Sunday, September 22, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ âm mưu xây dựng mạng lưới máy bay không người lái...

TQ âm mưu xây dựng mạng lưới máy bay không người lái giám sát và chuyển tiếp thông tin từ các đảo nhân tạo trên Biển Đông

Bộ Tài nguyên Trung Quốc loan báo nước này sẽ thiết lập một mạng lưới máy bay không người lái (UAV) do Bộ này quản lý, nhằm giám sát các đảo không có người ở, những khu vực khó tiếp cận và các đảo nhân tạo ở Biển Đông, do Trung Quốc bồi đắp, mở rộng trái phép. Đây là bước đi nguy hiểm nhằm củng cố sự chiếm đóng và các yêu sách chủ quyền của nước này ở Biển Đông.

Mục đích thực sự đằng sau mạng lưới giám sát và chuyển tiếp thông tin ở Biển Đông của TQ

Theo Bộ Tài nguyên Trung Quốc loan báo nước này sẽ thiết lập một mạng lưới máy bay không người lái (UAV) do Bộ này quản lý, nhằm giám sát các đảo không có người ở, những khu vực khó tiếp cận và các đảo nhân tạo ở Biển Đông (do Trung Quốc bồi đắp, mở rộng trái phép). Chuỗi liên lạc từ các UAV giúp Trung Quốc tăng cường sự giám sát liên tục đối với Biển Đông và mở rộng phạm vi giám sát của chúng tôi đến những vùng biển xa xôi”, theo thông báo công khai của Bộ Tài nguyên Trung Quốc.

Trung Quốc đang tuyên bố yêu sách chủ quyền phi lý chiếm trọn gần như toàn bộ Biển Đông. Mạng lưới drone này được xem là bước tiến mới trong việc thiết lập yêu sách phi lý và quyền lực kiểu “bắt nạt” trong khu vực. Mạng lưới này được xây dựng ngay sau khi Bắc Kinh bồi lấp phi pháp các thực thể nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam và biến chúng thành các tiền đồn quân sự. Trung Quốc cũng đang phóng các vệ tinh để xây dựng chòm sao vệ tinh Hải Nam, dự kiến hoàn thành vào năm 2021.

Theo giới chuyên gia, phân tích đánh giá, mục đích thực sự của Trung Quốc đằng sau mạng lưới máy bay không người lái là: i) Củng cố, tăng cường sự hiện diện, chiếm đóng của Trung Quốc ở Biển Đông. ii) Tạo thế lấn lướt về tiềm lực, công nghệ trong khu vực, nhất là đối với các nước trong khu vực khi Trung Quốc đã xây dựng được các hệ thống nền tảng như mạng 3G, 4G, mạng lưới vệ tinh, hệ thống định vị đáy biển, hệ thống điện… iii) Phục vụ hoạt đông do thám, giám sát hoạt động của tàu thuyền, máy bay các nước trong và ngoài khu vực như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Australia… iv) Củng cố, hợp thức hoá các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với những đảo, đá nhân tạo, không người ở ở Biển Đông. v) Phục vụ mục đích tuyên truyền về thành quả trong chính sách theo đuổi chủ quyển của chính quyền Bắc Kinh ở Biển Đông, đồng thời lợi dụng danh nghĩa hợp tác quốc tế, phục vụ mục đích dân sự như tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn hàng hải, chia sẻ thông tin… để hướng lái dư luận khu vực đối với những hoạt động quân sự hoá, yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc.

Các thiết bị, phương tiện được sử dụng trong mạng lưới giám sát và chuyển tiếp thông tin ở Biển Đông của TQ

Mạng lưới gồm các UAV (drone) mang theo các máy ảnh độ phân giải cao, phương tiện liên lạc di động đóng vai trò trạm chuyển tiếp vào mạng lưới thông tin hàng hải dựa trên vệ tinh, văn phòng Bộ Tài nguyên Trung Quốc cho biết thêm. Các drone hạng nhẹ này sẽ bổ sung cho khả năng viễn thám của các vệ tinh Trung Quốc, thường bị ảnh hưởng bởi thời tiết nhiều mây trong khu vực. Mạng lưới drone cung cấp hình ảnh độ phân giải cao, đa góc và theo thời gian thực.

Các xe chuyển tiếp thông tin có thể triển khai đến những nơi thiếu trạm liên lạc mặt đất để nhận tín hiệu gửi về từ drone. Thông tin thu được có thể chuyển lên vệ tinh dưới dạng ảnh tĩnh hoặc phát trực tiếp, cuối cùng sẽ được hiển thị trên màn hình tại sở chỉ huy cách xa hàng nghìn km ở tỉnh Quảng Đông. Hệ thống này đã được sử dụng trong quản lý giao thông hàng hải, bao gồm kiểm tra các dấu hiệu đáng ngờ, các địa điểm hay xảy ra bất ổn và giám sát biển đảo theo thời gian thực. Mạng lưới này sẽ đóng vai trò quan trọng trong các trường hợp quan sát thảm họa và ứng phó khẩn cấp. Hiện Trung Quốc đang vận hành một hệ thống gồm 6 vệ tinh quang học, 2 vệ tinh siêu âm và 2 vệ tinh radar có thể theo dõi trong thời gian thực về giao thông hàng hải ở Biển Đông.

Trước đây, đã có nhiều báo cáo về việc Trung Quốc phát triển các UAV ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Theo các báo cáo của Bộ Quốc phòng các nước, hải quân Mỹ, Nhật Bản và Philippines đã nhiều lần phát hiện và thậm chí còn chụp được hình ảnh về các UAV của Hải quân Trung Quốc hoạt động trong vùng biển thuộc khu vực đảo Phú Lâm và nhóm đảo An Vĩnh thuộc quần đảo Hoàng Sa, ở khu vực bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa và trên các tàu chiến của Trung Quốc hoạt động nhiều khu vực khác nhau của Biển Đông và Biển Hoa Đông. Trung Quốc lên kế hoạch đến năm 2023 sẽ tự chế tạo ít nhất 10.000 UAV để biên chế cho quân đội, nhất là lực lượng hải quân và không quân. Đáng chú ý, Trung Quốc đang ưu tiên phát triển các loại UAV có khả năng mang theo vũ khí tấn công, như tên lửa, súng laze, bom thông minh… để tăng cường hiệu quả tấn công các mục tiêu trên bộ và trên biển.

Tổ chức Nghiên cứu Project 2049 Institute (Mỹ) cho hiện nay, quân đội Trung Quốc đã triển khai ở Biển Đông và Biển Hoa Đông 4 loại UAV, gồm BZK-005, S-100, ASN-209 và GJ-1. Đặc điểm và tính năng, nhận dạng của các loại UAV này có thể dựa vào các căn cứ như: Loại S-100 có kích thước dài 3,11 m, cao 1,11m, rộng 4,06m, có tầm bay xa 100-200km và có thể cát cánh từ các tàu hộ vệ tên lửa lớp 054/054A. Loại S-100 của các nước khác được sơn nhiều màu khác nhau, song loại của Trung Quốc phổ biến là màu trắng để tránh bị phát hiện trên không. Loại ASN-209 có kích thước dài 4,3m, rộng 5m và cáo 2,6m, có tầm bay xa 200km, cất cánh nhờ bệ phóng phản lực lắp rời và hạ cánh bằng dù, cho phép cất cánh ở mọi nơi có đủ không gian để đặt thiết bị phóng và có thể hạ cánh ở mọi địa điểm. ASN-209 biến chế trong hải quân Trung Quốc được sơn nhiều màu khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là màu trắng. ASN-209 được Trung Quốc triển khai ở quần đào Hoàng Sa và dự kiến có thể triển khai ở các đảo nhân tạo của Trung Quốc mới bồi đắp ở Trường Sa. Loại BZK-005 có kích thước dài 9,14m, rộng 16,76m, tầm bay xa 2.400km, cất cánh bằng bệ phóng, biên chế trong không quân Trung Quốc có màu xanh da trời, còn hải quân Trung Quốc có màu trắng và xám. BZK-005 hiện được phóng từ các bệ phóng trong đất liền thuộc đảo Hải Nam, song có thể hoạt động dao trùm khắp Biển Đông. Loại GJ-1 có kích thước dài 9m, rộng 14 m, cao 2,8m, màu sơn xám, có tầm bay xa tối đa 4.000km nên có thể bao trùm toàn bộ Biển Đông, có thể cất cánh từ các căn cứ quân sự ở miền Nam Trung Quốc và bao trùm toàn bộ Biển Hoa Đông nếu cất cánh từ các căn cứ phía Đông của Trung Quốc.

Giới chuyên gia các nước cho rằng các loại UAV của Trung Quốc có khả năng kiểm soát toàn bộ Biển Đông và Biển Hoa Đông. Riêng loại BZK-005 và GJ-1 có thể được trang bị vũ khí nên có khả năng tấn công bất ngờ vào căn cứ quân sự các nước, kể cả căn cứ của Mỹ tại Philippines, Okinawa, thậm chí là tại đảo Guam ở Tây Thái Bình Dương. Còn theo chuyên gia Michael Boyle từ Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại Mỹ, các UAV mà Trung Quốc sử dụng có ưu thế hơn so với các loại UAV của các nước khu vực, thậm chí như S-100 có thể dễ dàng áp đảo UAV Cardianl II của không quân và hải quân Mỹ. Loại BZK-005 có trần bay 8 km hơn hẳn các loại UAV của Nhật Bản, Philippines, Malaysia, nhờ đó Trung Quốc có thể gia tăng hoạt động trinh sát, do thám tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông, thậm chí ngay cả thông tin từ các nước để phục vụ cho mục đích quân sự và giành ưu thế trong khu vực của Trung Quốc. Nhiều loại UAV có thể phối hợp với các tàu và máy bay Trung Quốc để uy hiếp đối phương trong các vụ đụng độ hoặc chạm chán trên biển. Theo nhận định chuyên gia Brandon Hughes, Các loại UAV của Trung Quốc sẽ làm gia tăng nguy cơ va chạm, nhất là trong bối cảnh chưa có luật quốc tế quy định cụ thể về việc hoạt động của UAV ở không phận quốc tế và các khu vực tranh chấp, quy định về khoảng cách được phép tiếp cận với các phương tiện có người lái của các nước hoạt động trên không phận ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới