Tuesday, January 7, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaMỹ chính thức ra mắt Bộ Chỉ huy Không gian: Ngăn chặn...

Mỹ chính thức ra mắt Bộ Chỉ huy Không gian: Ngăn chặn các mối đe dọa an ninh từ Nga và TQ

Ngày 29/8, Phó Tổng thống kiêm Chủ tịch Hội đồng Không gian Quốc gia Mỹ Mike Pence đã chủ trì buổi lễ ra mắt Bộ Chỉ huy Không gian (SpaceCom) nhằm ngăn chặn các mối đe dọa không gian từ Nga và Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ ký Sắc lệnh Chính sách Vũ trụ

Nhà Trắng cho rằng, việc thành lập lực lượng không gian là cần thiết bởi các đối thủ của Mỹ là Nga và Trung Quốc đang tạo ra mối đe dọa không gian, chế tạo vũ khí để ngăn chặn, phá hoại các vệ tinh chuyên dụng, giúp theo dõi lực lượng đối phương, chụp ảnh do thám và phát hiện các vụ phóng tên lửa của Mỹ. Trong lĩnh vực vũ trụ, cả Nga và Trung Quốc được cho là đã đầu tư tiền của và chất xám nhằm tìm cách tấn công, phá hủy vệ tinh trên quỹ đạo. Tháng 1/2007, Trung Quốc đã trình làng vũ khí chống vệ tinh (ASAT), phá hủy thành công mục tiêu giả định và tiếp tục tiến hành nhiều cuộc phô trương ASAT trong suốt thập kỷ qua. Nga,

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung Quốc và Mỹ đều đã phóng các vệ tinh gần các vệ tinh khác nhằm thu giữ hoặc phá hủy các vật thể đang trên quỹ đạo. Nga còn được cho đã thử một loại tên lửa có thể đuổi theo bắn hạ vệ tinh đang bay.

Ngay sau khi đi vào hoạt động, Lầu Năm Góc sẽ điều các đơn vị liên quan sang SpaceCom dưới sự chỉ huy của Tư lệnh SpaceCom, Tướng John Raymond. Được thành lập để kiểm soát các hoạt động quân sự của Mỹ trong không gian, SpaceCom sẽ trở thành đơn vị tác chiến thứ 11 trong Lầu Năm Góc, cấu thành từ 87 đơn vị, trong đó có các đơn vị phụ trách phòng chống tên lửa đạn đạo, kiểm soát hoạt động của vệ tinh và giám sát các hoạt động trên không gian vũ trụ. Giống như các bộ chỉ huy tác chiến khác, SpaceCom cũng được chia ra các bộ phận nhỏ dựa theo chiến lược địa chính trị của Mỹ như đơn vị SpaceCom ở Trung Đông, SpaceCom ở Ấn Độ-Thái Bình Dương… Bộ Chỉ huy Không gian sẽ giám sát các hoạt động có liên quan đến không gian vũ trụ của toàn thể quân đội Mỹ. Sự ra đời của bộ chỉ huy này hoàn toàn tách biệt với mục tiêu trước đó của Tổng thống Trump – thành lập lực lượng vũ trụ như là quân chủng thứ sáu, ngang hàng với các quân chủng Lục quân, Không quân, Hải quân, Thủy quân Lục chiến và Vệ binh Quốc gia.

Để đáp trả hành động của Mỹ, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã giao Tập đoàn vũ trụ quốc gia Nga (Roscosmos) và Bộ Tài chính thành lập Trung tâm Vũ trụ Quốc gia vào cuối năm nay. Trung tâm sẽ gồm các đơn vị hàng đầu trong ngành tên lửa và vũ trụ, đơn vị thiết kế, các tổ chức nghiên cứu và giáo dục chuyên ngành. Các đơn vị được giao đã bắt đầu các hoạt động cụ thể để sớm thực hiện dự án này. Thị trưởng  thành phố Moscow, Sergei Sobyanin đề xuất đặt trụ sở của Trung tâm trong khuân viên của Roscosmos, ở phía Tây thủ đô Moscow. Dự kiến, Chính quyền thành phố Moscow sẽ đầu tư 8 tỷ rúp (gần 125 triệu USD) từ nguồn ngân sách của thành phố để xây dựng trung tâm vũ trụ. Trong buổi thuyết trình về Dự án này, Tổng giám đốc của Roscosmos, Dmitry Rogozin cho biết, trụ sở mới của Trung tâm Vũ trụ Quốc gia sẽ được xây dựng mô phỏng hình dạng của một quả tên lửa. Các đơn vị thành phần cũng sẽ được thành lập, trong đó có Trung tâm xử lý tình huống, Trung tâm điều hành bay… Sau khi hoàn thành, Trung tâm sẽ quy tụ nhiều doanh nghiệp trong ngành công nghiệp tên lửa và vũ trụ cũng như các đơn vị nghiên cứu, thiết kế. Trước đây, Nga cũng có lực lượng không gian vũ trụ như một nhánh của quân đội, tuy nhiên, nó đã được sáp nhập với không quân để trở thành lực lượng hàng không vũ trụ Nga từ năm 2015.

Trong khi đó, Trung Quốc đã nhiều lần ra Sách Trắng về không gian vũ trụ, trong đó đề cập chủ trương, chính sách của Bắc Kinh liên quan việc phát triển không gian vũ trụ. Theo đó, Chính phủ Trung Quốc coi lĩnh vực không gian là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển tổng thể của quốc gia; tuyên truyền rằng nước này phát triển và sử dụng các nguồn tài nguyên không gian một cách thận trọng, áp dụng các biện pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường không gian nhằm đảm bảo không gian vũ trụ hòa bình và trong sạch, đồng thời đảm bảo rằng các hoạt động không gian của Trung Quốc mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại; và rằng Trung Quốc phản đối việc trang bị vũ khí hoặc chạy đua vũ trang trong không gian vũ trụ, đồng thời nêu rõ Trung Quốc luôn tuân thủ nguyên tắc thám hiểm và sử dụng không gian vũ trụ vào các mục đích hòa bình. Trung Quốc chủ yếu đề cập đến chính sách khai thác, phát triển vũ trụ ở khía cạnh khoa học vì mục đích hòa bình, không vì vấn đề an ninh quốc gia, quân sự nhằm khẳng định rằng chính sách vũ trụ của Trung Quốc là phi quân sự và không trở thành mối đe dọa cho các nước khác. Trung Quốc (năm 2016) đã vượt lên trong cuộc chạy đua khi phóng thành công vệ tinh lượng tử đầu tiên “Mặc Tử” vào quỹ đạo, có nhiệm vụ thiết lập đường dây thông tin mà tin tặc không thể tấn công (dữ liệu thông tin được mã hóa và chuyển đến vệ tinh dưới dạng các hạt photon nên không thể bị đánh cắp và có thể đảm bảo sự an toàn tuyệt đối), giúp Trung Quốc có trong tay toàn bộ công nghệ về vệ tinh lượng tử, bệ phóng và cả tên lửa. Bắc Kinh phát triển không gian vũ trụ cũng nhằm nắm quyền chủ động trong việc định vị vệ tinh, phục vụ phát triển giao thông, liên lạc. Hiện Trung Quốc cũng đang tích cực triển khai lĩnh vực ứng dụng hàng không vũ trụ, đưa ra giải pháp trọn gói về hàng không vũ trụ thương mại với toàn cầu như cung cấp dịch vụ phóng, xuất khẩu vệ tinh. Ngoài ra, tại Trung Quốc, các hoạt động không gian vũ trụ (dân sự hay quân sự) đều được sử dụng để nâng cao tinh thần yêu nước. Không chỉ vậy, các nhà sản xuất thường đề cập tới chương trình không gian vũ trụ để quảng cáo trên sản phẩm của họ nhằm đảm bảo chất lượng với khách hàng. Tuy nhiên, từ giữa những năm 50 của thế kỷ trước, chương trình không gian vũ trụ của Trung Quốc do quân đội hoàn toàn nắm quyền kiểm soát. Việc phát triển công nghệ truyền thông hiện đại sẽ giúpcho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong nỗ lực tăng cường khả năng chống xâm nhập và tiếp cận (A2/AD), tăng cường khả năng răn đe hạt nhân (dùng vệ tinh định vị vị trí tấn công), gia tăng khả năng kiểm soát toàn bộ khu vực Biển Đông, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ngoài ra, quân đội Trung Quốc đã phóng thử tên lửa chống vệ tinh DN-3 có khả năng bắn hạ các mục tiêu ở quỹ đạo địa tĩnh. Từ năm 2005 đến nay, Bắc Kinh tiến hành ít nhất 8 vụ thử vũ khí không gian. Các lần bắn diễn ra trong năm 2010, 2013 và 2014 đều được “dán nhãn” thử nghiệm đánh chặn tên lửa trên đất liền. Quá trình phát triển vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc bắt đầu thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế khi họ bắn hạ một vệ tinh hỏng ở quỹ đạo thấp vào năm 2007. Sau đó, Bắc Kinh tiếp tục phát triển tên lửa mới có định danh DN-2. Tên lửa này được thử nghiệm vào năm 2013 và có thể đạt đến độ cao 30.000 km gần quỹ đạo địa tĩnh. Theo Washington Times, vũ khí không gian của Trung Quốc nhằm mục đích phá hoại hoặc gây nhiễu vệ tinh và hạn chế hoạt động quân sự của Mỹ trên toàn thế giới. Trung Quốc đang theo đuổi một chương trình rộng lớn và mạnh mẽ về khả năng đánh chặn trong không gian, trong đó bao gồm tên lửa, hệ thống chống vệ tinh đồng quỹ đạo, mạng lưới thiết bị gây nhiễu và vũ khí năng lượng định hướng trên mặt đất.

Việc Mỹ thành lập Bộ Chỉ huy Không gian làm dấy lên lo ngại về việc quân sự hóa, kích hoạt một cuộc đua vũ trang và thậm chí là chiến tranh không gian. Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Nga – Tướng Gerasimov chỉ trích ý định của Mỹ sử dụng không gian vũ trụ cho mục đích quân sự là nhằm mục đích tạo điều kiện tiên quyết cho hoạt động quân sự hóa không gian. Nga cho rằng nếu Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân trên vũ trụ, nhân loại có thể đối mặt thảm họa diệt vong, Nga sẽ buộc phải đối phó với mối đe dọa tiềm ẩn bằng những biện pháp tương ứng và bất đối xứng. Cùng quan điểm trên, chuyên gia Korotchenko (Nga), lực lượng không gian Mỹ là mối đe dọa không chỉ đối với Nga mà đối với toàn thế giới, bởi Mỹ sẽ đưa các thiết bị kỹ thuật quân sự vào vũ trụ, sử dụng chiến thuật mới để kiểm soát từ quỹ đạo và tiến hành triển khai các hệ thống vũ khí có độ chính xác cao mới có thể xóa sổ các mục tiêu trên mặt đất. Mỹ có thể thành lập một hạm đội chiến đấu đặc biệt bao gồm các thiết bị vũ trụ nhỏ và có thể được sử dụng nhiều lần với nhiệm vụ thu thập số liệu và phân tích thông tin, kiểm soát các thiết bị của các nước khác trên quỹ đạo, cũng như tiêu diệt chúng nếu cần. Trong khi đó, có ý kiến cho rằng việc Mỹ thành lập Bộ Chỉ huy Không gian sẽ là lý do để Nga và Trung Quốc phát triển thêm vũ khí chống vệ tinh cũng như khả năng cản trở Mỹ sử dụng không gian cho mục đích quân sự.

RELATED ARTICLES

Tin mới