Friday, May 3, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaĐiều gì thôi thúc Mỹ đặt tên lửa tầm trung tại Châu...

Điều gì thôi thúc Mỹ đặt tên lửa tầm trung tại Châu Á

Ngày 3/8/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper, người vừa tuyên thệ nhậm chức hồi cuối tháng 7, tuyên bố Washington muốn sớm triển khai các tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất tại châu Á. Ông Mark Esper còn nhấn mạnh Mỹ “muốn triển khai năng lực đó nhanh chóng có thể”. Điều gì khiến Mỹ muốn nhanh chóng bố trí tên lửa tầm trung ở châu á?

Tuyên bố được đưa ra chỉ một ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), một thỏa thuận kiểm soát vũ khí giữa Washington và Matxcơva thời Chiến tranh lạnh. Hiệp ước được ký năm 1987 và có hiệu lực vào năm 1988 nhằm hạn chế việc phát triển và triển khai tên lửa tầm bắn từ 500 – 5.500 km. Mỹ cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước khi phát triển tên lửa hành trình 9M729 (NATO gọi là SSC-8) có tầm bắn 1.500 km trong khi Moscow khẳng định tên lửa này chỉ bay được 480 km.

Các nhà phân tích cho rằng việc mỹ rút khỏi INF là để dọn đường cho việc bố trí tên lửa tầm trung ở Châu Á đã được Mỹ có kế hoạch từ trước; Mỹ đưa ra nguyên nhân Nga vi phạm Hiệp ước chỉ là cái cớ để Mỹ rút khỏi Hiệp ước. Hiệp ước này đã cản Mỹ triển khai chiến lược quân sự mới của Mỹ ở khu vực Ấn Độ dương – Thái Bình dương, trong kế hoạch kiềm chế Trung Quốc. Đây mới chính là nguyên nhân sâu xa Mỹ rút khỏi INF để rảnh tay đối phó với Trung Quốc. Ngay cả Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton cũng xác nhận điều này. Ông John Bolton lý giải nguyên nhân Mỹ thực hiện kế hoạch trên là bởi Trung Quốc đã triển khai hàng nghìn tên lửa tương tự, song lại không tham gia INF và có thể “tự do” làm bất kỳ điều gì mà Trung Quốc muốn. Đây cũng chính là một lý do khiến Tổng thống Mỹ D.Trump rút khỏi INF.

Lợi dụng việc Mỹ và Nga bị ràng buộc bởi INF, Trung Quốc đã tập trung phát triển sức mạnh quân sự của mình đe dọa các nước láng giềng Châu Á, đe dọa lợi ích của Mỹ ở khu vực. Không chỉ bố trí các tên lửa trong lục địa mà Trung Quốc còn bố trí các tên lửa tại các cấu trúc nhân tạo mà họ bồi đắp, mở rộng bất hợp pháp ở Biển Đông. Việc Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa Biển Đông cưỡng ép các nước ven Biển Đông và mới đây nhất là việc Trung Quốc đã lần đầu tiên bắn thử tên lửa chống ngầm ở Biển Đông càng thôi thúc Mỹ phải sớm thực hiện kế hoạch bố trí tên lửa tầm trung ở Châu Á để tạo sức răn đe với Trung Quốc. Chính vì vậy ông Bolton cho rằng kế hoạch triển khai tên lửa của Mỹ tại châu Á chỉ mang tính chất phòng vệ.

Hiện đang xuất hiện những thông tin đồn đoán rằng, Hàn Quốc – nước đồng minh và là nơi đồn trú của 28.500 quân Mỹ sẽ được chọn làm “địa điểm tiềm năng” để triển khai thiết bị tên lửa của Mỹ. Ngoài ra, Nhật cũng là một địa điểm lý tưởng để Mỹ bố trí loại tên lửa này. Nếu điều này xảy ra thì rõ ràng việc bố trí tên lửa tầm trung của Mỹ ở Châu Á là nhằm vào Trung Quốc. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ, Trung Quốc đã bố trí rất nhiều tên lửa nhắm vào Đài Loan và luôn lớn tiếng đe dọa sử dụng vũ lực để thôn tính Đài Loannên Mỹ cần bố trí tên lửa tầm trung ở khu vực để ngăn chặn Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan bằng vũ lực, bảo đảm an ninh cho Đài Loan như đã cam kết trong Luật quan hệ với Đài Loan.

Ngày 04/8/2019, trả lời phỏng vấn trên tờ Sky News, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Washington sẽ tiếp tục đánh giá về kế hoạch triển khai tên lửa này; đây có thể là một tiến trình tham vấn dài hơi, song Mỹ sẽ không do dự nếu xem việc tham gia vào các kế hoạch triển khai lực lượng hay bảo đảm tự do hàng hải là lợi ích chiến lược của Mỹ và đồng minh.

Trung Quốc phản ứng gay gắt trước tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper bởi lẽ họ hiểu rằng động thái này của Mỹ là nhằm vào Trung Quốc. Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 06/8/2019, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Fu Cong nói rằng “Trung Quốc sẽ không ngồi yên và sẽ có biện pháp đáp trả nếu Mỹ bố trí tên lửa tầm trung ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, đồng thời cảnh báo các nước láng giềng của Trung Quốc không nên cho phép Mỹ triển khai các vũ khí loại này trên lãnh thổ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho rẳng Trung Quốc “không nên ngạc nhiên” trước kế hoạch của Mỹ bởi Mỹ đã đề cập kế hoạch này từ lâu nay rồi. ÔngMark Esper nhấn mạnh, hơn 80% kho tên lửa của Bắc Kinh có tầm bắn hơn 500 km và Washington cũng muốn có khả năng đó; kế hoạch đưa tên lửa đến khu vực “sẽ không dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang” vì đó chỉ là “biện pháp chủ động” của Mỹ nhằm phát triển năng lực cần thiết cho khu vực châu Âu cũng như Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Trong những năm qua,giới chức Mỹ từng nhiều lần cảnh báo rằng nước này đang gặp bất lợi khi Trung Quốc phát triển lực lượng tên lửa phóng từ mặt đất ngày càng hiện đại, trong khi Lầu Năm Góc lại bị INF “trói tay”. Quân đội Mỹ cho đến nay vẫn dựa vào các tên lửa phóng từ tàu chiến hoặc máy bay để đối phó với các đối thủ lớn như Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều quan chức Lầu Năm Góc cho rằng cách tốt nhất để răn đe Bắc Kinh là phát triển hệ thống tên lửa phóng từ mặt đất.

Có thể thấy quyết định của Mỹ triển khai tên lửa tầm trung ở Châu Á là một phần trong chiến lược Ấn Độ dương – Thái Bình dương nhằm ngăn chặn tham vọng bành trướng, bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, biển Hoa Đông nói riêng và toàn khu vực nói chung.

Một số nhà phân tích cho rằng tuyên bố của Esper nhiều khả năng sẽ làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang. Tuy nhiên, trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa Biển Đông, ngày càng hung hăng và thi hành chính sách cưỡng ép, bắt nạt các nước nhỏ trong khu vực thì việc làm của Mỹ là cần thiết để duy trì sự cân bằng chiến lược ở khu vực.

Trung Quốc lớn tiếng phê phán tuyên bố củaBộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper, nhưng họ cần hiểu rằng việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông, gây hấn với các nước láng giềng, xâm lấn vùng biển của các nước này ở Biển Đông, đe dọa thôn tính Đài Loan bằng vũ lực không chỉ liên quan đến các nước này mà còn đe dọa trực tiếp đến lợi ích quốc gia của Mỹ ở khu vực, buộc Mỹ phải hành động. Nếu có xảy ra cuộc chạy đua vũ trang như ý kiến của một số nhà phân tích thì người khơi mào cho cuộc chạy đua vũ trang đó chính là Trung Quốc.

Trung Quốc kêu gọi các nước láng giềng không cho Mỹ bố trí tên lửa tầm trung, song họ hãy nhìn lại mình. Bắc Kinh thường xuyên hăm dọa, bắt nạt các nước láng giềng, xâm hại các quyền lợi chính đáng của họ vậy nếu để một mình Trung Quốc chiếm ưu thế về tên lửa và thiết bị quân sự ở khu vực thì còn nguy hại hơn nhiều. Tất nhiên, không một quốc gia nào muốn trở thành chiến trường nếu như không gặp phải mối đe dọa từ Trung Quốc, do vậy Trung Quốc hãy dừng quân sự hóa Biển Đông, chấm dứt cưỡng ép, đe dọa các nước thì không phải kêu gọi các nước cũng không cho Mỹ bố trí tên lửa tầm trung trên đất nước họ.

Việc Trung Quốc thi hành chính sách bá quyền, bắt nạt, đe dọa các nước láng giềng chính là nguyên nhân để các nước tìm kiếm sự hỗ trợ của Mỹ và các đồng minh thì Mỹ cũng không có lý do gì để bố trí tên lửa tầm trung ở Châu Á. Trên vấn đề Biển Đông, việc Trung Quốc uy hiếp, xâm lấn vùng biển của các nước ven Biển Đông là nguyên nhân để Mỹ và các nước ngoài khu vực can dự sâu thêm vào Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới