Sunday, September 22, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTổng Thư ký ASEAN: ASEAN sẽ thúc đẩy để các bên giải...

Tổng Thư ký ASEAN: ASEAN sẽ thúc đẩy để các bên giải quyết tranh chấp trên biển bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế

Phát biểu trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi (27/8) cho biết, Ban Thư ký ASEAN sẽ nỗ lực hết sức mình thúc đẩy để bảo đảm các bên giải quyết các tranh chấp trên biển bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982; tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý; không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không quân sự hóa, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố DOC và phấn đấu sớm đạt được COC thực chất, hiệu quả và ràng buộc pháp lý.

Trong buổi tiếp Tổng Thư ký ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Việt Nam luôn coi ASEAN là một trong những trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại; rất coi trọng nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN 2020 và đã tích cực tiến hành các công tác chuẩn bị; đánh giá cao nỗ lực và đóng góp của cá nhân Tổng Thư ký đối với ASEAN kể từ khi ông nhậm chức. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ASEAN đang bước vào giai đoạn phát triển quan trọng, ở điểm giữa của chặng đường thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và ASEAN đã phát huy được vai trò trung tâm trong suốt thời gian qua. Với việc năm 2020 Việt Nam sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, Thủ tướng cho rằng, chuyến thăm này của Tổng Thư ký góp phần ủng hộ Việt Nam chuẩn bị tốt cho thực hiện trọng trách này. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong thời điểm hiện nay, cạnh tranh các nước lớn hết sức gay gắt, nên ASEAN cần luôn duy trì được vai trò trung tâm, đoàn kết nội khối. Theo đó, vai trò của Tổng Thư ký ASEAN là rất quan trọng trong tăng cường kết nối. ASEAN cần phát huy tốt vai trò người trung gian thực tâm, điều hòa, cân bằng quan hệ với các đối tác, nhất là các nước lớn. Bên cạnh đó, môi trường chiến lược khu vực và quốc tế biến động phức tạp, các vấn đề xuyên quốc gia gia tăng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đòi hỏi ASEAN phải không ngừng vươn lên bằng năng lực nội sinh mạnh mẽ để có thể thích ứng hiệu quả với những cơ hội và thách thức đặt ra. ASEAN cần tăng cường hơn nữa đoàn kết nội khối, tập trung tăng cường trao đổi thương mại mạnh mẽ hơn nữa. Muốn làm được điều đó thì cần nâng cao chất lượng phát triển của các nước ASEAN, tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị ASEAN tiếp tục có tiếng nói bày tỏ quan điểm ủng hộ việc duy trì hoà bình, ổn định, phát triển thịnh vượng, bảo đảm tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên tinh thần thượng tôn pháp luật quốc tế.

Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi bày tỏ ấn tượng với sự chuẩn bị của Việt Nam để đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm tới cũng như ấn tượng về những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua; cho rằng năm 2020 tới có ý nghĩa rất quan trọng với ASEAN vì là thời điểm giữa kỳ, cần rà soát các kế hoạch tổng thể của ASEAN. Do đó Ban Thư ký ASEAN cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, qua đó góp phần tăng cường đoàn kết nội khối, tăng cường quan hệ với các đối tác cũng như như ứng phó với các thách thức, biến động ở khu vực và thế giới. Tổng Thư ký Lim Jock Hoi cũng nhất trí về vấn đề biến đổi khí hậu, ASEAN cần phối hợp chặt chẽ để có giải pháp ứng phó hiệu quả, trong đó hợp tác chặt chẽ với Việt Nam về vấn đề này cũng như đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực, thích nghi trong thời đại mới. Ông cam kết sẽ nỗ lực hết sức mình để giữ đoàn kết trong ASEAN, giải quyết tốt các vấn đề phức tạp, nhạy cảm đang đặt ra. Liên quan vấn đề Biển Đông, Tổng thư ký ASEAN cũng nhấn mạnh, Ban Thư ký ASEAN sẽ nỗ lực hết sức mình thúc đẩy để bảo đảm các bên giải quyết các tranh chấp trên biển bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS; tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý; không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không quân sự hóa, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố DOC và phấn đấu sớm đạt được COC thực chất, hiệu quả và ràng buộc pháp lý.

Được biết, Biển Đông nằm trong phạm vi địa chính trị của ASEAN và ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia của các thành viên của Khối. Nó không chỉ là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị thế địa chiến lược quan trọng mà còn có những tuyến hàng hải thương mại đông đúc nhất thế giới, được bao quanh phần lớn là bởi các nước Đông Nam Á. Các tuyến thông thương hàng hải (SLOC) không chỉ đóng vai trò sống còn đối với nền kinh tế thế giới, mà còn đối với sự thịnh vượng kinh tế của tất cả thành viên ASEAN. Nguồn hải sản dồi dào của Biển Đông có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh lương thực của hàng trăm triệu người dân trong khu vực. Tất cả các thành viên ASEAN mong muốn củng cố quan hệ tốt đẹp với ASEAN và mong muốn thấy được mối quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ. Vì vậy, hòa bình và ổn định ở Biển Đông có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích, an ninh và ổn định của khu vực nói chung và các nước ASEAN nói riêng. Từ những năm đầu mới thành lập, ASEAN đã đặc biệt coi trọng vai trò và vị thế của Biển Đông; chủ động tham gia vào việc thúc đẩy một giải pháp hòa bình và hợp tác cho tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Không những vậy, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông liên quan trực tiếp đến 4 nước ASEAN và tất cả các nước ASEAN đều có lợi ích thiết thực, mang tính sống còn đối với khu vực này. Tất cả các nước có yêu sách ở Đông Nam Á muốn ASEAN đóng vai trò lớn hơn trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục tìm cách chia rẽ ASEAN trong vấn đề Biển Đông để đạt được âm mưu của mình. Theo đó, Trung Quốc thường sử dụng sức mạnh kinh tế và các khoản viện trở, đầu tư thương mại để mua chuộc, ép buộc một số nước phải nghe theo Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Ngân hàng xây dựng Trung Quốc – CCB (25/4) đã ký với Cơ quan Phát triển doanh nghiệp quốc tế Singapore bản ghi nhớ giữa CCB với các quốc gia ASEAN. Theo đó, CCB sẽ cung cấp 30 tỉ SGD (22,2 tỉ USD) cho các công ty hai nước thực hiện những dự án hạ tầng trong chiến lược “Một vành đai, Một con đường” nhằm tạo ảnh hưởng bao trùm khu vực rộng lớn từ Trung, Nam Á đến tận châu Âu của Trung Quốc. Trung Quốc cũng tăng cường đầu tư vào các nước, nhất là Campuchia. Theo con số chính thức được công bố, riêng trong năm ngoái, đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia lên tới con số 1,9 tỉ USD, cao gấp hai lần tổng đầu tư của các nước ASAEN và 10 lần so với đầu tư của Mỹ vào Campuchia. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tích cực đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương nhiều mặt với các nước ASEA không có tranh chấp Biển Đông. Hiện nay Trung Quôc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN và các nước ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc. Theo Báo cáo của Hội đồng thương mại Trung Quốc – ASEAN, kim ngạch thương mại hai chiều giữa ASEAN và Trung Quốc trong năm 2014 đạt mức 480 tỷ USD, tăng 8,3% so với năm 2013. ASEAN hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc, sau Liên minh châu Âu và Mỹ, chiếm hơn 11% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc. Trung Quốc còn đe dọa các nước ASEAN sẽ phải gành chịu “hậu quả nghiêm trọng” nếu có hành động chống lại Trung Quốc. Phát biểu tại Đối thoại thường niên giữa quan chức ngoại giao cấp cao ASEAN (SOM) – Trung Quốc ở Singapore, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (28/4) cảnh báo, ASEAN ra tuyên bố chung về vụ kiện của Philippines với Trung Quốc là một “bước đi liều lĩnh”, khẳng định đây là động thái của các cường quốc bên ngoài (ám chỉ Mỹ và Nhật Bản) nhằm chống lại Trung Quốc và các nước “không nên đánh đổi quan hệ Trung Quốc – ASEAN lấy mối quan hệ với cường quốc bên ngoài”. Bắc Kinh cũng tích cực sử dụng công cụ truyền thông đại chúng tích cực đưa tin, tuyên truyền về quan hệ tốt đẹp giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN, cho rằng một số nước ASEAN đã ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, đặc biệt là trong vụ Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài Liên hợp quốc. Ngoài ra, Trung Quốc đang tìm cách tiếp cận, phân hóa dần dần từng nước ASEAN. Malaysia (2015) dự định không đưa vấn đề Biển Đông vào Tuyên bố chung trong Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, song do sức ép của Mỹ và Nhật Bản buộc Malaysia phải thay đổi quyết định. Thái Lan trong thời gian gần đây đã xa lánh phương tây, tăng cường các mối quan hệ quân sự với Trung Quốc, nhất là kể từ khi quân đội Thái Lan lên nắm quyền hồi năm ngoái. Thủ tướng Campuchia nhiều lần công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc cho rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không thể được giải quyết thông qua ASEAN mà cần phải giải quyết thông qua đàm phán song phương trực tiếp giữa Trung Quốc với từng nước tranh chấp.

Để đảm bảo ASEAN thống nhất lập trường, trở thành một khối đoàn kết, tự bảo vệ lợi ích của mình thì các nước ASEAN cần phải tăng cường hội nhập thông qua thúc đẩy các thể chế ASEAN và kết nối kinh tế như một cách nâng cao tính trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực. Để giữ cho Hiệp hội là động lực chính trong các vấn đề khu vực, hội nhập ASEAN phải được tăng tốc và sâu sắc hơn nữa. Về mặt này, các quốc gia thành viên có thể cần phải mở rộng biên giới cho hội nhập ASEAN liên quan đến chủ quyền. Về mặt kinh tế, các chính phủ có thể tăng cường kết nối khu vực thông qua quy chuẩn hóa và hài hòa hóa các công cụ kinh tế vĩ mô, bao gồm quy định, luật pháp, thủ tục hành chính. Không những vậy, ASEAN phải chủ động trong việc tham gia vào vấn đề Biển Đông. Lập trường của ASEAN về vấn đề Biển Đông đến nay vẫn còn khá mơ hồ, thụ động, và mang tính phản ứng. Trong khi an ninh và ổn định ở Biển Đông là tối quan trọng đối với Đông Nam Á và với ASEAN, với tư cách là một thực thể, tổ chức đã không dẫn đầu như một thể thống nhất độc lập để đối phó với căng thẳng. Các hoạt động quyết đoán hơn chỉ được thực hiện dưới áp lực của hai thành viên có nhiều ảnh hưởng nhất, là Việt Nam và Philippin khi tình hình đạt đến cấp độ sống còn. Ngoài ra, một vấn đề vô cùng quan trọng, đó là ASEAN cần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Khối, tìm cách thúc đẩy đàm phán, sớm thông qua COC – thực chất, ràng buộc pháp lý với TQ.

RELATED ARTICLES

Tin mới