Đông – châu Á. Là một phần của tuyến đường biển nối trực tiếp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Biển Đông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thương mại hàng hải toàn cầu.

Ngoài ra, khu vực Biển Đông còn có những eo biển quan trọng đối với nhiều quốc gia và với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á. Đó là các eo biển: Malacca, Luzon, Lombok, Sunda, Makascha và Ombai-Wetar. Đặc biệt, eo biển Malacca (nằm giữa đảo Sumatra của Indonesia, Malaysia và Singapore) có vị trí vô cùng quan trọng vì tất cả hàng hóa của Đông Nam Á và Bắc Á đều phải đi qua Biển Đông. Đây cũng là eo biển có lượng tàu thuyền đi qua nhộn nhịp và lượng dầu vận tải hàng năm qua đây chiếm vị trí thứ 2 thế giới, sau eo biển Homuz (Cộng hòa Iran).

Ba eo biển thuộc chủ quyền Indonesia là Sundan, Lombok và Makascha đóng vai trò dự phòng trong tình huống eo biển Malacca ngừng hoạt động vì lý do nào đó. Tuy nhiên, nếu phải vận chuyển qua các eo biển này thì hàng hóa giữa Ấn Độ Dương sang ASEAN và Bắc Á sẽ chịu cước phí cao hơn vì quãng đường dài hơn. Eo biển Luzon nằm giữa đảo Luzon của Philippines và vùng lãnh thổ Đài Loan, là cửa liên thông của tuyến hàng hải quốc tế qua Biển Đông với khu vực Tây Bắc và Bắc Thái Bình Dương.

Tuyến đường vận tải quốc tế qua Biển Đông được coi là nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới và điểm gần nhất của tuyến vận tải biển này chỉ cách Côn Đảo (Việt Nam) chừng 38 km. Mỗi ngày có khoảng 300 tàu vận tải các loại qua lại Biển Đông, bao gồm 200 tàu chở dầu, 50% số tàu này có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% từ 30.000 tấn trở lên. Các tuyến đường biển nói trên là “yết hầu” cho giao lưu hàng hóa của nhiều nước châu Á. Hơn qua vùng Biển Đông với gái tị thương mại khoảng 5,3 nghìn tỷ USD. Theo thống kê của Cơ quan năng lượng Mỹ, 1/3 lượng dầu thô và hơn 1/2 lượng khí hóa lỏng được chuyên chở qua Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama ở Trung Mỹ. Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông. Trung Quốc có 29/39 tuyến hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng biển qua Biển Đông. Lượng xuất khẩu hàng hóa qua Biển Đông của các quốc gia Đông Nam Á là 55%, các quốc gia công nghiệp mới là 26%, Úc là 40%. Đối với Việt Nam, 100% hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải đi qua Biển Đông. Nếu khủng hoảng xảy ra ở vùng biển này, các loại tàu biển phải chạy theo đường mới hoặc vòng qua Nam Australia thì cước phí vận tải thậm chí sẽ tăng gấp năm lần và không còn đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Đáng chú ý, Hàn Quốc nằm trong số các quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào đường biển, Hàn Quốc xem Biển Đông là mạch đường quan trọng để vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên. Qua eo biển Malacca, Biển Đông là tuyến đường ngắn nhất để dầu thô chuyển từ châu Phi đến Trung Đông, Australia rồi đến các quốc gia châu Á – trong đó có Hàn Quốc.  Các nước như Malaysia, Indonesia, Qatar khi xuất khẩu dầu sang Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan cùng một số quốc gia châu Á khác cũng qua Biển Đông. Ngoài ra, các hoạt động thương mại giữa Hàn Quốc cũng như Nhật Bản, Trung Quốc với các nước Trung Cận Đông và Đông Nam Á cũng đều đi qua khu vực này. Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động giao thương trực tiếp của Hàn Quốc. Nếu Trung Quốc nắm trọn quyền kiểm soát Biển Đông hoặc xung đột diễn ra trong khu vực này, lợi ích thương mại của các quốc gia – bao gồm cả Hàn Quốc sẽ bị đe doạ trực tiếp.

Vì vậy, để đảm bảo an ninh hàng hải và an toàn cho các tàu hàng qua vùng Biển Đông, Hàn Quốc cần có các biện pháp thiết thực hơn nhằm đảm bảo an ninh và an toàn cho tuyến đường giao thông hàng hải huyết mạch trên Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới