Tuesday, November 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaMỹ tiếp tục điều tàu chiến tuần tra tự do hàng hải...

Mỹ tiếp tục điều tàu chiến tuần tra tự do hàng hải ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Người phát ngôn Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ Reann Mommsen cho biết, Hải quân Mỹ (13/9) đã điều tàu khu trục USS Wayne E. Meyer tuần tra tự do hàng hải gần một số đảo, đá ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Tàu khu trục USS Wayne E. Meyer của Mỹ

Mỹ tiếp tục phản đối yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc

Theo thông tin trên, tàu khu trục USS Wayne E. Meyer đã di chuyển gần các hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông, một động thái thách thức chủ quyền vô lý mà Trung Quốc tự đặt ra. Người phát ngôn Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ Reann Mommsen cho biết “tàu khu trục USS Wayne E. Meyer đã thách thức những hạn chế đối với di chuyển vô hại do Trung Quốc đặt ra và cũng phản đối yêu sách của Bắc Kinh đối với đường cơ sở bao quanh quần đảo Hoàng Sa; đồng thời khẳng định Trung Quốc đang tìm cách mở rộng khu vực nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nhiều hơn những gì họ được cho phép theo luật quốc tế”.

Trước đó, tàu khu trục USS Wayne E. Meyer (28/8) cũng đã áp sát đá Vành Khăn và Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo phi pháp, nhằm thể quyền qua lại vô hại trong vùng biển quốc tế và thách thức yêu sách chủ phi pháp của Trung Quốc đối với vùng biển này. Ngoài ra, tàu USS Wayne E. Meyer (6/9) vừa kết thúc cuộc tập trận hàng hải đầu tiên giữa lực lượng hải quân Mỹ và 10 nước thành viên ASEAN. Cuộc tập trận có chủ đề “Tăng cường hiểu biết lẫn nhau và năng lực tác chiến hàng hải hỗn hợp”, nhằm mục đích thúc đẩy an ninh, an toàn hàng hải, tự do hàng hải hàng không và các hoạt động thương mại không bị cản trở theo các nguyên tắc được quốc tế công nhận. 

USS Wayne E. Meyer (DDG 108) là tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, thuộc biên chế của Hải đoàn Khu trục số 1, Nhóm tác chiến Tàu sân bay Số 1 (CSG-1) do tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimitz USS Carl Vinson làm kỳ hạm. Tàu khu trục USS Wayne E. Meyer có chiều dài 155 m, chiều rộng ngang thân 20,4 m, lượng giãn nước đầy tải 9.200 tấn và có tốc tộ tối đa 32 hải lý/h. USS Wayne E. Meyer được biên chế 2 trực thăng SH-60 (LAMPS 3); trang bị hệ thống phóng ngư lôi Mk-32, pháo phòng thủ tầm cực gần Phalanx, 1 pháo đa năng Mk-45, 4 súng máy, 6 ngư lôi hạng nhẹ, 96 ống phóng thẳng đứng mang tên lửa hành trình, phòng không tầm xa, phòng không tầm trung, chống ngầm; hệ thống tác chiến hiện đại Aegis với radar hoạt động liên tục, cường độ cao cho phép định vị chính xác 100 mục tiêu ở khoảng cách 190 km.

Mỹ đang trực tiếp hỗ trợ Việt Nam bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông

Theo giới chuyên gia, tuy Mỹ không có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, song Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông. Vì vậy, để bảo vệ lợi ích của mình và đồng minh, Mỹ đã tích cực triển khai các hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Thông qua các hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông còn là cách để Mỹ thực hiện một số mục tiêu quan trong: (i) Gia tăng sức ép lên Trung Quốc để mặc cả trong vấn đề kinh tế, thương mại. (ii) Thách thức yêu sách chủ quyền phi lý và nỗ lực hạn chế tự do hàng hải ở Biển Đông của Trung Quốc. (iii) Duy trì và bảo vệ phán quyết của Tòa Trọng tài (7/2016) cũng như hệ thống luật pháp quốc tế. Theo đó, Mỹ có quyền hợp pháp thực hiện các hoạt động quân sự bình thường ở Biển Đông. Từ khi lên cầm quyền đến nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ đạo quân đội triển khai nhiều hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông.

Giới chuyên gia, học giả và truyền thông quốc tế cũng đánh giá những hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông đã giúp ích cho Việt Nam trong đối đầu Việt – Trung liên quan đến vấn đề chủ quyền ở Biển Đông. Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia nhận định có ba lợi thế mà Việt Nam có được từ các hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Mỹ: (1) Chương trình tuần tra tự do hàng hải của Mỹ duy trì thách thức về mặt pháp lý đối với các đòi hỏi quá đáng về chủ quyền không hợp lý của Trung Quốc…. (2) Chương trình tuần tra tự do hàng hải giúp duy trì cân bằng lỏng của cường quốc biển tại Biển Đông vì các tuần tra của Hải quân Mỹ cho thấy sự hiện diện và là biểu tượng hiện hữu là Mỹ có quyền lợi ở Biển Đông. (3) Tuần tra tự do hàng hải chuyển sự chú ý từ đối đầu Việt Trung trong trung tâm xung đột ở Biển Đông sang tập trung vào đối đầu Trung – Mỹ. Đáng chú ý, trong bối cảnh Philippines thay đổi thái độ trong vấn đề Biển Đông, chấp nhận thỏa hiệp với Trung Quốc để đối lấy viện trợ kinh tế đã khiến Việt Nam rơi vào thế bị động và có phần cô lập khi đấu tranh chống lại các yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Việc Mỹ đẩy mạnh chiến dịch tuần tra tự do hàng hải sẽ là “mồi lửa” hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông.

Quan điểm của Việt Nam

Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974, sau đó thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt trụ sở trên đảo Phú Lâm từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần nữa nhấn mạnh Việt Nam tôn trọng các quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông của các quốc gia phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, đồng thời đề nghị các quốc gia đóng góp thiết thực và có trách nhiệm vào việc duy trì trật tự, hòa bình và thượng tôn pháp luật ở Biển Đông. Với tư cách là quốc gia thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và là quốc gia ven Biển Đông, Việt Nam khẳng định lập trường nhất quán về quyền tự do hàng hải, hàng không được thực hiện phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.

RELATED ARTICLES

Tin mới