Thursday, January 9, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ tự tin lôi kéo công ty Mỹ

TQ tự tin lôi kéo công ty Mỹ

Bất chấp chính sách nước Mỹ trên hết của ông Trump, các công ty Mỹ vẫn quan tâm đến đầu tư của Trung Quốc.

CNBC của Mỹ đưa tin, ông Ren Hongbin, trợ lý Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc cho biết, nhiều công ty Mỹ đang quan tâm đến việc tham gia hội chợ triển lãm nhập khẩu quốc tế tại Trung Quốc sẽ tổ chức vào tháng 11 năm nay.

Số lượng các công ty Mỹ dự kiến tham gia còn nhiều hơn số tham dự vào năm ngoái.

Triển lãm nhập khẩu đầu tiên của Trung Quốc đã được tổ chức tại Thượng Hải vào năm ngoái nhằm thể hiện sự thay đổi về vị thế của Trung Quốc trên thị trường kinh tế toàn cầu. Thay vì là nhà xuất khẩu chính ra thị trường thế giới, Trung Quốc muốn trở thành người mua hàng lớn nhất thế giới.

Trong khi đó, ông Jake Parker, Phó Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Mỹ- Trung hoạt động tại Trung Quốc cho hay, số lượng các giao dịch đã được ký kết giữa doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp Mỹ từ Hội chợ triển lãm vào năm ngoái hiện đã thực hiện đầy đủ.

Đây là yếu tố khiến cho các doanh nghiệp Mỹ nhìn thấy những lợi ích trong việc tham gia hội chợ xuất nhập khẩu của Trung Quốc và gia tăng sự tham gia trong sự kiện này vào năm 2019.

Từ đó, Hội đồng doanh nghiệp Mỹ các doanh nghiệp Mỹ-Trung cũng đã gia tăng thêm nhiều thành viên.

Triển lãm lớn năm ngoái tuyên bố sẽ tổ chức hơn 3.600 doanh nghiệp từ 172 quốc gia, với tổng số 57,83 tỷ USD được ký kết trong các thỏa thuận.

Số lượng doanh nghiệp Mỹ tham gia vào hội chợ xuất nhập khẩu của Trung Quốc sẽ là một minh chứng khá quan trọng cho sự cam kết của họ đối với thị trường Trung Quốc bất chấp cuộc đối đầu thương mại đang diễn ra.

Trung Quốc gần đây cũng đã tuyên bố sẽ củng cố môi trường đầu tư- một trong những nội dung mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hối thúc Trung Quốc thay đổi để tạo thêm điều kiện cho các công ty nước ngoài được hoạt động công bằng hơn tại Trung Quốc trong các lĩnh vực: chuyển giao công nghệ, thiếu bảo vệ sở hữu trí tuệ và sân chơi không công bằng trong hệ thống các vùng lãnh thổ ở Trung Quốc…

Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã cho biết, báo cáo bằng tiếng Anh “kể từ ngày 19/7 này, nhiều công ty Trung Quốc đã yêu cầu các nhà cung cấp Mỹ gửi báo giá về những nông sản Mỹ bao gồm đậu tương, bông, thịt lợn, lúa”. Đây được cho là động thái cho thấy những tín hiệu tích cực từ phía Bắc Kinh trước đàm phán với Mỹ.

Tuy nhiên, Washington không cho thấy quan điểm tích cực như vậy. Mỹ cho biết số lượng nông sản mà Trung Quốc tuyên bố sẽ mua không cho thấy con số thực.

Mới đây, Tổng thống Trump còn yêu cầu Tổ chức Thương mại (WTO) đổi mới quy tắc trong 90 ngày và cảnh báo nếu tổ chức không làm vậy, Mỹ sẽ dừng công nhận một số quốc gia là nước đang phát triển.

Ông Trump cho rằng, WTO đang sử dụng “cách phân loại lỗi thời giữa nước phát triển và đang phát triển, cho phép một số thành viên có được những lợi thế không công bằng”.

Nếu không có “tiến bộ đáng kể” để đổi mới các quy tắc của WTO trong vòng 90 ngày, Washington sẽ không còn công nhận bất kỳ thành viên WTO nào “tuyên bố không đúng rằng họ là quốc gia đang phát triển, lợi dụng sự linh hoạt trong các quy tắc và đàm phán của WTO” là nước đang phát triển.

Tuyên bố của ông Trump được cho là nhằm vào phía Trung Quốc.

“Mỹ chưa bao giờ chấp nhận việc Trung Quốc tự nhận là nước đang phát triển.

Trung Quốc và quá nhiều quốc gia khác tiếp tục nhận là các nước đang phát triển, cho phép họ hưởng những lợi ích đi kèm với danh xưng đó và có những cam kết lỏng lẻo hơn so với các thành viên WTO khác” – bản ghi nhớ của Tổng thống Trump nêu rõ.

Tổng thống Mỹ cũng đề cập tới  tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Nhưng khi WTO được công nhận là quốc gia đang phát triển, Trung Quốc sẽ có thời hạn dài hơn để thực hiện các cam kết thương mại tự do cũng như có khả năng bảo hộ một số ngành công nghiệp trong nước và duy trì trợ cấp.

Phản ứng trước các nhận định của Tổng thống Mỹ, Trung Quốc cũng kiến nghị lên WTO, cáo buộc Mỹ “kiêu ngạo và ích kỷ” bằng cách thúc ép WTO ngừng công nhận hoặc ngừng cho phép một số nước có nền kinh tế đang phát triển nhận được sự hỗ trợ từ quốc tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới