Sunday, November 17, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaThông điệp cứng rắn của Mỹ khi điều tàu sân bay hạt...

Thông điệp cứng rắn của Mỹ khi điều tàu sân bay hạt nhân tuần tra trên Biển Đông

Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố hình ảnh tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan – một trong những tàu sân bay lớn nhất của Mỹ đang ở Biển Đông để tiến hành nhiệm vụ tuần tra hàng hải thường xuyên.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan hoạt động trên Biển Đông

Mỹ tiếp tục điều tàu sân bay tuần tra trên Biển Đông

Theo thông tin trên, Bộ Quốc phòng Mỹ đã điều tàu sân bay USS Ronald Reagan rời cảng ở Yokosuka, Nhật Bản để thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông. Tuy nhiên, Mỹ không cho biết thời gian chấm dứt hoạt động tuần tra của tàu USS Ronald Reagan.

Được biết, tàu USS Ronald Reagan thuộc hạm đội 7 – đơn vị phụ trách khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương của hải quân Mỹ. USS Ronald Reagan là một siêu hàng không mẫu hạm thuộc lớp Tàu sân bay lớp Nimitz chạy bằng Lò phản ứng hạt nhân năng lượng. Nó là chiến hạm thứ 9 của lớp Nimitz được đóng và biên chế chính thức cho Hải quân Mỹ vào năm 2003. USS Ronald Reagan là một phần của Nhóm tác chiến tàu sân bay 9 (CSG-9) của Hải quân Mỹ và được điều hành bởi Tư lệnh Không quân Hải quân Thái Bình Dương. Tàu có trọng tải 97.000 tấn, dài 333 m, thủy thủ đoàn khoảng 5.000 người và khoảng 90 chiến đấu cơ F-18. Siêu tàu sân bay này thuộc biên chế Hạm đội 7, đơn vị phụ trách khu vực Ấn Độ Dương – châu Á – Thái Bình Dương.Tàu sân bay USS Ronald Reagan cùng biên đội tàu hộ tống gồm tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Milius và tàu tuần dương USS Antietam.

Động thái triển khai của tàu sân bay USS Ronald Reagan ở Biển Đông diễn ra sau khi tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper lên tiếng chỉ trích các hoạt động quân sự hóa gây bất ổn ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Trung Quốc. Theo đó, phát biểu sau cuộc họp 2+2 với giới chức Australia, ôngMark Esper khẳng định: “Tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, sức mạnh không nên quyết định vị thế và không nên quyết định vận mệnh. Mỹ sẽ không ngồi yên nếu có bất kỳ quốc gia nào cố gắng định hình lại khu vực theo hướng có lợi cho họ bằng việc đánh đổi lợi ích của các nước khác. Chúng tôi biết rằng các đồng minh và đối tác của Mỹ cũng không chấp nhận như vậy. Mỹ tin chắc rằng không có quốc gia nào có thể kiểm soát khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và chúng tôi đang làm việc cùng với các đồng minh và đối tác khu vực của mình để giải quyết nhu cầu an ninh cấp bách này. Chúng tôi cũng kiên quyết chống lại các hành vi hung hăng, gây bất ổn từ Trung Quốc”.

Thông điệp cứng rắn của Mỹ gứi tới Trung Quốc

Thứ nhất, Mỹ kiên quyết đảm bảo hòa bình, ổn định và tự do hàng hải trong khu vực. Thiếu tướng Karl Thomas, chỉ huy nhóm tàu sân bay tấn công này nói, sự có mặt của lực lượng quân đội Mỹ sẽ giúp đảm bảo an ninh và sự ổn định cần thiết cho các bên khác nhau tiến hành đối thoại ngoại giao và giải quyết tranh chấp. “Hiện nay đã có luật quốc tế rất hoàn hảo, đó là sự bảo đảm của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Tôi cho rằng, điều chúng tôi mong muốn là mọi người có thể tuân thủ luật pháp quốc tế và sự hiện diện của chúng tôi ở đây giúp thúc đẩy sự giao tiếp giữa các bên. Chúng tôi tự xác định vị trí của mình không phải là quân đội đứng bên lề. Chúng tôi cho rằng tất cả các bên đều nên tuân thủ luật pháp quốc tế. Sự có mặt của chúng tôi cho phép chúng tôi cung cấp sự ổn định và an ninh cần thiết cho cuộc thảo luận”.  

Thứ hai, đảm bảo lợi ích của Mỹ. Biển Đông là một tuyến vận chuyển đường biển quốc tế quan trọng và chứa đựng nhiều tài nguyên phong phú. Trung Quốc đã đưa ra đòi hỏi chủ quyền đối với khoảng 90% diện tích của Biển Đông. Đối với Mỹ, Biển Đông là một tuyến đường quan trọng trong tuyến vận chuyển đường biển quốc tế: ba trong mười tuyến đường vận chuyển biển của Mỹ đi qua khu vực Tây Thái Bình Dương và vùng eo biển Malacca. Do đó, dù thời chiến hay thời bình, tuyến giao thông đường biển ở Tây Thái Bình Dương bao gồm cả Biển Đông có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược của Mỹ ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Về mặt an ninh – quân sự, trong tuyến “phòng thủ” từ xa hình vòng cung của Mỹ, tuyến chiến lược eo biển Đài Loan là tuyến chủ yếu của Mỹ ngăn chặn Trung Quốc.Theo quan điểm của Mỹ, bất cứ một quốc gia thù địch nào đối với Mỹ kiểm soát được Biển Đông sẽ đe dọa lợi ích an ninh quốc gia của cả Mỹ và Nhật (hơn 70% vận chuyển dầu của Nhật Bản qua vùng này). Với tầm quan trọng như vậy, tự do hàng hải tại Biển Đông là lợi ích quốc gia của Mỹ và tranh chấp về Trường Sa là mối quan tâm đặc biệt của Mỹ.Có thể thấy khu vực Đông Á đã, đang trở thành hạt nhân và chỗ dựa trong chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, là một trong hai cơ sở để Mỹ dựa vào khống chế lục địa Á – Âu và là khu vực có hai đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của Mỹ là Nga và Trung Quốc. Qua hoạt động tập trận, Mỹ vừa tăng cường hoạt động chống khủng bố, duy trì an ninh biển, đặc biệt là hoạt động hàng hải qua eo Malacca lại trấn áp được Nga và Trung Quốc cũng như phòng tránh xu hướng ly tâm của hai đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc và đảm bảo cho Mỹ giành quyền chủ đạo ở khu vực, tiến tới tạo chỗ dựa cho địa vị bá chủ của Mỹ.Biển Đông chứa đựng những tiềm năng đáng kể về dầu khí cùng các tài nguyên biển khác ở đây và với ưu thế đứng đầu thế giới về vốn, công nghệ thăm dò khai thác dầu ngoài khơi, các công ty dầu lửa Mỹ đã xâm nhập vào Biển Đông và ngày càng quan tâm đến vùng biển này.Giá trị kinh tế của Biển Đông đối với Mỹ còn liên quan tới sự phát triển kinh tế năng động ở Châu Á – Thái Bình Dương khiến cho khu vực ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với sự phát triển kinh tế của Mỹ.

Thứ ba, buộc Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế. Vào tháng 7 năm 2016, Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế Hague đã ra phán quyết trong vụ kiện Trung Quốc của Philippines. Tòa phán quyết những yêu sách về chủ quyền mà Trung Quốc đưa ra căn cứ vào lịch sử của họ là không có cơ sở pháp luật và kết luận: đòi hỏi của Trung Quốc về vùng biển họ tranh chấp với Philippines và yêu sách của họ về quyền lợi biển dựa trên cái gọi là “Đường 9 đoạn” và vùng biển liên quan cùng các hoạt động lấp biển tạo đảo tại các bãi san hô ở Trường Sa là vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển. Sau đó, Trung Quốc tuyên bố phán quyết này là “không có hiệu quả và không ràng buộc” và bày tỏ phía Trung Quốc “không chấp nhận cũng không thừa nhận” phán quyết này.Những năm gần đây, Hải quân Mỹ đã thường xuyên tiến hành các “hành động tự do hàng hải” trên Biển Đông, thông qua đó để khẳng định đây là vùng biển quốc tế, Trung Quốc không có quyền ngăn chặn tàu thuyền các nước hoạt động hợp pháp trong vùng biển này.

Thứ tư, răn đe, gây áp lực với Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại. Việc cụm chiến đấu tàu sân bay tấn côngUSS Ronald Reagan tới Biển Đông diễn ra vào thời điểm cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã bùng phát trở lại với những diễn biến mới là thông điệp cứng rắn nhắc nhở Trung Quốc, đừng đi quá giới hạn và Bắc Kinh vẫn chưa đủ tiềm lực để chống đối Mỹ.

Thứ năm, thể hiện cam kết bảo vệ đồng minh Philippines. Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan (8/8)đã neo đậu tại cảng ở thủ đô Manila của Philippines. Hành động này được coi là thông điệp khẳng định cam kết sẽ bảo vệ Philippines trước những hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông. Chuẩn đô đốc Thomas cho biết: “Chúng tôi có hiệp ước phòng thủ chung với Philippines và chúng tôi có mặt ở đây để đảm bảo an ninh và ổn định. Con tàu này rất có năng lực và sẵn sàng ứng phó với một loạt các tình huống khác nhau, cho dù là khủng hoảng, ứng phó thảm họa nhân đạo, hay bất kỳ điều gì liên quan đến an ninh và chúng tôi luôn sẵn sàng để làm điều đó”.

Phản ứng của Việt Nam

Trong cuộc họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng (8/8) đã nêu quan điểm về việc tàu sân bay Mỹ vào Biển Đông giữa lúc nhiều diễn biến nóng đang diễn ra. Theo bà Lê Thị Thu Hằng: “Việt Nam đã nhiều lần khẳng định tôn trọng quyền tự do an ninh, an toàn hàng hải và hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế. Duy trì hòa bình, ổn định, đảm bảo tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông trên tinh thần thượng tôn pháp luật là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Việt Nam mong muốn các nước đóng góp thiết thực và có trách nhiệm vào mục tiêu đó”.

RELATED ARTICLES

Tin mới